Thánh Tăng Sivali: Tài Lộc Đệ Nhất

Tìm hiểu về thánh tăng Sivali - Tài lộc đệ nhất

Thánh tăng Sivali được thờ cúng rất phổ biến tại Thái Lan hay Myanmar (Miến Điện) như một vị Thần Tài ban phước lộc. Truyền thuyết kể rằng, nơi nào có dấu chân ngài Sivali đi qua đều được no đủ và sung túc.

Có thể bạn biết nhiều về các vị Phật và Bồ tát, song chắc hẳn không nhiều người hiểu rõ về thánh tăng Sivali. Vậy mời bạn hoan hỷ đọc bài viết kể câu chuyện về ngài Sivali sau đây.

Tìm hiểu về thánh tăng Sivali - Tài lộc đệ nhất
Tìm hiểu về thánh tăng Sivali – Tài lộc đệ nhất

Câu chuyện về thánh Tăng Sivali

Ngài Sivali là ai

Tôn giả Sivali, hay Thi Bà La, là một vị đã chứng đắc quả A la hán rất được tôn kính tại các nước theo Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… 

Ngài được tôn là vị thánh bảo trợ cho chúng sanh khỏi nạn hỏa hoạn, trộm cắp, ban rải tài lộc sung túc.

Hình tướng của Ngài được khắc họa trong hình hài một vị Tỳ kheo đã xuống tóc đang đứng thẳng, thân khoác áo choàng, một tay chống gậy, một tăng nâng bình bát khất thực và chuỗi tràng hạt. 

Còn tại Việt Nam, tượng của Ngài Sivali thường được chế tác với tướng mạo một vì hòa thượng ngồi thiền thanh tịnh, tay thò vào bên trong chiếc bát.

Tôn giả Sivali
Tôn giả Sivali

Ngài Sivali ra đời

Tôn giả Sivali được sinh ra trong thời Đức Phật còn tại thế. Ông là con trai của vua Câu Lợi (Koliya) và hoàng hậu Suppavasa. 

Thông thường con người mang thai 9 tháng 10 ngày thì sinh, nhưng hoàng hậu Suppavasa mẹ Ngài lại mang thai đến tận 7 năm mà vẫn chưa hạ sinh. Tuy vậy trong 7 năm này, hoàng hậu vẫn mạnh khỏe vui tươi. Nhưng đến thời điểm 7 năm lẻ 7 ngày, hoàng hậu bắt đầu phải chịu nhiều đau đớn khổ cực do bào thai trong bụng.

Biết là điềm lạ, hoàng hậu Suppavasa thỉnh cầu chiêm bái, cúng dường Đức Phật trước lúc lâm chung. Đức Phật đồng thuận, dùng thần nhãn quán chiếu thấy quả báo ác nghiệp của thai nhi và mẹ đã hết. Đức Phật chúc phúc đến hoàng hậu và thai nhi rằng:

“Công chúa Suppavasa xứ Koliya.

Được sự khỏe mạnh và an lành hạ sinh đứa con khỏe mạnh”.

Được Đức Phật chúc lành xong thì hoàng hậu trở dạ và hạ sinh con trai dễ dàng, tựa như dòng nước đổ từ trong bình ra vậy. 

Kể từ khi đứa bé được sinh ra, vương quốc Câu Lợi thường có được những chuyện lành, mùa màng bội thu, thần dân no đủ khỏe mạnh, đất nước ngày một thịnh vượng. Cho nên, em bé được đặt là Sivali, tức là sự vui vẻ và sung túc.

Tôn giả Sivali là con trai của vua Câu Lợi và hoàng hậu Suppavasa
Tôn giả Sivali là con trai của vua Câu Lợi và hoàng hậu Suppavasa

Tiền kiếp của ngài Sivali

Một lần nọ, tôn giả Sivali, khi ấy là hoàng tử nước Câu Lợi, được Ngài Xá Lợi Phất đến thăm và giảng giải những khổ đau mà hai mẹ con Ngài phải chịu trong khi mang thai Ngài là do nghiệp báo từ đời trước.

Trong một kiếp trước, Ngài Sivali là vua của nước Benares (hay Varanasi) cổ. Trong thời gian trị vì, nhà vua đã gây chiến với quốc gia láng giềng. Cuộc chiến phi nghĩa này được giúp sức bởi hoàng hậu của nhà vua, chính là hoàng hậu Suppavasa – mẹ ngài Sivali trong đời này. Nhà vua đã bao vây quốc gia láng giềng trong nhiều ngày liền khiến dân xứ này vô cùng khổ cực, nhiều người đói, bệnh mà chết.

Cái giá mà nhà vua phải trả sau khi băng hà là bị đọa tại Avici, một thế giới địa ngục đầy khổ đau. Và rồi, đến khi tái sinh thành hoàng tử Sivali của hoàng hậu Suppavasa, hai mẹ con đều lãnh chịu những nghiệp quả còn sót lại từ đời trước.

Xuất gia và chứng quả A la hán

Sau khi được Ngài Xá Lợi Phất khai ngộ, Ngài Sivali phát nguyện xuất gia đi theo tăng đoàn của Ngài Xá Lợi Phất. Vốn rất tôn kính Đức Phật nên hoàng hậu Suppavasa mẹ Ngài đã chấp thuận.

Vào ngày làm lễ xuất gia, trong lúc đang cao tóc, Ngài Xá Lợi Phất khuyên Ngài Sivali nên hành thiền để quán chiếu về những sự bất thanh tịnh trong tâm và trong cơ thể mình. 

Vốn đã có sự tiến bộ tâm linh trong khi tu tập và thường làm nhiều điều thiện trước đó nên Ngài Sivali nhanh trong đạt được định tâm khi ngồi thiền. Kết quả là, ngày trước khi cạo râu xong, Ngài đã chứng đắc được trí tuệ vô thượng của cảnh giới Niết bàn.

Phép lạ của tôn giả Sivali

Trong quá trình hành khất, các vị Tỳ kheo trong tăng đoàn nhận ra điều kỳ lạ, Ngài Sivali luôn được cúng dường những của ngon vật lạ, y phục, chỗ ở và thuốc men đầy đủ. Những Tỳ kheo đi cùng Ngài cũng được hưởng tài lộc cùng với Ngài. 

Bất kể nơi nào Ngài Sivali đến, mọi người đều vây lấy Ngài để cúng dường. Cho nên Ngài không phải thiếu thốn bất kỳ thứ gì trên chuyến hành trình. Dù băng rừng lội suối, thậm chí vượt sa mạc khắc nghiệt thì hành trang của Ngài luôn được cúng dường đủ đầy một cách kỳ lạ.

Lời Đức Phật về thánh tăng Sivali

Đức Phật cũng nhận thấy phép lạ của Sivali, rằng chỉ cần ở bên cạnh Ngài, không ai sẽ phải chịu cảnh đói khát, thiếu thốn trên đường đi nữa. Do đó, Đức Phật đã ban cho Ngài Sivali danh hiệu “Tài Lộc Đệ Nhất”.

Một hôm nọ, khi Đức Phật cùng tăng đoàn gồm 30.000 Tỳ kheo đang trên đường đến thăm thiền sư Khadhiravaniya Revata (em trai Ngài Xá Lợi Phất. Tăng đoàn phải băng qua một khu rừng vô cùng hoang vu, chẳng hề có một căn nhà hay một bóng người nào.

Tôn giả A Nan Đà lo ngại sẽ không thể kiếm được thức ăn cho cả tăng đoàn hàng chục nghìn người bèn nói với Đức Phật. Đức Phật chỉ cười và bảo với Ngài A Nan Đà không phải lo lắng vì trong tăng đoàn đã có sự hiện diện của Sivali, nên sẽ không lo thiếu thức ăn.

>>> Xem thêm: Chú Chuẩn Đề Dễ Thuộc Dễ Đọc Nhất

Thánh tăng Sivali được Đức Phật ban danh xưng Tài Lộc Đệ Nhất
Thánh tăng Sivali được Đức Phật ban danh xưng Tài Lộc Đệ Nhất

Ý nghĩa tôn tượng của Ngài Sivali

Với danh xưng được Đức Phật ban là “Đệ Nhất Tài Lộc” cho nên tôn tượng của tôn giả Sivali được thờ phụng để cầu thiện nghiệp, phước báu về đường tiền tài. Nhiều quốc gia theo Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Myanmar, một phần của Ấn Độ, Sri Lanka… thường thờ tượng của Ngài với ý nghĩa này.

 

Hướng dẫn cách thờ cúng thánh tăng Sivali

Khi lập bàn thờ để đặt tượng thánh tăng Sivali sao cho thu hút nhiều may mắn, điềm lành, tài lộc, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Nếu đặt tượng Sivali thờ chung một ban thờ với Đức Phật thì cần đặt tượng Đức Phật ở trên tượng Ngài Sivali, và nằm chính giữa bàn thờ.
  • Tượng thánh tăng Sivali đặt ở bên trái hoặc hướng về phía trái của bàn thờ.
  • Nơi thờ tượng của thánh tăng cần phải trang nghiêm, thanh sạch, nằm ở phòng cao nhất trong ngôi nhà.
  • Không đặt tượng ngài ở phòng ngủ, bếp, góc cầu thang, toilet…
  • Không cúng dường Ngài bằng vàng mã, chỉ cúng đồ chay tịnh.
  • Không đặt bùa chú lên bàn thờ Ngài.

Ngày vía thánh tăng Sivali là ngày nào

Theo quan niệm, ngày vía thánh tăng Sivali diễn ra vào ngày 18/11 Âm lịch hàng năm.

Thần chú tài lộc Sivali

Thần chú tài lộc Sivali hay câu kệ tài lộc Sivali như sau:

Sivali Ca Mahanamam

Sabba Labham Bhavissati

Therassa Anubhava

Sabbe Hontu Piyam Mama

Sivali Ca Maha Labham

Sabba Labham Bhavissati

Therassa Anubhava 

Sada Hontu Piyam Mama

Sivali Ca Mahathero,

Mama Sise Thapetvana

Mantitena Jayomantam

Aham Vandami Sabbada

Thỉnh tượng Thánh Tăng Sivali bằng đá

Cao Trang là cơ sở chế tác tượng phật đá uy tín tại Đà Nẵng. Những tôn tượng chư Phật và Bồ tát bằng đá do Cao Trang tạo tác đã được thỉnh để cúng dường, thờ tại nhiều ngôi chùa, đạo tràng, tư gia trên khắp cả nước, và tận hải ngoại.

>>> Xem thêm: Chú Đại Bi 84 Câu Dễ Đọc Dễ Nhớ Dễ Thuộc

Tham khảo các mẫu tượng ngài Sivali bằng đá tại Cao Trang

Nếu bạn phát nguyện thỉnh tượng thánh tăng Sivali bằng đá để thờ tại gia nhằm cầu bình an, phước báu về tài lộc; hoặc thỉnh để cúng dường cho chùa, đạo tràng hãy liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *