Sơ lược 18 vị La Hán trong Phật giáo

La Hán là đệ tử đắc đạo của Phật, là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo. Khi Tu đến cảnh giới La Hán nghĩa là đã đoạn tận buồn phiền của tam giới, diệt trừ những điều đã thấy, vĩnh viễn giải thoát luân hồi.

Tượng đá Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán, người cưỡi nai tiến vào hoàng cung khuyên bảo Quốc vương học Phật tu hành.

Vị A La Hán cỡi nai. xuất thân dòng Bà-la-môn, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Ngài chợt quyết định xuất gia nên rời bỏ triều đình vào rừng núi nỗ lực tu tập, sau khi chứng Thánh quả cưỡi hươu về triều khuyến hóa vua, nhân đó được tặng danh hiệu La Hán Tọa Lộc ( La Hán Cưỡi Hươu).

Tượng đá Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Khánh Hỷ La Hán, Hoan Hỷ La Hán, biết tất cả các pháp thiện ác, phân biệt mọi tốt xấu trên thế gian. Trước đây rất lâu, ở thời kì Ấn Độ cổ đại là một nhà hùng biện, lúc người biện luận thường mang theo nụ cười, nên mới gọi là Hoan Hỷ.

Đức Phật thường khen Ngài là vị La Hán phân biệt thị phi rõ ràng nhất. Khi chưa xuất gia Ngài là người rất tuân thủ khuôn phép, giữ gìn từ lời nói đến hành động, một ý nghĩ xấu cũng không cho phát khởi. Sau khi xuất gia, Ngài càng nỗ lực tinh tấn tu tập, nhờ thiện căn sâu dày Ngài chứng quả A La Hán rất mau.

Tượng đá Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán, ngụ ở Đông Thắng Thân Châu, vị giữ bát hóa duyên, khuyến giáo hành giả, hình tượng trong các chùa là vị La Hán trên tay cầm chiếc bát.

Ngài là vị Đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Quốc vương nước Tăng-già-la ở Nam Hải không tin Phật pháp, Tôn giả tìm cách hóa độ. Một sớm mai, khi đang cầm gương soi mặt, quốc vương giật mình kinh sợ vì trong gương không có mặt mình mà có hình dáng vị đại sĩ Bạch Y. Đây là do phép thần biến của Tôn giả. Theo lời khuyên của quần thần, nhà vua cho tạc tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để thờ phụng và từ đó hết lòng tin Phật.

Tượng đá Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán, ngụ ở Bắc Câu Lô Châu, là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu nạp, vì thường hoài niệm tới Đức Phật mà trong tay nâng Phật tháp.

Thường ngày, Ngài tu tập rất tinh nghiêm, giúp người nhiệt tình nhưng ít thích nói chuyện. Tôn giả ít khi đi theo đức Phật ra ngoài, Ngài chỉ ở yên nơi tinh xá đọc sách hoặc quét sân. Có người phê bình cách nói chuyện của Ngài không hay, đức Phật biết được an ủi: “Này Tô-tần-đà! Nói chuyện hay hoặc dở không liên quan gì đến vấn đề giác ngộ. Mọi người chỉ cần y theo lời ta dạy mà thực hành, dù không nói câu nào cũng thành tựu sự giải thoát”.

Tượng đá Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán, ngụ ở Nam Thiệm Bộ Châu, còn có tên gọi là Đại Lực La Hán bởi trong quá khứ ngài là võ sĩ có sức lực vô cùng lớn, có thể di chuyển bất kì vật nặng nào.

Theo truyền thuyết, Ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi sức mạnh vô song, đời sống chỉ biết có chiến tranh chém giết. Khi theo Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa. Tuy nhiên, vì xưa kia vốn là một võ sĩ, Ngài vẫn vận dụng sức lực ngay cả những lúc hành thiền. Theo truyền thuyết, sự gia trì của Ngài rộng khắp xứ Ấn Độ, và được xem là một trong những vị đại đệ tử của Phật.

Tượng đá Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán, là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, ngụ tại Đam Không La Châu, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường.

Tên của Ngài là Bạt-đà-la còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền.

Theo truyền thuyết, Tôn giả rất thích tắm rửa, mỗi ngày tắm từ một đến mười lần, và như vậy rất mất thời gian đồng thời trễ nải công việc. Chẳng hạn khi mọi người thọ trai, Ngài lại đi tắm, khi lên ăn thì cơm rau đã hết. Nhiều buổi tối, Ngài lén đi tắm khi mọi người đang tọa thiền.

Tượng đá Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán, là thị giả của Phật, ngụ ở tăng Già Đồ Châu, là người thuần phục thú.

Tên của Ngài là Ca-lý-ca (Kalica), trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn giả chứng quả A La Hán, đức Phật bảo Ngài nên ở tại quê hương mình (Tích Lan) để ủng hộ Phật pháp.

Tượng đá Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán, ngụ ở Bát Thứ Nã Châu, trước kia là thợ săn bởi vì học Phật mà sau đó không sát sinh, sư tử đến tạ ơn nên có tên này.

Tương truyền khi còn ở thế tục, Ngài làm nghề thợ săn, thể lực rất tráng kiện, một tay có thể nâng một con voi, hoặc nắm một con sư tử ném xa hơn 10 mét.

Tượng đá Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán, trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.

Tượng đá Bán Thác Già Tôn Giả – Thám Thủ La Hán, người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Thám Thủ.

Theo truyền thuyết, Ngài là một hoàng tử của tiểu quốc Kintota. Khi xuất gia, Ngài thích ngồi thiền bán già. Khi thức dậy, Ngài thường giơ tay lên và thở một hơi thở ra dài, nên được gọi là Thám Thủ La Hán ( vị A La Hán Giơ Tay).

Tượng đá Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hành đệ nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.

Theo truyền thuyết, Ngài sanh ra vào lúc nguyệt thực, nên có tên là Chướng Nguyệt. Ngài là một trong mười đại đệ tử của Phật, và là vị hành mật hạnh bậc nhất.

Tượng đá Na Già Tê Na Tôn Giả – Khoái Nhĩ La Hán, ngũ ở sườn núi non rộng rãi, tai lớn để nghe mọi chuyện, giữ lòng thanh tịnh.

Ngài sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La Hán nổi tiếng về tài biện luận.

Tượng đá Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán, ngụ ở hang núi rộng rãi, trên vai thường cõng một chiếc túi vải, thường mở miệng cười lớn.

Tên của Ngài là Nhân-yết-đà Nhân-kiệt-đà (Angada). Theo truyền thuyết Ngài là người bắt rắn ở Ấn Độ, xứ này nhiều rắn độc hay cắn chết người, Ngài bắt chúng, bẻ hết những răng nanh độc rồi phóng thích lên núi.

Tượng đá Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán, ngụ ở trong núi, sau khi xuất gia thương ngồi dưới cây ba tiêu tu hành, một ngày tu thành chính quả nên có tên đó.

Tên của Ngài là Phạt-na-bà-tư (Vanavāsin). Theo truyền thuyết, khi mẹ Ngài vào rừng viếng cảnh, mưa to dữ dội và bà hạ sanh Ngài trong lúc ấy. Sau khi xuất gia với Phật, Ngài thích tu tập trong núi rừng, thường đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La Hán cây chuối ( La Hán Ba Tiêu).

Tượng đá A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán, là thị giả của Phật cùng với Kỵ Tượng La Hán, ngụ ở đỉnh núi Linh Thứu, khi sinh ra đời có hàng lông mày dài nên gọi tên Trường Mi.

Tên của Ngài là A-thị-đa (Ajita) thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Theo truyền thuyết khi Ngài mới sanh ra đã có lông mày dài rủ xuống, điều báo hiệu kiếp trước Ngài là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A La Hán.

Tượng đá Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán, là em của Bán Thác Già Tôn Giả, là người tận trung với cương vị công tác.

Tên của Ngài là Chú-trà-bán-thác-ca, hay Châu-lợi-bàn-đặc (Cullapatka). Truyền thuyết Phật giáo nhắc đến Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại.

Tượng đá Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán, thời Ấn Độ cổ đại Long Vương lén lấy kinh Phật, ngài đi đánh hàng Long Vương để lấy lại, lập công lớn nên có tên Hàng Long.

Ngài tên là Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitra), Trung Hoa dịch Khánh Hữu, ra đời sau Phật diệt độ 800 năm, cư trú tại nước Sư Tử.

Tượng đá Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán, truyền thuyết xưa có con hổ thường qua lại ngoài miếu nơi ngài tu hành, ngài bèn mang cơm chay cho con hổ ăn, thuần phục nó nên gọi tên Phục Hổ.

Tên của Ngài là Đạt-ma-đa-la (Dharmatrāta) hay còn gọi TẦN ĐẦU LA ( PHỤC HỔ LA HÁN), người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc.

Địa chỉ cung cấp tượng Thập Bát La Hán bằng đá uy tín

Các gia chủ lớn nhỏ cũng lựa chọn các sản phẩm tượng phật bằng đá của Cao Trang để bày trí những nơi tôn nghiêm trong gia đình để cầu mang lại bình an, phúc lộc.

Đại đa số các trụ trì của các chùa lớn tại Đà Nẵng cũng như các khu vực toàn quốc điều tin tưởng và lựa chọn cơ sở chúng tôi làm đối tác cho những thiết kế và điêu khắc các sản phẩm tượng phật lớn, nhỏ khác nhau để đặt trong chùa.

  • Cao Trang cung cấp rất nhiều loại tượng phật đá với giá tốt nhất thị trường.
  • Tất cả các tượng phật đá đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp.
  • Tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng phật bằng đá.
  • Hỗ trợ vận chuyển tượng phật đá tận nơi.
  • Chi phí phù hợp với ngân sách của bạn.

Tượng Phật Đá Cao Trang luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc mỗi sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở chúng tôi. Không có giới hạn thời gian khi làm việc, vì chúng tôi với đội ngũ nhân sự trẻ đầy năng lượng và nhiệt huyết, từng cá nhân luôn tập trung và có trách nhiệm với công việc để mang lại những sản phẩm tốt nhất. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

>>> Mời bạn xem thêm:

Mời các xem thêm 1 số hình ảnh tượng thập bán la hán khác của Cao Trang:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *