Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát thường được đặt cạnh tượng của Phật Thích Ca trong chính điện của một ngôi chùa cùng với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Điều này cho thấy, vị trí của Ngài trong quan niệm Phật giáo là quan trọng thế nào. Mặc dù vậy, không phải ai học Phật cũng thấu tỏ câu chuyện về Ngài.

Bài viết sau của Tượng Phật Đá Cao Trang sẽ cung cấp những thông tin mà có thể bạn chưa biết về Đức Phổ Hiền Bồ Tát. Mời bạn cùng theo dõi.

Phổ Hiền Bồ Tát: Ngài là ai?

Bồ Tát Phổ Hiền là một trong tứ đại Bồ Tát trong Phật giáo Đại Thừa. Trong tiếng Phạn, danh xưng của Ngài là Samantabhadra, phiên âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà La. 

Trong kinh Pháp Hoa có chép, Phổ Hiền Bồ Tát trụ tại nước Phật Bảo Oai Thượng Vương Như Lai, nằm về phía Đông cõi Ta Bà – cũng là nơi chúng ta đang sống.

Thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, do cảm ứng pháp của Phật, Phổ Hiền Bồ Tát đã thống lãnh 500 năm vị đại Bồ Tát đến nghe Phật Thích Ca giảng pháp.

Ngài phát nguyện hộ trì Chánh pháp của Đức Thế Tôn. Có lẽ cũng chính vì đại hạnh nguyện này mà tượng Phổ Hiền Bồ Tát thường được đặt bên phải tượng Phật Thích Ca (bên trái là tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát), goi là bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (Sakya Shanzon trong tiếng Nhật).

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá trắng
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá trắng

Ý nghĩa danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát

Phân tích tên Phổ Hiền trong tiếng Hán thì, Phổ nghĩa là phổ biến rộng khắp, Hiền nghĩa là Đẳng giác Bồ Tát. Nói cách khác, danh xưng Phổ Hiền Bồ Tát mang nghĩa vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương thế giới để cứu độ chúng sanh.

Tượng Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho ánh sáng buổi bình minh soi tỏ những màn đêm u tối, xua đuổi những tà niệm trong tâm, kéo ta ra khỏi vũng lầy vô minh, hướng ta đến con đường Chánh pháp.

Còn có một cách giải thích khác về ý nghĩa của Bồ Tát Phổ Hiền được chép trong kinh Pháp Hoa như sau:

Ngài Phổ Hiền tượng trung cho Lý, Định, Hành. Ngài cưỡi bạch tượng 6 ngà. Trong đó, bạch tượng mang nghĩa chiến thắng lục căn, là 6 giác quan của con người xác thịt là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Những chúng sinh nghe danh hiệu Ngài, được thấy và chạm vào thân Ngài; đêm nằm chiêm bao Ngài; niệm danh hiệu Ngài liên tục nhiều ngày thì thân tâm sẽ được thanh tịnh, sạch hết tạp niệm.

là Đẳng giác Bồ Tát. Nói cách khác, danh xưng Phổ Hiền Bồ Tát mang nghĩa vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lượng hiện thân khắp mười phương thế giới để cứu độ chúng sanh
Phổ Hiền Bồ Tát mang nghĩa Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương thế giới để cứu độ chúng sanh

Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát 

Bồ Tát Phổ Hiền làm em ruột của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngài là con trai thứ tư của vua Vô Tránh Niệm trong khi Ngài Văn Thù là con thứ ba của nhà vua. Tên trước khi thành đạo của Bồ Tát Phổ Hiền là Năng Đà Nô.

Ngài Phổ Hiền được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký, đặt tên là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức và sẽ trở thành Phật Phổ Hiền sau khi trải qua hằng hà sa kiếp.

Thực tế, các kinh sách ghi chép rằng, Phổ Hiền Bồ Tát đã chứng đắc thành Phật ở cõi Bất Huyền, nhưng Ngài chọn hóa thân tại vô số thế giới để phục vụ việc giáo hóa chúng sanh.

Phổ Hiền Bồ Tát xuất hiện trong Tây Du Ký

Nếu là một tín đồ của bộ phim Tây Du Ký, chắc hẳn bạn còn nhớ phân đoạn Đức Phổ Hiền Bồ Tát xuất hiện ở hồi 24.

Ngài xuất hiện để trợ giúp Tôn Ngộ Không thoát khỏi kiếp nạn tại núi Sư Đà Lĩnh, nơi con voi của Ngài bị xổng xuống hạ giới làm yêu quái làm hại thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Phổ Hiền Bồ Tát trong Phong Thần Diễn Nghĩa

Trong tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa, Bồ Tát Phổ Hiền xuất hiện như một trong Thập Nhị Đại Tiên của Xiển giáo. Ngài là học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Ngài tu tại động Bạch Hạc và nhận Mộc Tra làm đồ đệ (*Mộc Tra là con trai thứ hai của Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh, em của Kim Tra – đồ đệ của Quan Thế Âm Bồ Tát và là anh của Na Tra Tam Thái Tử).

Bồ Tát Phổ Hiền là con thứ tư của vua Vô Chánh Niệm
Bồ Tát Phổ Hiền là con thứ tư của vua Vô Chánh Niệm

Ngày vía Phổ Hiền Bồ Tát 

Tại Việt Nam, ngày vía Bồ Tát Phổ Hiền được ấn định vào các ngày:

Ngày 21/02 Âm lịch là ngày Bồ Tát Phổ Hiền đản sanh. Còn ngày 23/04 Âm lịch là ngày Ngài thành đạo.

10 đại hạnh nguyện lớn của Bồ Tát Phổ Hiền

Thập Đại Hạnh Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền đó là:

1 – Kính lễ Chư Phật

2 – Xưng tán Như Lai

3 – Quảng tu cúng dường

4 – Sám hối nghiệp chướng

5 – Tùy hỷ công đức

6 – Thỉnh chuyển Pháp Luân

7 – Thỉnh Phật trụ thế

8 – Thường tùy Phật học

9 – Hằng thuận chúng sanh

10 – Phổ giai hồi hướng

Phổ Hiền Bồ Tát là nam hay nữ?

Bồ Tát Phổ Hiền là nam hay nữ không quan trọng vì Ngài đã giác ngộ thành Bồ Tát.

Tuy nhiên trong các bức tranh vẽ, phù điêu, tượng, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát luôn được khắc họa trong thân tương một nam nhân tướng mạo khôi ngô, thân thể tráng kiện.

Hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tát

Ngài Phổ Hiền Bồ Tát trong nghệ thuật Phật giáo được miêu tả có thân tướng cường tráng, mặc áo màu xanh đậm.

Ngài luôn cưỡi trên một con voi trắng có 6 ngà và 4 chân, yên cương của Ngài là một đài sen. Bốn chân voi cũng đứng trên hoa sen.

Một số bức tranh hay tượng, Ngài Phổ Hiền có thể cầm thêm một cây gậy như ý hay một cành sen.

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá trắng
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá trắng

Phân biệt tượng Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Phân biệt Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù Bồ Tát không khó. Chỉ cần dựa vào 2 yếu tố căn bản sau:

Vị trí đặt tượng

Hiếm khi tượng Phổ Hiền Bồ Tát được đặt thờ riêng lẻ (giống như tôn tượng Phổ Hiền tại chùa Châu Thời, Bình Dương) mà thường được thờ chung với tượng Thích Ca và Văn Thù Bồ Tát.

Tượng Phật Thích Ca luôn được đặt ở chính giữa. Bên phải tượng Phật Thích Ca chính là tượng của Ngài Phổ Hiền. Bên trái là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi.

Tọa kỵ (thú cưỡi)

Phổ Hiền Bồ Tát luôn cưỡi một coi voi 6 ngà, tượng cho Lục Đạo Luân Hồi, hay Lục Độ – 6 phương pháp tu hành tới Niết Bàn. Mặc dù hình tượng chuẩn xác nhất về tọa kỵ của Ngài Phổ Hiền là con voi trắng.

Nhưng do hiện nay, chất liệu chế tác tượng Phật rất đa dạng nên màu sắc của bức tượng cũng bị thay đổi. Cho nên, nếu nhìn thấy một Bồ Tát cưỡi trên lưng một con voi thì đích thị đó là Ngài Phổ Hiền.

Văn Thù Bồ Tát bên trái, Phổ Hiền Bồ Tát bên phải

Thần chú Phổ Hiền Bồ Tát tiếng Phạn

Thần chú Phổ Hiển Bồ Tát là thần chú thiêng liêng giúp khai mở trí tuệ.

Thần chú Phổ Hiền Bồ Tát tiếng Phạn:

Adande Dandapati Danda Avartani Danda Kusale Danda Sudhari

Sudharapati Buddhapasayane Sarvadharani

Avartani Samvartani Sangha Pariksite Sangha Nirghatani

Dharma Pariksite Sarva Sattva Ruta Kausalya Nugate

Simha Vikridite Anuvarte Vartani Vartali Svaha.

Hoặc bạn có thể tụng phiên bản rút gọn như sau:

Samaya Sapayo

Video tụng thần chú Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát là Phật bản mệnh tuổi nào?

Bồ Tát Phổ Hiền là Phật bản mệnh cho những người tuổi Thìn và tuổi Tỵ.

Nói cách khác, những người sinh vào các năm âm lịch sau đây sẽ được Bồ Tát Phổ Hiền che chở, phù hộ độ trì:

  • Tuổi Thìn: 1940 (Canh Thìn), 1952 (Nhâm Thìn), 1964 (Giáp Thìn), 1976 (Bính Thìn),1988 (Mậu Thìn), 2000 (Canh Thìn), 2012 (Nhâm Thìn), 2024 (Giáp Thìn).
  • Tuổi Tỵ: 1941 (Tân Tỵ),1953 (Quý Tỵ),1965 (Ất Tỵ), 1977 (Đinh Tỵ),1989 (Kỷ Tỵ), 2001 (Tân Tỵ), 2013 (Quý Tỵ), 2025 (Ất Tỵ).

Thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá ở đâu?

Nếu bạn đọc phát nguyện thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá để thờ phụng tại gia, hoặc cúng dường cho chùa, thì hãy tìm đến một cơ sở chuyên chế tác tượng Phật đá uy tín. Đó là Tượng Phật Đá Cao Trang.

Tại Cao Trang, mọi tôn tượng Phật đá đều được chế tác tỉ mỉ trong mọi khâu, từ khâu lựa chọn các khối đá đến khâu điêu khác, chạm khác và phun cát, vận chuyển…

Tham khảo mẫu tượng Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù bằng đá

Để thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá hay các mẫu tượng Phật bằng đá khác, hãy liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn
Fanpage: facebook.com/tuongphatdacaotrang

Lưu ý khi thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá thờ tại gia?

  • Chọn cơ sở chế tác tượng Phật đá uy tín.
  • Chọn vị trí trang nghiêm để an vị tượng Ngài.
  • Mời thầy trong chùa đến làm lễ khai quang cho tôn tượng Bồ Tát.
  • Thường xuyên lau chùi, nhang đèn cho bàn thờ tượng Ngài.
  • Ngày Rằm, Mồng 1, Ngày vía của Ngài và các ngày lễ quan trọng trong Phật giáo sắm sửa lễ chay dâng lên Ngài.
  • Tuyệt đối không cúng những món mặn, đồ uống có cồn.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà có thể bạn chưa biết về ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Mong rằng bạn đã có những thông tin giá trị sau khi tham khảo bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *