Cõi Ta Bà Là Gì? Ngũ Trược Và Bát Khổ Cõi Ta Bà

Bàn luận về cõi Ta Bà

Cõi Ta Bà được ví như một “trạm dừng chân” nơi mà chúng ta phải học cách chấp nhận và rũ bỏ những nghiệp quả từ các đời trước để bước đến con đường giải thoát. 

Mặc dù vậy không phải ai cũng có thể thoát ly khỏi cõi Ta Bà với ngũ trược và bát khổ mà cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi tuần hoàn mãi chẳng dừng. Câu hỏi đặt ra là vậy cõi Ta Bà là gì và ở đâu? Liệu thế giới mà bạn và tôi đang sống có phải cõi Ta Bà hay chăng?

Với ý nguyện giúp bạn đọc hiểu thế nào là cõi Ta Bà, Cao Trang đã nghiên cứu và tổng hợp để viết thành bài viết sau đây.

Bàn luận về cõi Ta Bà
Bàn luận về cõi Ta Bà

Cõi Ta Bà là gì và ở đâu?

Cõi Ta Bà là một thế giới mà chúng sinh tại đó phải chịu đựng những phiền não, khổ đau, bệnh tật, thử thách do những nghiệp quả từ các đời trước gây nên

Nếu chúng sinh giác ngộ và quyết tâm tu hành thì mới mong giải thoát khỏi cõi tạm này, ngược lại nếu chúng sinh không giác ngộ tiếp tục gieo ác nghiệp thì sẽ mãi lạc lối trong vòng luân hồi bất tận.

Theo quan niệm của đạo Phật, cõi Ta Bà chỉ như một quán trọ, trạm dừng chân. Mọi thứ trong cõi Ta Bà chỉ là tạm bợ, vô thường. Chúng sinh sống tại cõi Ta Bà chỉ là “người khách trọ” và mỗi kiếp nhân sinh lại là một lần “dừng chân”. Và chỉ có nhất tâm tu hành giác ngộ là con đường duy nhất giúp chúng sinh thoát ly khỏi cõi tạm bợ để đến với thế giới của sự thật, hạnh phúc vĩnh hằng mà một trong số đó chính là cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.  

Giáo chủ cõi Ta Bà là ai?

Theo ghi chép trong các kinh sách Phật giáo và lời giảng của các cao tăng, giáo chủ cõi Ta Bà chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – vị thánh nhân được suy tôn là Phật Tổ Như Lai khai sinh ra Phật giáo trên thế giới.

Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta Bà
Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta Bà

Ngũ trược ác thế ở cõi Ta Bà

Ngũ Trược trong tiếng Hán có nghĩa là năm thứ ô uế, dơ bẩn. Cõi Ta Bà được Phật Thích Ca gọi là Ngũ trược ác thế vì trong cõi này có năm loại dơ bẩn bao gồm:

Kiếp trược

Theo quan niệm của đạo Bụt, cõi Ta Bà là một thế giới dễ sản sinh ra những điều ô uế, nhơ nhuốc, dơ bẩn, những thứ xấu xa, độc hại. Chính vì thế mà thế giới này mới tồn tại chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai…

Kiến trược

Kiến trược có nghĩa là thấy những sự ô uế, dơ bẩn. Cái thấy ở đây không phải thấy bằng con mắt trí huệ của bậc giác ngộ, mà qua con mắt phàm phu xác thịt nên dễ sinh ra khổ não, tham sân si, vô minh.

Chúng sanh trược

Vì là thế giới đầy rẫy những ô nhiễm, nhơ bẩn nên chúng sanh tái sinh vào cõi Ta Bà đều mang thân và tâm ô uế, bị vấy bẩn. Biểu hiện rõ nhất là những người phàm phu thường dễ nảy sinh tâm ganh ghét, đố kị, sân si, tham lam, bất hiếu, ái dục… khiến cho đạo đức suy đồi nên gọi là chúng sanh trược.

Mạng trược

Theo đạo Bụt, thọ mạng của con người thời xưa rất dài nhưng càng ngày càng bị rút ngắn vì thân tâm con người bị vẩn đục bởi những cái ô nhiễm, vô minh, tham sân sinh trong thế giới Ta Bà này. Ngoài ra, suốt cuộc đời sống tại cõi tạm, con người cũng không ngừng tạo thêm những nghiệp ác nên mới gọi là mạng trược, tức thọ mạng dơ bẩn.

Phiền não trược

Phiền não, khổ đau vốn sinh ra do tâm con người không giữ được sự thanh tịnh, trong sạch. Mà căn nguyên là do tâm bị “đầu độc” bởi các chất kịch độc mang tên tham lam, ái dục, sân hận,… Do vậy, bản chất phiền não của chúng sinh cõi này đều dơ bẩn nên gọi là phiền não trược.

Cõi Ta Bà là thế giới nảy sinh họa chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai... gây khổ ải cho chúng sinh
Cõi Ta Bà là thế giới nảy sinh họa chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai… gây khổ ải cho chúng sinh

>>> Xem thêm:

Bát khổ hay 8 nỗi khổ đau ở cõi Ta Bà

Phật từng nói một câu rất nổi tiếng thế này “đời là bể khổ”. Đời, theo ý của Phật, chính là kiếp sống tại cõi Ta Bà. Và khi chúng sinh sống tại cõi Ta Bà sẽ phải đối mạnh với bát khổ, hay tám nỗi khổ đau, gồm:

Sinh khổ

Chúng sinh trên thế giới này sinh ra đều khiến cho cha mẹ đau đớn. Nỗi đau khi sinh thành một mầm sống của người mẹ đã được khoa học so sánh như gãy nhiều đốt xương sườn cùng một lúc. Thật chẳng có từ nào diễn tả nổi! Chính vì vậy, chúng ta được sinh ra cần phải nhớ đến cái công ơn sinh thành của người mẹ.

Lão khổ

Con người sinh ra trên cõi Ta Bà không thể tránh khỏi quy luật bất di bất dịch là “thành – trụ – hoại – diệt”. Đã sinh ra thì ắt sẽ có ngày già yếu và lìa đời. Khi về già chúng ta sẽ rất khổ cực vì không còn sức khỏe, nhan sắc, không tràn trề sinh lực, xuất hiện nhiều phiền muộn, khổ não.

Bệnh khổ

Không một ai sống trong cõi Ta Bà mà chưa từng mắc bệnh, chỉ là nặng nhẹ khác nhau. Đạo Phật chia bệnh thành 3 loại là thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh. Thân bệnh là bệnh do thân mà ra như ung thư, tiểu đường…; Tâm bệnh là bệnh do tâm như stress, thần kinh…; Nghiệp bệnh là bệnh do nghiệp từ đời trước tạo ra.

Các mẫu tượng Phật bằng đá đẹp

Tử khổ

Có sinh ắt có tử. Dù giàu sang hay nghèo hèn thì đều có chung một kết cục là phải chết mà chẳng ai tiên đoán trước được thọ mệnh của mình sẽ kéo dài bao lâu. 

Cầu bất đắc khổ

Con người có nhiều mong cầu. Người không có tiền thì cầu giàu sang phú quý, kẻ bệnh tật cầu khỏe mạnh tráng kiện, người thấp hèn cầu danh vọng… Những mong muốn này không đạt được toại nguyện sẽ khiến cho con người gặp khổ.

Ái biệt ly khổ

Trong tiếng Hán, Ái là yêu còn Biệt ly là rời xa. Ái biệt ly là phải rời xa những người, những vật mà mình yêu thương. Nỗi khổ đau khi phải chia ly người yêu còn gì đau đớn bằng chăng?

Oán tắng hội khổ

Trái ngược với Ái ly biệt khổ, Oán tắng hội khổ là nỗi khổ do phải gặp những người mình ghét, làm những việc mình không thích, sử dụng những món đồ mình chẳng ưa. Đạo Bụt luôn khuyên con người không nên sinh lòng sân hận, oán ghét bất cứ ai vì chỉ khiến bản thân phiền khổ chứ chẳng được lợi ích gì.

Tu hành là con đường giải thoát khỏi cõi Ta Bà
Tu hành là con đường giải thoát khỏi cõi Ta Bà

Ngũ ấm thạnh khổ

Ngũ ấm thạnh khổ là khái niệm bao hàm tất cả 7 loại khổ đã nêu trên. Phật dạy rằng, thân thể con người được tạo nên bởi ngũ uẩn, hay ngũ ấm. Ngũ ấm thạnh, thiếu hòa hợp, sẽ khiến con người gặp khổ đau, phiền não.

Ngũ ấm thạnh khổ bao gồm:

  • Sắc ấm: tức là ngoại hình của con người. Nếu con người quá để tâm đến diện mạo ắt sẽ sinh ra khổ não.
  • Thọ ấm: tức là những loại cảm xúc của con người chẳng hạn như vui, buồn, yêu, ghét, đố kỵ, tham lam… Nếu con người bị những cảm xúc này chi phối quá đà sẽ sinh ra phiền não, khổ đau.
  • Tưởng ấm: tức là những gì xuất hiện trong tâm của con người. Tâm chứa nhiều chấp niệm, nhiều dục vọng, mong cầu, không chịu buông bỏ những điều khiến con người khổ sẽ khiến ta cứ mãi khổ đau.
  • Hành ấm: tức là ý chí, nghị lực của con người. Người bình sinh thích bày mưu tính kế, rắp tâm hãm hại người khác thì khó có được cuộc sống an nhàn, mà luôn trong trạng thái lo sợ người khác làm hại ngược lại mình, vì thế mà cứ mãi khổ đau.
  • Thức ấm: tức là những thứ liên quan đến nhận thức của con người. Phật đã từng dạy rằng, biết quá nhiều cũng là một cái khổ. Đôi khi trong cuộc sống, không biết lại có lợi hơn là biết.

Các mẫu tượng Phật bằng đá đẹp

Lời kết

Trên đây, Tượng Phật Đá Cao Trang vừa chia sẻ đến bạn bài viết chi tiết về cõi Ta Bà mà chúng ta đang sống. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cõi tạm hồng trần và gieo trong tâm bạn một mầm giống thiện lành hướng đến con đường thoát ly khỏi thế giới Ta Bà nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *