Tượng Đạt Ma Sư Tổ

Hiển thị tất cả 10 kết quả

Bồ Đề Đạt Ma là người sáng lập Thiền Học và Võ Thuật giúp nhiều người tu chánh quả. Mặc dù người ta đã hình thành tục thờ cúng hình tượng Bồ Đề Đạt Ma, nhưng ít ai nắm rõ huyền tích về ngài.

Bài viết này giới thiệu các truyền thuyết phổ biến về ngài, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về ngài và tại sao nên đặt tượng ngài trong nhà.

Tượng Đạt Ma Sư Tổ bằng đá
Tượng Đạt Ma Sư Tổ bằng đá

Đạt Ma Sư Tổ là ai?

Lịch sử Phật giáo ghi chép rằng, Đức Đạt Ma Sư Tổ, hay còn được biết đến với danh xưng Bồ Đề Đạt Ma (nghĩa là Giác Pháp), là một nhà sư đến từ Ấn Độ, ngài đã đặt chân đến Trung Quốc trong quá trình tu hành của mình. Ngài chính là người đặt nền móng quan trọng cho thiền học và võ thuật tại đây, nổi bật với sự hình thành của môn phái Thiếu Lâm Tự.

Mặc dù nhiều kinh điển nói rằng, Đạt Ma Sư Tổ là người Ấn Độ nhưng vẫn có những tranh cãi xoay quanh xuất thân của ngài.

Tại Ấn Độ, người ta cho rằng Bồ Đề Đạt Ma là tam thái tử của vị vua Pallava Tamil xứ Kanchipuram. Trong khi đó tại Nhật Bản, người ta tin rằng ngài đến từ đất nước Ba Tư. Mặc dù vậy, thông tin về xuất thân của ngài tại Trung Hoa vẫn được cho là đáng tin nhất. Đất nước này lưu truyền 2 truyền thuyết về ngài như sau.

Đạt Ma Sư Tổ hay Bồ Đề Đạt Ma
Đạt Ma Sư Tổ hay Bồ Đề Đạt Ma

Những câu chuyện về ngài Đạt Ma Sư Tổ

Theo truyền thuyết, Đạt Ma Sư Tổ nguyên quán Ấn Độ và đến Trung Quốc vào triều Lưu Tống hoặc triều Lương. Tuy nhiên, thông tin này hiện chưa được xác thực. Các truyền thuyết đều cho rằng, hoạt động truyền bá Phật pháp của ngài diễn ra chủ yếu tại triều đại nhà Bắc Ngụy.

Cuộc gặp gỡ giữa Đạt Ma Sư Tổ và vị tổ thứ 27

Có một truyền thuyết phổ biến về Đạt Ma Sư Tổ như thế này.

Một lần ngài đến gặp vị tổ thứ 27 của Nhà Phật và bàn luận về chữ “Tâm”. Sau cuộc trò chuyện, vị tổ đã dành cho Ngài rất nhiều lời khuyên chân tình đồng thời vị tổ thứ 27 đã đặt cho ngài danh xưng là Bồ Đề Đạt Ma, sau này được gọi là Đạt Ma Tổ Sư.

Sau khi được khai ngộ, Bồ Đề Đạt Ma chuyên tâm tìm hiểu, học tập nên đã thấu hiểu hết giáo lý Phật Pháp. Cuối cùng, Ngài được vị tổ thứ 27 lựa chọn làm người kế thừa và trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo. Và nhờ những lời dạy của vị tổ thứ 27 của Phật giáo mà Đạt Ma Sư Tổ mới phát nguyện xuất dương để truyền bá Phật pháp, giúp chúng sanh giác ngộ Phật pháp.

Chuyện Đạt Ma Sư Tổ gặp gỡ Lương Vũ Đế

Cuộc gặp gỡ giữa Sư Tổ Đạt Ma và Lương Vũ Đế là một giai thoại nổi tiếng, được ghi chép lại như sau.

Thời Nam Bắc triều ở Trung Hoa, Lương Vũ Đế là một người phụng sự đạo Phật. Nhà vua thường xuyên ra lệnh xây dựng nhiều chùa chiền, bảo tháp trong nước.

Khi gặp Đạt Ma Sư Tổ, Lương Vũ Đế hỏi: “Trẫm từ khi đăng cơ đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?”

Đạt Ma đáp: “Không có công đức.”

“Tại sao không công đức.”

“Bởi vì những việc vua làm là nhân ‘hữu lậu’, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật.”

“Vậy công đức chân thật là gì?”

Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được.”

Vua lại hỏi: “Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?”

“Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh.”

“Ai đang đối diện với trẫm đây?”

“Tôi không biết.”

Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Lương Vũ Đế lại không lĩnh hội.

Lương Vũ Ðế sai người tiễn khách. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn.

Sau khi Bồ Ðề Ðạt Ma ra đi, Lương Vũ Ðế gặp hòa thượng Chí Công, bèn kể lại câu chuyện. Hòa thượng Chí Công hỏi: “Bây giờ bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?”

Vũ Ðế đáp: “Không biết”.

Hòa thượng nói: “Ðó là đại sĩ Quan Âm tới truyền tâm ấn Phật”.

Lương Vũ Ðế hối tiếc, sai sứ đi thỉnh, nhưng ngài Bồ Ðề Ðạt Ma nhất quyết không quay trở lại. Sau này hồi tưởng chuyện cũ, Lương Vũ Ðế tự soạn văn bia như sau:

Hỡi ôi!

Thấy như chẳng thấy

Gặp như chẳng gặp

Ðối mặt như chẳng đối mặt

Xưa đâu nay đâu

Oán bấy hận bấy.

Những hình dáng của tượng Đạt Ma Sư Tổ

Có 6 hình tượng Đạt Ma Sư Tổ phổ biến hiện nay, bao gồm:

Hình tượng Sư Tổ Đạt Ma và một chiếc giày

Hình tượng Bồ Đề Đạt Ma với chiếc giày là biểu tượng nổi tiếng nhất. Khi viên tịch, Ngài mang theo chiếc giày là sự biểu trưng cho giác ngộ. Chiếc giày là tượng trưng cho mộ phần của con người sau khi chết.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ với chiếc giày ngụ ý rằng để giải thoát, con người cần loại bỏ hoàn toàn tham – sân – si, không vấn vương trần thế mới đến cõi Tây thiên.

tượng Sư Tổ Đạt Ma và một chiếc giày
tượng Sư Tổ Đạt Ma và một chiếc giày

Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư quá hải

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ bước qua sông Trường Giang trên một nhánh cỏ được xem là biểu tượng cho ý chí kiên định và tinh thần phấn đấu. Để giác ngộ hay tu hành thành công, con người cần vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tập trung và cố gắng không ngừng.

Như vậy, hình ảnh này là một lời nhắc nhở cho chúng ta cần có ý chí và tinh thần kiên định để đạt được mục tiêu. Nếu con người kiên định và một lòng tu hành, thì sẽ được công nhận công đức và đạt được thành quả trong việc tu hành.

tượng Đạt Ma Tổ Sư quá hải
tượng Đạt Ma Tổ Sư quá hải

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ xuất quyền

Không giống như các vị tổ khác, Đạt Ma Sư Tổ nổi bật trong phong thái mạnh mẽ chiến đấu. Ngài chính là người đã sáng lập bộ môn võ Thiếu Lâm Tự trứ danh để giúp các nhà sư tự vệ, rèn luyện sức khỏe và chống lại thú giữ.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ xuất quyền truyền tải nét đẹp của sự mạnh mẽ và ý chí kiên cường trong tu hành đạt giác ngộ của người học Phật.

Tượng Đạt Ma Sư Tổ xuất quyền
Tượng Đạt Ma Sư Tổ xuất quyền

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ khất thực

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ đi khất thực (xin ăn) là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo. Nó tượng trưng cho sự kiên nhẫn và kiên định của người tu hành trong việc giác ngộ và tu thành chánh quả.

Đây là hoạt động đã có từ thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, bắt buộc mọi tu sĩ nhà Phật phải thực hiện. Nó như một lời nhắc nhở rằng cần luôn tâm tu dưỡng tính và tránh bị cuốn vào cám dỗ đời thường. Việc làm vậy chỉ để lấy lợi ngắn hạn sẽ làm tổn hại đến giá trị của bản thân và kết quả của tu hành.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ khất thực
Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ khất thực

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền

Theo truyền thuyết, sau khi không thể khai ngộ cho Lương Vũ Đế, ngài Bồ Đề Đạt Ma đã lên núi Trung Sơn, quay mặt vào vách núi và tọa thiền liên tục 9 năm. Hành thiền cũng là một hoạt động quan trọng bậc nhất của Phật giáo, mà tu sĩ muốn giác ngộ phải chuyên tâm thực hiện. Ngồi thiền trong thời gian dài thể hiện ý chí tu học, giữ đạo mạnh mẽ của người tu hành.

Do đó, hình tượng Đạt Ma Tổ Sư ngồi thiền chính là tượng trưng cho tinh thần giữ đạo, truyền đạo không ngừng. Cùng với đó là thể hiện khao khát tìm người kế thừa chân chính của Ngài. Đây chính là để nhắc con người cần mở lòng nhận đạo, luôn thành tâm hướng đạo nếu muốn tu hành đắc đạo.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền
Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền

Hình tượng Bồ Đề Đạt Ma đứng dưới gốc tùng

Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư đứng dưới gốc tùng tượng trưng cho sự kiên định và vững chãi, không gì có thể lay chuyển của người tu học đạo Phật.

Đây là lời nhắc nhở cho chúng sanh, người tu hành biết giữ tâm thanh tịnh, lánh xa những cám dỗ đời thường như tiền tài, danh lợi hay dục vọng. Chỉ khi tâm luôn trong sạch, việc tu tập với tiến bộ, mới có cơ hội đạt được giác ngộ chánh quả. Hơn nữa, chỉ khi tâm tĩnh lặng, chúng sanh đạt được hạnh phúc và bình an thật sự.

Có nên đặt trưng tượng Phật Đạt Ma Sư Tổ ở trong nhà?

Theo chuyên gia, đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà có thể giúp gia chủ xua đuổi các luồng khí xấu, thu hút vượng khí, mang lại bình an.

Bên cạnh đó, nếu được đúng vị trí phong thủy, tượng Bồ Đề Đạt Ma còn mang lại nhiều may mắn, sức khỏe cho gia đình. Đặt tượng trong nhà còn là lời nhắc nhở cho gia chủ sống đạo đức, tránh làm việc ác và tập trung tu hành để đạt được hạnh phúc thật sự.

Hơn nữa, việc trưng tượng Phật Đạt Ma Sư Tổ trong nhà còn là cách để thể hiện lòng tôn kính Phật pháp, thể hiện quyết tâm tu học theo giáo lý nhà Phật, hướng tới những điều tốt lành, giúp đỡ mọi người xung quanh.

Có nên đặt trưng tượng Phật Đạt Ma Sư Tổ ở trong nhà
Có nên đặt trưng tượng Phật Đạt Ma Sư Tổ ở trong nhà

Vị trí đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ thuận phong thủy

Đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phòng khách

Đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phòng khách là một trong những vị trí phù hợp hàng đầu để tăng thêm sự trang trọng và thẩm mỹ cho không gian. Ngoài ra, phòng khách cũng là nơi đón khách và tiếp nhận nhiều nguồn năng lượng, do đó đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ ở đây có thể giúp ngăn chặn các nguồn năng lượng xấu và tránh uế khí cho cả gia đình.

Tuy nhiên, khi đặt tượng, cần chú ý hướng đặt phù hợp để ngăn chặn các ảnh hưởng xấu đến tài vận và bình an của gia chủ. Hướng đặt tượng nên quay vào hướng có năng lượng không tốt hoặc hướng xấu.

Vị trí đặt tượng cũng rất quan trọng, nên đặt tượng trên cao, bàn, tủ hoặc kệ, tuyệt đối không đặt dưới mặt đất để tránh làm ô uế tượng. Việc đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ ở phòng khách đúng cách có thể mang lại cho gia chủ sự bình an và may mắn.

Đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phòng làm việc

Đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ là phòng làm việc cũng là một vị trí phù hợp. Với không gian phòng làm việc, mẫu tượng Bồ Đề Đạt Ma đứng dưới gốc tùng hoặc mang một chiếc giày thường được ưu tiên lựa chọn. Hướng đặt tượng tốt nhất hướng về phía cửa ra vào để tận dụng năng lượng tốt nhất và tránh hạn thị phi, tiểu nhân.

Đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma trên xe

Nhiều người cũng thường thỉnh tượng Đạt Ma Sư Tổ cỡ nhỏ để đặt trên xe ô tô để cầu thượng lộ bình an, tránh khỏi tai ương trong khi lái xe. Vị trí thường được các tài xe lựa chọn để đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trên taplo xe hơi.

Những lưu ý khi đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà

Dưới đây là một số lưu ý khi đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà:

  • Không đặt tượng trực tiếp xuống sàn nhà hoặc những vị trí thiếu tính tôn nghiêm như phòng bếp, phòng ngủ, gầm cầu thang.
  • Không hướng mặt tượng vào các phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh vì đây là hành động thiếu tôn kính với tôn tượng của ngài.
  • Không đặt tượng quá gần cửa ra vào, nhiều người đi lại để tránh va đập, làm rơi hoặc đổ làm hỏng tượng và ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của tôn tượng ngài.
Những lưu ý khi đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà
Những lưu ý khi đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà

Nên thỉnh tượng Đạt Ma Sư Tổ bằng chất liệu gì?

Tượng Bồ Đề Đạt Ma được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ, gốm sư, ngọc, đất sét và đá tự nhiên. Mỗi chất liệu có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, giá thành sản xuất cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu để nêu ra một chất liệu chế tác tượng Bồ Đề Đạt Ma được ưa chuộng nhất thì tượng bằng đá tự nhiên sẽ là đáp án.

  • Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng đá có những ưu điểm vượt trội mà các chất liệu khác không thể có được như:
  • Tính thẩm mỹ tinh xảo trong từng đường nét, khắc họa thành thái chân thực của ngài Đạt Ma Tổ Sư.
  • Khả năng chống chọi với mọi điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt như tại Việt Nam.
  • Giá thành chế tác không quá đắt đỏ.
  • Chất liệu đá có sức sống trường tồn với thời gian, dù trải qua hàng trăm hàng nghìn năm thì bức tượng vẫn còn đó mà không hư hỏng quá nhiều.

Nếu bạn yêu thích tượng Phật bằng đá và muốn chiêm ngưỡng thêm thật nhiều mẫu tượng Phật bằng đá đẹp khác, hãy ghé xem danh mục tượng Phật đá tại Tượng Phật Đá Cao Trang nhé.

Mua tượng Đạt Ma Sư Tổ bằng đá đẹp ở đâu?

Bạn có mong muốn thỉnh mua tượng Đạt Ma Sư Tổ đẹp nhất bằng đá nhưng chưa biết liên hệ để cơ sở nào uy tín nhất. Vậy thì bạn đừng ngần ngại và hãy hoan hỷ nhấc điện thoại lên gọi ngay cho Tượng Phật Đá Cao Trang – cơ sở chế tác tượng Phật đá uy tín tại Đà Nẵng.

Mọi tôn tượng Phật do Cao Trang chế tác đều được tạo ra từ những tảng đá nguyên khối được tuyển chọn kỹ lượng nên tôn tượng Phật có độ bền vượt thời gian. Hơn nữa, do được chế tác thủ công qua bàn tay của thợ đá lành nghề nên tượng đạt được vẻ đẹp và thần thái chân thực, tôn nghiêm nhưng vẫn thật hiền từ. Tôn tượng Đạt Ma Tổ Sư bằng đá cũng không phải ngoại lệ.

Thông tin liên hệ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn
Fanpage: facebook.com/tuongphatdacaotrang