Cách Thỉnh Tượng Quan Âm (Chọn Tượng, Bàn Thờ, Vân Khấn Khai Quang)

Tượng Phật Quan Âm thường được Phật tử thỉnh về nhà để thờ cúng. Để thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát thờ tại gia cần phải biết cách thỉnh như thế nào cho phải phép. Bài viết này Tượng Phật Đá Cao Trang sẽ hướng dẫn bạn chi tiết.

thỉnh tượng phật bà quan âm ở đâu

Quy trình thỉnh tượng Quan Âm thờ tại nhà

Để thỉnh tượng Phật Quan Âm Bồ Tát về tư gia của mình để thờ cúng, quý vị hãy thực hiện theo 3 bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị tượng Phật Quan Âm

Trước tiên bạn phải mua được một tôn tượng Phật Quan Âm để thỉnh về thờ ở nhà.

Để tìm mua được một tôn tượng Phật Quan Âm đẹp và phù hợp để thờ cúng, bạn căn cứ vào một số yếu tố như: Điều kiện tài chính, Kích thước bàn thờ Quan Âm, vị trí đặt tượng Quan Âm là ngoài trời hay trong nhà, chất liệu tượng Phật Quan Âm.

Nếu chọn được một địa chỉ chế tác tượng mẹ Quan Âm uy tín, bạn sẽ được tư vấn chi tiết, chính xác tất cả những yếu tố này.

Để thỉnh tượng quan âm bằng đá đẹp, chất lượng hãy liên hệ Hotline: 0983.969.199 hoặc bấm vào nút dưới đây:

THỈNH TƯỢNG QUAN ÂM

Bước 2: Chuẩn bị và xác định vị trí đặt bàn thờ tượng Quan Âm

Sau khi đã chọn được một tôn tượng Quan Âm Bồ Tát đẹp ưng ý, quý vị cần chuẩn bị bàn thờ để an vị tượng của ngài.

Một số điều cần lưu ý khi chuẩn bị bàn thờ mẹ Quan Âm Bồ Tát đó là:

  • Bàn thờ phải nằm ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Tốt nhất bàn thờ mẹ nên được đặt ở phòng cao nhất trong nhà.
  • Hướng đặt bàn thờ Quan Âm cần hướng ra ngoài cửa chính, ban công.
  • Tuyệt đối không lập bàn thờ Quan Âm ở gần những nơi sinh hoạt riêng tư, nhà vệ sinh, trong phòng ngủ, nhà kho, những nơi tăm tối, ẩm thấp, dơ bẩn.
bàn thờ tượng quan âm bằng đá

Bước 3: Lựa chọn ngày tốt để thỉnh tượng Quan Âm về nhà

Trên thực tế, không có khái niệm ngày lành tháng tốt để thỉnh tượng Quan Âm về nhà. Bởi vì đạo Phật coi trọng chữ “Duyên”. Nếu có duyên với Phật, với mẹ Quan Âm và có lòng thành thì thỉnh tượng mẹ Quan Âm về nhà thờ ngày nào cũng là ngày đẹp cả.

Bước 4: Khai quang tượng Phật Quan Âm

Khai quang là một nghi lễ quan trọng khi thỉnh tượng mẹ Quan Âm Bồ Tát về nhà thờ. Các bước khai quang tượng Quan Âm sẽ được nêu cụ thể trong phần sau của bài viết này.

Nên thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm ở đâu?

Nếu quý vị đang băn khoăn chưa biết nên thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm ở đâu thì Tượng Phật Đá Cao Trang chính là lựa chọn đáng tin cậy của bạn!

Ngoài tượng Quan Âm, nếu bạn muốn xem thêm những mẫu tượng Phật bằng đá khác tại Tượng Phật Đá Cao Trang, hãy ghé thăm danh mục tượng Phật đá của chúng tôi nhé.

Ngày thỉnh tượng mẹ Quan Âm tốt nhất

Mặc dù thỉnh tượng mẹ Quan Âm ngày nào cũng được, song việc lựa chọn ngày tốt lành để làm lễ thỉnh ngài về nhà cũng là một cách để quý vị thể hiện sự thành tâm trong việc thờ cúng ngài.

Vậy ngày nào được xem là ngày tốt để thờ Phật Bà Quan Âm?

Rất nhiều người chọn ngày tốt để thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm về nhà là ngày mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch. Đây là 2 ngày ăn chay trong tháng, thích hợp cho việc thỉnh, thờ Phật.

Ngoài ra, nhiều người cũng coi ngày “Vía” Quan Âm là ngày tốt để thờ Phật Bà, bao gồm ngày 19/02 (ngày đản sinh), ngày 19/06 (ngày Người thành đạo) và ngày 19/09 (ngày xuất gia).

Tượng Quan Âm Bồ Tát được thỉnh về chùa
Tượng Quan Âm Bồ Tát được thỉnh về chùa

Các bước khai quang tượng Phật Bà Quan Âm

Để tiến hành khai quang tượng Phật Quan Âm, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị trước khai quang

Trước khi khai quang, bạn cần chuẩn bị một nơi thờ cúng trang nghiêm và sạch sẽ. Sau khi thỉnh về, tượng Phật cần được dùng vải điều trùm kín. Đặt tượng ở nơi cao ráo và tránh những nơi uế tạp. Gia chủ cũng cần chuẩn bị đàn tế và mâm cỗ chay.

Bước 2: Tiến hành khai quang

Trước khi bắt đầu khai quang, bạn cần chuẩn bị nước bao sái để làm sạch tượng. Nước bao sái có thể được mua ở những cửa hàng đồ cúng hoặc bạn có thể tự nấu từ rượu, quế và dầu thơm.

  • Đối với tượng nhỏ, quý vị đặt tượng vào trong chậu ở nơi cao ráo, sạch sẽ và dùng khăn mềm sạch thấm nước để lau nhẹ nhàng xung quanh.
  • Đối với tượng lớn, quý vị có thể đặt nguyên tượng và sử dụng khăn mềm thấm nước bao sái để làm sạch xung quanh. Sau đó, để tượng khô tự nhiên rồi dùng khăn điều trước đó phủ kín và chuẩn bị cho nghi lễ.
Quá trình vận chuyển một bức đại tượng Phật Quan Âm bằng đá về chùa

 

Bạn có thể mời sư thầy hoặc thầy cúng tiến hành khai quang. Sư thầy sẽ thắp hương và xin phép thực hiện nghi lễ. Bạn cũng có thể ăn mặc sạch sẽ, lên hương và đọc bài cúng Phật Quan Âm Bồ Tát để tăng cường tâm linh và sự thành tâm trong quá trình khai quang.

Bài cúng rằng:

Phụng thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm

Ngự tại Nam Phương Đông Hải

Đệ tử tên là:….

Sinh năm:….

Trú tại:….

Hôm nay, nhằm ngày lành tháng đẹp. Đệ tử sắm sanh hương hoa, đồ chay tịnh. Tượng đẹp, khí lành. Kính dâng lên Người. Xin Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi vô lượng. Xin rằng:

Hồn vô nhập tượng. Phật nhập mãn thân.

Thân thể nhẹ nhàng.

Hào quang sáng tỏ.

Cam Lồ nước ngọt

Dương liễu cành xanh.

Cứu khổ, độ trì.

Phước duyên tốt đẹp

Cấp cấp linh linh!

Sau khi Sư thầy đọc xong bài khấn trên, quý vị hãy dùng một chiếc khăn thấm nước gừng để lau nhẹ nhàng mắt cho tượng. Rồi đặt tượng vào vị trí được chọn để thờ cúng và chuẩn bị sẵn cho việc thực hiện nghi lễ khai quang.

Trong khi đó, sư thầy đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng, cầu nguyện và xin phép cho việc khai quang được thành công và mang lại sự bình an, may mắn cho gia đình.

Quý vị cầm một chiếc gương và nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước tượng Quan Âm, thể hiện sự tôn trọng và động viên cho tượng Phật.

Tiếp theo, quý vị viết chữ An lên diện tượng Quan Âm và thực hiện bài niệm khai phục nhãn, hy vọng tượng Phật sẽ mang đến sự bảo trợ và giúp đỡ cho gia đình trong cuộc sống.

(*) Chú ý: chiếc gương trong lúc này là biểu tượng cho đại viên cảnh và cần được làm sạch và bao sái cẩn thận để đảm bảo tính trang trọng của nghi lễ khai quang.

Thỉnh tượng Phật Quan Âm Bồ Tát về chùa

Ý nghĩa của bàn thờ Phật Bà Quan Âm

Mẹ Quan Âm Bồ Tát được tôn vinh như một người mẹ hiền từ luôn dành tình thương yêu không phân biệt cho mọi chúng sanh. Ngài là biểu tượng của đức hạnh nhẫn nhục, với hình ảnh của nhành liễu và bình nước Cam Lồ.

Thờ tượng mẹ Quan Âm đồng nghĩa với việc học tập đức hạnh của người, rèn luyện lòng yêu thương và từ bi dành cho mọi người xung quanh. Linh lực nhiệm màu của ngài sẽ dìu dắt chúng ta vượt qua khổ đau, phiền não do vô minh để tìm về với nẻo hạnh phúc chân thật.

Cách bố trí bàn thờ Phật Bà Quan Âm đúng cách

Khi sắp đặt, bố trí bàn thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, cần chú ý đến một số yếu tố vô cùng quan trọng như sau:

Thứ nhất, bàn thờ nên được đặt hướng ra cửa chính, cửa sổ hoặc ban công của nhà, và không bao giờ nên đặt hướng vào phòng tắm, nhà bếp hoặc phòng ngủ – những nơi thường xuyên được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Đặt bàn thờ Quan Âm ở những nơi này thể hiện sự bất kính với chư Phật.

Thứ hai, vị trí đặt bàn thờ cần phải được bố trí ở một không gian tôn nghiêm, có thể ở giữa nhà và cao hơn chúng ta ít nhất một cái đầu. Nếu có điều kiện hơn nữa, quý vị nên xây một phòng riêng ở vị trí cao nhất và biệt lập với không gian sinh hoạt chung để thờ phượng Phật Bà Quan Âm.

Thứ ba, bàn thờ và khu vực thờ tượng Quan Âm cần được dọn dẹp và lau chùi thường xuyên, không để bàn thờ trở nên lạnh lẽo và luôn đầy đủ hương hoa, nhang đèn, trái cây tươi mới. Quý vị hãy ghi nhớ, thành kính với Phật không nên được thể hiện chỉ bằng lời nói mà còn phải thông qua hành động thật, từ những việc nhỏ nhặt nhất như vậy.

Thứ tư, thỉnh tượng Phật nên phù hợp với không gian thờ, không quá to hoặc quá nhỏ. Nếu nhà có kinh doanh nhà hàng ăn uống đồ mặn, không nên đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong không gian đón khách, bởi điều này được coi là thiếu tôn trọng và bất kính với chư Phật.

Cuối cùng, nên thỉnh tượng Phật Quan Thế Âm ở những nơi uy tín, bởi vì những đơn vị này luôn chế tác tượng Phật bằng tất cả lòng thành với Phật. Những bức tượng Phật như vậy sẽ có giá trị thẩm mỹ rất cao, mô tả trọn vẹn thần thái trang nghiêm vốn có của chư Phật.

Bài văn khấn mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát

Văn khấn khi thỉnh tượng mẹ Quan Âm tại chùa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời. Con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con xin kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là: …………………………………………………………………………

Ngụ tại: …………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.

Con Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát! (3 lần, 3 lạy).

Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá tại Cao Trang lên đường về chùa

Văn khấn khi thỉnh tượng mẹ Quan Âm về nhà

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thủy từ chứng giám.

Tín chủ con là ………………

Ngụ tại ………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Được anh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vương tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Những điều lưu ý khi thỉnh tượng Quan Âm về thờ tại gia

Tắm tượng Phật Bà Quan Âm bằng nước gì?

Trong nghi lễ tắm tượng mẹ Quan Âm, người ta thường sử dụng nước thơm và nước tinh khiết. Nước tắm tượng Quan Âm thường được nấu chung với một số loại hoa như: hoa lài, hoa cúc, quế,… Chờ cho nước nguội thì đổ nước vào một chiếc chậu sạch rồi thêm vào vài cánh hoa lài tươi nhằm tạo thêm hương thơm.

Tuy nhiên, ở một số nơi, người ta đơn giản hơn bằng cách đun nước mưa hoặc nước lọc tinh sạch rồi để nguội và dùng để tắm tượng. Bởi vì sau khi tham dự lễ, một số người có thể thọ dụng nước này.

Các loại trái cây, hoa cúng dường tượng Phật Quan Âm

Cúng dường tượng mẹ Quan Âm bằng trái cây, hoa nào cúng được cả. Miễn là các loại lễ vật này còn tươi mới. Thông thường, người ta thường chọn hoa cúc, hoa ly, hoa sen để dâng lên bàn thờ Quan Âm.

Thỉnh thờ tượng Quan Âm Bồ Tát nên kiêng ăn gì?

Mẹ Quan Âm Bồ Tát và các vị Phật khác luôn coi trọng việc giữ gìn thanh tịnh và sạch sẽ. Vì lý do này, khi thờ cúng Phật Bà, chúng ta nên kiêng ăn thịt trâu và thịt chó.

Điều này bắt nguồn từ quan niệm xưa rằng, trâu và chó là những loài động vật rất gần gũi với con người. Trâu là người bạn đồng hành với nông dân trong việc cày ruộng. Còn chó là động vật giữ nhà, trung thành và luôn đồng hành bên cạnh con người, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn.

Vì lý do này, khi thờ cúng tượng Quan Âm, chúng ta cần kiêng ăn thịt trâu và thịt chó để tôn trọng các loài động vật này và bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ và sự trung thành của chúng.

Những ngày vía Quan Âm Bồ Tát nên biết

  • Ngày Quan Âm Bồ Tát đản sanh: ngày 19/02 âm lịch.
  • Ngày Quan Âm Bồ Tát thành đạo: ngày 19/06 âm lịch.
  • Ngày Quan Âm Bồ Tát xuất gia: ngày 19/09 âm lịch.

Độ tuổi nào có thể thỉnh tượng Quan Âm để thờ?

Thỉnh thờ tượng Phật Quan Âm Bồ Tát thì lứa tuổi nào cũng thực hiện được cả. Chỉ cần trong tâm có Phật, một lòng một dạ hướng Phật thì dù là đứa trẻ thơ hay người lão niên cũng có thể thỉnh tượng mẹ Quan Âm về thờ được.

Tượng Phật Quan Âm độ mạng cho tuổi nào?

Bồ Tát Quan Âm với lòng từ bi yêu thương muôn loài, muôn chúng sanh. Cho nên ngài không độ mạng cho cụ thể một chúng sanh, một tuổi, hay mạng nào cả. Chỉ cần có lòng thành, tin Phật pháp thì đều được ngài phù hộ độ trì.

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi?

Dáng tượng Quan Âm không ảnh hưởng gì tới việc thờ cúng ngài.

Những mẫu tượng mẹ Quan Âm bằng đá đẹp để thỉnh tại nhà

Sau đây là một số mẫu tượng Quan Âm bằng đá đẹp mà quý vị có thể tham khảo để thỉnh thờ tại nhà:

Trên đây Tượng Phật Đá Cao Trang đã chia sẻ đến bạn mọi thông tin về cách thỉnh tượng Quan Âm sao cho phải đạo, đúng cách. Mong rằng, bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những ai phát nguyện thỉnh tượng mẹ về nhà để thờ cúng.

>>> Bình Thanh Tịnh, Nước Cam Lồ, Cành Dương Liễu Trên Tượng Quan Âm Bằng Đá Có Ý Nghĩa Gì?

>>> 5 Dáng Tượng Quan Âm Bồ Tát Bằng Đá Phổ Biến

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Facebook: www.facebook.com/datuong.daitrang
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *