Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Việt, Tiếng Trung, Tiếng Phạn, Tiếng Anh

Tìm hiểu Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Phạn, tiếng Anh, tiếng Pháp. Nguồn: Tượng Phật Đá Cao Trang

Trong bài viết này Cao Trang sẽ chia sẻ Bát Nhã Tâm Kinh qua nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Phạn…

(*) Mỗi phiên bản kinh Bát Nhã, chúng tôi đều có hình ảnh để bạn lưu về smartphone hay iPad, để tiện trì tụng ở mọi nơi.

Bên cạnh đó, cũng chia sẻ nhiều thông tin mà Cao Trang nghĩ bạn sẽ quan tâm khi tìm hiểu về Kinh Bát Nhã.

Bây giờ, mời bạn hoan hỉ đọc bài viết!

Tìm hiểu Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Phạn, tiếng Anh, tiếng Pháp. Nguồn: Tượng Phật Đá Cao Trang
Tìm hiểu Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Phạn, tiếng Anh, tiếng Pháp. Nguồn: Tượng Phật Đá Cao Trang

Bát Nhã Tâm Kinh qua các ngôn ngữ khác nhau 

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Việt

Bát Nhã Tâm Kinh bản tụng theo chữ Hán Việt như sau:

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. (3 lần)

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Việt. Nguồn: Tượng Phật Đá Cao Trang

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Việt PDF:    TẢI VỀ BÁT NHÃ TÂM KINH

Video tụng Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Trung

Bát Nhã Tâm Kinh Hán tự có nội dung như sau:

般 若 波 羅 蜜 多 心 經

觀 自 在 菩 薩。行 深 般 若 波 羅 蜜 多 時 。照 見 五 蘊 皆 空 。度 一 切 苦 厄。

舍 利 子。色 不 異 空。 空 不 異 色。色 即 是空 。 空 即 是 色。受 想 行 識 亦 復 如 是. 

舍 利 子。是 諸 法 空 相 。不 生 不 滅。不 垢 不 淨 。不 增 不 減。

是 故 空 中 無 色。無 受 想 行 識。

無 眼 耳 鼻 舌 身 意。無 色 聲 香 味 觸 法。無 眼 界 。 乃 至 無 意 識 界 。

無 無明 。亦 無 無明 盡。乃至 無 老 死。亦 無 老 死 盡。

無 苦 集 滅道 。無 智 亦 無 得。以 無 所 得 故。

菩 提 薩 埵 。依 般 若 波 羅 蜜 多 故。心 無 罣 礙 。無 罣 礙 故。無 有 恐怖。遠 離 顛 倒 夢 想。究 竟 涅 槃。

三 世 諸 佛。依 般 若 波 羅 蜜 多 故。得 阿 耨 多羅 三 藐 三 菩 提。

故 知 般 若 波 羅 蜜 多。是 大 神 咒 。是 大 明咒 。是 無 上咒。是 無 等 等 咒 。能 除 一 切 苦。真 實 不 虛 。

故 說 般 若 波 羅 蜜 多 咒。即 說 咒曰。

揭 諦 揭 諦。 波 羅 揭 諦 。波 羅 僧 揭 諦。菩 提 薩 婆 訶。

Bát Nhã Tâm Kinh Hán tự. Nguồn: Tượng Phật Đá Cao Trang

Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Phạn

Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra

Āryāvalokiteśvaraḥ bodhisattvaḥ gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇaḥ vyavalokayati sma: panca skandhās tāṃś ca svabhāva śūnyān paśyati sma, sarva duḥkha praśmanaḥ

Śariputra rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpaṃ, rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ,evam eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānam

Śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā, aniruddhā, amalā, avimalā anūnā, aparipūrṇāḥ.

Śūnyatāyāṃ na rūpaṃ, na vedanāsaṃjñāsaṃskārāvijñānaṃ.

Na caksuḥ śrotra ghrāṇa jihvā kāya manāṃsi, na rūpa śabda gandha rasa spraṣṭavya dharmāḥ, na cakṣurdhātur yāvan na manovijñānadhatūḥ.

Nāvidyā nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo.

Na duḥkha, samudaya, nirodha, mārgā.

Na jñānaṃ na prāptir, na aprāptiḥ.

Bodhisattvasya prajñāpāramitām āśritya viharaty, acittāvaraṇaḥ, cittāvaraṇanāstitvād, atrasto, viparyāsātikrānto, niṣṭhā nirvāṇaḥ.

Tryadhvavyavasthitāḥ sarvā buddhāḥ, prajñāpāramitām, āśritya, anuttarāṃ samyaksambodhim.

Tasmāj jñātavyam prajñāpāramitā, mahā mantraḥ, mahā vidyā mantraḥ, anuttara mantraḥ, asamasama mantraḥ, sarva duḥkha praśmanaḥ, satyam amithyatvāt.

Prajñāpāramitāyām ukto mantraḥ, Tadyathā:

Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā” 

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Phạn. Nguồn: Tượng Phật Đá Cao Trang

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Anh

Bát Nhã Tâm Kinh trong tiếng Anh gọi là The Heart Sutra. 

Nội dung như sau:

THE HEART SUTRA

The Bodhisattva of Compassion,

when he meditated deeply,

saw the emptiness of all five skandhas

and sundered the bonds that caused him suffering.

Here then,

form is no other than emptiness,

emptiness no other than form.

Form is only emptiness,

emptiness only form.

Feeling, thought and choice,

consciousness itself,

are the same as this.

All things are the primal void,

which is not born or destroyed,

nor is it stained or pure,

nor does it wax or wane.

So, in emptiness, no form,

no feeling, thought or choice,

nor is there consciousness.

No eye, ear, nose, tongue, body, mind.

No colour, sound, smell,

taste, touch or what the mind takes hold of,

nor even act of sensing.

No ignorance nor all that comes of it,

no withering, no death,

no end of them.

Nor is there pain, or cause of pain,

or cease in pain,

or noble path to lead from pain,

nor even wisdom to attain.

Attainment too is emptiness!

So know that the Bodhisattva,

holding to nothing whatever

but dwelling in prajna wisdom,

is freed from delusive hindrance,

rid of the fears bred by it,

and reaches clearest Nirvana.

All Buddhas of past and present,

Buddhas of future time,

Using this prajna wisdom

Attain full and perfect enlightenment.

Hear then the great dharani,

the radiant peerless mantra,

the prajnaparamita

whose words allay all pain,

hear and believe its truth!

Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Anh. Nguồn: Tượng Phật Đá Cao Trang

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Pháp

Bát Nhã Tâm Kinh bản tiếng Pháp gọi là LE SUTRA DE L’ESPRIT DE LA GRANDE VERTU DE SAGESSE, có nội dung như sau:

LE SUTRA DE L’ESPRIT DE LA GRANDE VERTU DE SAGESSE

Lorsque le Bodhisattva Avalokitesvara accomplit profondément la grande Vertu de Sagesse, il considéra les cinq agrégats comme vides et traversa ainsi toutes les souffrances et afflictions.

Sariputra, les formes ne sont pas différentes du vide, le vide n’est pas différent des formes. Les formes ne sont rien d’autre que le vide, le vide n’est rien d’autre que les formes. Il en est de même des sensations, des perceptions, des formations mentales et de la conscience.

Sariputra, tous ces dharma ont l’aspect du vide. Ils ne naissent ni ne disparaissent. Ils ne sont ni souillés ni purs.

Ils ne croissent ni ne décroissent. C’est pourquoi, dans le vide, il n’y a pas de forme, de sensation, de perception, de formation mentale, ni de conscience.

Il n’y a pas d’oeil, d’oreille, de nez, de langue, de corps, ni de mental. Il n’y a pas de couleur, de son, d’odeur, de saveur, de toucher, ni d’objet de pensée.

Il n’y a pas de domaine du visuel ni même de domaine de la connaissance mentale.

Il n’y a pas d’ignorance et pas plus de cessation de l’ignorance.

Il n’y a pas de vieillesse ni de mort, et pas plus de cessation de vieillesse ni de mort. Il n’y a pas de souffrance, d’origine de la souffrance, de cessation de la souffrance, ni de chemin qui mène à la cessation de souffrance.

Il n’y a pas de connaissance ni même d’obtention.

Comme il n’y a rien à obtenir, c’est pourquoi les Bodhisattva s’appuient sur la Vertu de Sagesse.

Leur esprit ne connaît pas d’entrave, ainsi ils n’ont pas de peur.

En se libérant des erreurs et des égarements, ils atteignent enfin l’ultime Nirvana.

Tous les Bouddhas du passé, du présent et du futur, en s’appuyant sur la Vertu de Sagesse, ont obtenu le suprême et parfait Éveil.

Aussi professe-t-on la grande Vertu de Sagesse, par un mantra miraculeux, un mantra de grande connaissance, un mantra insurpassable, un mantra sans égal, qui supprime toute souffrance, en vérité et sans fausseté.

Voilà donc le mantra qui proclame la grande Vertu de Sagesse. Ce mantra dit:

Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha! 

(Allez, allez, allez au-delà, allez complètement au-delà, sur la rive du Satori!)

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Pháp. Nguồn: Tượng Phật Đá Cao Trang

(*) Chú ý: Nội dung các phiên bản của Bát Nhã Tâm Kinh nêu trên có sự tham khảo từ Thư Viện Hoa Sen.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh bằng tiếng Nhật

Nội dung Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Nhật như sau:

Maka Hannya Haramita Shingyo

Kanjizai Bosatsu Gyo Jin Hannya Haramita Ji

Sho Ken Go Un Kai Ku Do Issai Ku Yaku Sharishi

Shiki Fu I Ku

Ku Fu I Shiki

Shiki Soku Ze Ku

Ku Soku Ze Shiki

Ju So Gyo Shiki Yaku Bu Nyo Ze

Sharishi Ze Sho Ho Ku So Fu Sho Fu Metsu

Fu Ku Fu Jo Fu Zo Fu Gen Ze Ko Ku Chu

Mu Shiki Mu Ju So Gyo Shiki

Mu Gen Ni Bi Zets’ Shin I

Mu Shiki Sho Ko Mi Soku Ho

Mu Gen Kai Nai Shi Mu I Shiki Kai Mu Mu Myo

Yaku Mu Mu Myo Jin Nai Shi Mu Ro Shi

Yaku Mu Ro Shi Jin Mu Ku Shu Metsu Do

Mu Chi Yaku Mu Toku I Mu Sho Tokko

Bodaisatta E Hannya Haramita

Ko Shin Mu Ke Ge

Mu Ke Ge Ko Mu U Ku Fu

On Ri Issai Tendo Mu So Ku Gyo Nehan

San Ze Sho Butsu E Hannya Haramita

Ko Toku A Noku Ta Ra Sanmyaku Sambodai

Ko Chi Hannya Haramita Ze Dai Jin Shu

Ze Dai Myo Shu

Ze Mu Jo Shu

Ze Mu To Do Shu

No Jo Issai Ku Shin Jitsu Fu Ko

Ko Setsu Hannya Haramita Shu

Soku Setsu Shu Watsu

Gyate Gyate Hara Gyate

Hara So Gyate Boji Sowa Ka

Hannya Shin Gyo

Câu thần chú ngắn trong Bát Nhã Tâm Kinh dễ trì tụng

Trong bộ Bát Nhã Tâm Kinh có một câu thần chú nằm ở cuối cùng là:

Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha

Giải nghĩa từng từ trong câu thần chú vi diệu này như sau:

  • Gate: có nghĩa nghĩa là đi
  • Pāragate: có nghĩa là đã đi qua bờ bên kia.
  • Pārasaṃgate: có nghĩa là đã đi hoàn toàn qua bờ bên kia.
  • Bodhi Svāhā: có nghĩa là sự giác ngộ.

Tóm lại, ý nghĩa câu thần chú này là: Đã đi qua bến bờ của sự giác ngộ rồi!

Vậy là Cao Trang và bạn đã đi qua các phiên bản của Bát Nhã Tâm Kinh trong các ngôn ngữ khác nhau. Cũng giải mã ý nghĩa câu thần chú nằm cuối cùng của bộ kinh.

Nếu bạn còn thời gian, hãy tiếp tục đọc tiếp nhé vì đó là những thông tin thú vị xoay quanh bộ Kinh Bát Nhã này đấy.

Bát Nhã Tâm Kinh là gì?

Bát Nhã Tâm Kinh là một trong những bộ kinh vô cùng nổi tiếng và được trì tụng nhiều nhất trong đạo Phật, đặc biệt là Phật giáo Đại Thừa và Thiền tông.

Trong tiếng Phạn, tên của bộ kinh này là Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra. Người Trung Hoa xưa đã phiên âm Phạn ngữ thành Ma Ha Ba La Mật Đa Tâm Kinh, gọi tắt là Bát Nhã Tâm Kinh, hay Kinh Bát Nhã như chúng ta vẫn quen gọi.

Điều đặc biệt thú vị của Kinh Bát Nhã đó là, đây là chính là bài kinh ngắn nhất của Phật giáo với chỉ 260 chữ. Tuy nhiên đây lại là bài kinh quan trọng nhất trong bộ Kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. 

Nguồn gốc Bát Nhã Tâm Kinh

Nguồn gốc ra đời cũng như tác giả của Bát Nhã Tâm Kinh đến nay vẫn còn có nhiều tranh cãi.

Có thuyết cho rằng, Bát Nhã Tâm Kinh được viết vào khoảng năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 sau CN bởi Bồ Tát Long Thọ. Tuy nhiên lời trong kinh này lại vẫn là lời thoại chúng từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Cho nên nói Bát Nhã Tâm Kinh xuất hiện sau thời của Đức Phật là chưa thực sự chính xác.

Bát Nhã Tâm Kinh đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và được truyền bá rộng khắp thế giới.

Tại Việt Nam, Kinh Bát Nhã được sử dụng phổ biến là phiên bản do Pháp sư Trần Huyền Trang (tức Đường Tam Tạng) sang Tây Trúc thỉnh về và dịch lại vào năm 649.    

Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh

Trọng tâm của Bát Nhã Tâm Kinh chính là sự từ bi chân chính, xuất phát từ trái tim và trí tuệ, để hướng đến những giá trị tốt đẹp, thiện lành. Và xa hơn là con đường dẫn đến sự giải thoát, giác ngộ. 

Lợi lạc, tác dụng khi tụng Bát Nhã Tâm Kinh

Nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh bàn về 2 chủ đề lớn trong đạo Phật đó là tính “Không” và “Chân như”.

Trong đó, “Không” nói về con đường giải thoát. Còn “Chân như” nói về trí tuệ thật sự. Chính vì thế, việc trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh thường xuyên mang lại nhiều lợi lạc vi diệu.

Khai mở trí tuệ

Trí tuệ ở đây không phải là thông minh, chỉ số IQ cao. Trí tuệ theo quan niệm Phật giáo là sự hiểu rõ chân lý tối thượng của vũ trụ, phân biệt rạch rõ đúng – sai.

Chỉ khi có trí tuệ thì chúng ta mới ngộ ra được con đường giải thoát. 

Tuy nhiên, trí tuệ của chúng ta giống như viên ngọc đang chìm trong lớp bùn đất của sự vô minh. Việc trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh đều đặn sẽ giúp gột rửa lớp bùn đang che phủ viên ngọc trí tuệ của chúng ta. 

Giúp định tâm

Khổ do Tâm mà ra.

Tâm chúng ta cứ mải mê rong chơi, cuồng quay trong hàng nghìn suy tưởng mà chẳng bao giờ chịu dừng lại nghỉ ngơi. Thành ra chúng ta cứ mãi khổ.

Việc trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh lâu ngày sẽ giúp tâm chúng ta có một điểm tựa để neo đậu vào chứ không lăng xăng khắp nơi nữa.

Khi tâm đã định thì dù cuộc đời có mang đến sóng to gió lớn, gian nan thử thách, nghịch cảnh ra sao. Chúng ta vẫn bình an vượt qua hết.  

Thành tựu vô lượng công đức

Việc trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh nói riêng và các bộ kinh kệ nói chung là một cách để chúng ta tích trữ, chăm bẵm ruộng phước báu của riêng mình. 

Khi phước báu sâu dày rồi thì may mắn, an lạc tự khắc sẽ tìm tới ta, không chỉ ở kiếp này, mà nhiều kiếp về sau. 

Những bộ Bát Nhã Tâm Kinh rất nên trì tụng

Trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh mang lại những lợi lạc nhiệm màu. Sau đây là một số bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh bạn nên chọn để trì tụng mỗi ngày.

Bát Nhã Tâm Kinh 5 biến

Tụng bộ Kinh Bát Nhã Tâm 5 biến hay 5 lần không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc mở mang trí tuệ mà còn hướng đến việc thấu hiểu tri thức tinh tế và hiểu biết sâu sắc về thực tại.

Nhờ trì tụng bộ kinh này, chúng ta kích hoạt sự tiếp cận với tri thức sâu xa và tiếp thu sự tinh tấn trong quá trình nhìn nhận thế giới. Cùng với đó, phương pháp này giúp loại bỏ tư tưởng lạc lối và làm sáng tỏ trí tuệ, tạo nên một sự khai sáng trong quá trình suy ngẫm.

Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp này còn giúp chúng ta vượt qua các rào cản và tạo chặt chẽ liên kết với trí tuệ thanh tịnh. Nhờ vậy, chúng ta có khả năng đạt đến trạng thái an lạc và khám phá bản chất chân thật của thế giới một cách toàn diện.

Bát Nhã Tâm Kinh 7 biến

Tụng Bát Nhã Tâm Kinh 7 biến mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích. Trong đó có thể giúp khai mở và chuẩn bị tâm hồn để tiếp thu sâu sắc thông điệp của kinh. Đây là giai đoạn mà chúng ta lắng nghe và khám phá hết sức cơ bản nội dung cũng như ý nghĩa chứa đựng trong kinh.

Phương pháp này không chỉ đơn thuần là việc trì tụng, mà còn giúp chúng ta thấm thấu và tiếp thu một cách toàn diện về tính không-thực và những tạp niệm trong cuộc sống. Thông qua đó, chúng ta có cơ hội nhận thức rõ hơn về những lầm tưởng và từ đó tránh xa những suy nghĩ gây phiền muộn.

Bát Nhã Tâm Kinh 21 biến

Mỗi ngày tụng 21 biến của bộ Bát Nhã Tâm Kinh giúp tăng trưởng trí tuệ về vô ngã, thấu hiểu bản ngã. Từ đó giúp người trì tụng tìm đến sự an lạc trong tâm. Xóa rào cản tâm lý, định kiến. Lặp lại, đạt trạng thái tĩnh lặng, hiểu biết sâu sắc.

Khi nào tụng Kinh Bát Nhã tốt nhất?

Một số người cho rằng tụng kinh vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Một số khác lại bảo, buổi tối trước khi đi ngủ tụng kinh mới là tốt nhất.

Thật ra, không nhất thiết phải chọn cố định một khung giờ trong ngày để tụng Bát Nhã Tâm Kinh.

Chỉ cần khi tụng kinh, chúng ta tụng bằng tất cả sự tập trung, chân thành và tình yêu thương. Thì có thể tụng vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Điều này không chỉ đúng với Bát Nhã Tâm Kinh, mà bất kỳ bộ kinh nào cũng như vậy. 

Cốt lõi vẫn là sự chuyên chú khi tụng kinh, chứ không quan trọng tụng khi nào và tụng bao nhiêu lần.

Tụng Kinh Bát Nhã lúc nào cũng được miễn thành tâm và chuyên chú khi tụng
Tụng Kinh Bát Nhã lúc nào cũng được miễn thành tâm và chuyên chú khi tụng

Lưu ý khi trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh

Các lưu ý quan trọng khi tụng Bát Nhã Tâm để có nhiều lợi lạc:

  • Tập trung và định tâm: Trước khi bắt đầu, hãy tĩnh tâm và tập trung vào mục đích tụng kinh. Lắng nghe và mở lòng để tiếp thu bình an và trí tuệ từ kinh.
  • Hiểu sâu hơn: Hiểu rõ ý nghĩa và thông điệp của Bát Nhã Tâm Kinh. Nắm vững nội dung và khái niệm kinh để áp dụng vào cuộc sống thường ngày, nâng cao hiểu biết và ứng dụng lời Phật trong thực tế.
  • Đọc mạch lạc: Tụng kinh lưu loát, rõ ràng. Đọc từng từ và câu chậm rãi, chính xác. Chú ý đến việc phát âm đúng và không vội vã.
  • Tâm khiêm nhường: Trong lúc tụng kinh, duy trì tâm tư khiêm nhường và lòng thành kính. Xây dựng tâm lý khiêm nhường và nhận thức về sự hướng dẫn và lòng rộng lượng của Đức Phật.

>>> Xem thêm Cõi Ta Bà Là Gì? Ngũ Trược Và Bát Khổ Cõi Ta Bà

Lời kết

Vậy là Tượng Phật Đá Cao Trang và bạn đã cùng nhau tìm hiểu tất cả mọi điều về Bát Nhã Tâm Kinh rồi. Đây quả là một bài viết rất dài, nhưng bạn đã đọc hết, tức là bạn thật sự rất quan tâm đến Kinh Bát Nhã.

Cao Trang xin chúc tất cả những ai hữu duyên đọc được bài viết này luôn có sức khỏe, tinh thần minh mẫn và trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh một cách chuyên chú mỗi ngày nhé.

(*) Nếu bạn quan tâm và muốn thỉnh tượng phật đá để thờ tại nhà, hãy liên hệ với Cao Trang qua địa chỉ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *