Khác biệt hình tượng Phật Di Lặc của Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Hoa

Khác biệt hình tượng Phật Di Lặc giữa Phật giáo Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Hoa

Mời bạn đọc cùng xem 3 bức hình Phật Di Lặc dưới đây:

– Bức hình thứ nhất là hình ảnh Đức Phật Di Lặc của Tây Tạng.

– Bức hình thứ hai là hình ảnh Phật Di Lặc của Ấn Độ

– Bức hình thứ ba là hình ảnh Phật Di Lặc của Trung Hoa

Có thể thấy, hình tượng Phật Di Lặc của Tây Tạng và Ấn Độ có nhiều nét tương đồng.

Đồng thời, dễ dàng nhận thấy sự khác biệt so với hình tượng Phật Di Lặc trong quan niệm Phật giáo Trung Hoa.

Vì sao cùng là Đức Phật Di Lặc. Nhưng mỗi nơi lại có những hình tượng quá khác nhau đến vậy?

Mời quý bạn đọc và Phật tử tham khảo nội dung dưới đây.

Đức Di Lặc là ai?

Theo kinh điển Phật giáo, Phật Di Lặc là vị Phật vị lai.

Ngài là vị Phật sẽ kế tiếp sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giảng dạy Phật giáo, giáo hóa chúng sinh.

Khi nhân loại bước vào thời kỳ Mạt Pháp (thời kỳ con người không còn tin tưởng vào Phật pháp), Ngài Di Lặc sẽ hạ thế từ cõi trời Đâu-suất để giáo hóa chúng sinh.

Trong kinh Chuyển Luân Vương có chép:

““Khi tuổi thọ loài người lên đến tám vạn tuổi, bấy giờ có Thế Tôn hiệu là Di Lặc xuất hiện ở đời”.

Trong Trường A-hàm cũng đề cập thời điểm Phật Di Lặc hạ thế như sau:

“Trong lúc nhân loại sống tám vạn tuổi, con gái đến năm trăm tuổi mới gả chồng, và có chín thứ bệnh. Vào thời kỳ ấy, Đức Phật ra đời hiệu là Di Lặc Như Lai.”

Kinh Phật của có đoạn nói về ngày hạ thế của Phật Di Lặc: “khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh.”

Nhiều nhà tiên tri nổi tiếng trong lịch sử cũng đã nói về sự ra đời của Đức Phật Di Lặc.

Ví dụ:

Nhà tiên tri người Pháp Nostradamus, sống cách đây 500 năm đã mô tả trong cuốn Các Thế Kỷ (cuốn sách chứa những tiên tri của ông) hình ảnh một người từ phương Đông dùng lòng từ bi của Thần để cứu rỗi “mỗi một người” trên thế giới.

Trong sách tiên tri “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc viết: “Vào thời mạt pháp, khi đạo đức xã hội của con người suy thoái, Thánh nhân ở phương Đông sẽ xuất hiện để truyền dạy chính Pháp. Ngài không chỉ cứu độ người phương Đông, mà còn phổ độ chúng sinh của cả phương Đông và phương Tây.”

Trong Đế Sư Vấn Đáp Ca, quân sư vĩ đại của Trung Quốc là Lưu Bá Ôn có nói về hình tướng Phật Di Lặc khi hạ phàm.

Đại ý rằng, Ngài sẽ hiện trong thân tướng một người rất đỗi bình thường. Ngài không sinh trong gia đình quyền quý, không sống ở trong các tu viện, không khoác áo thầy tu.

Các kinh sách có chép, dấu hiệu để biết Chuyển Luân Thánh Vương (Phật Di Lặc) hạ thế chính là Hoa Ưu Đàm sẽ nở.

Hiện nay, không ít lần người ta trông thấy Hoa Ưu Đàm nở trên khắp thế giới. Điều này khiến không ít Phật tử tin rằng, thời điểm Phật Di Lặc hạ thế không còn xa nữa.

Hoa Ưu Đàm nở trên tượng Phật trên thế giới, dấu hiệu Di Lặc hạ thế
Hoa Ưu Đàm nở trên tượng Phật trên thế giới, dấu hiệu Di Lặc hạ thế

>>> 16+ Tên Các Tượng Phật Trong Chùa (Nên Biết Tránh Nhầm Lẫn)

Hình tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo Tây Tạng, Ấn Độ

Quan sát 3 bức ảnh Phật Di Lặc ở đầu bài viết, có thể nhận thấy, hình tượng Di Lặc trong Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ có những điểm giống nhau.

Dễ thấy nhất đó là:

Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ mô tả Đức Phật Di Lặc trong thân tướng một người nam với thân hình vạm vỡ, gương mặt anh tú, nghiêm nghị nhưng hiền từ.

Trên người Ngài khoác áo cà sa trong tư thế ngồi thiền, ngồi tự tại hoặc đứng.

Ngược lại, hình tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng và Ấn Độ cũng có nhiều sự khác biệt.

Khác biệt giữa hình tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ
Khác biệt giữa hình tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ

So với hình tượng Phật Di Lặc của Ấn Độ, Phật Di Lặc của Tây Tạng được mô tả có phần cầu kỳ và mang đậm màu sắc huyền bí hơn.

Hình tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo Trung Hoa

Chắc chắn người Việt Nam sẽ quen thuộc với hình tượng Phật Di Lặc của Trung Hoa hơn.

Hình tượng Phật Di Lặc quen thuộc nhất với người Việt Nam

Nhắc đến Đức Phật Di Lặc, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến một vị hòa thượng với thân hình mập mạp, khuôn miệng Ngài luôn nở nụ cười đầy hạnh phúc và tư bi.

Nguyên mẫu hình tượng Phật Di Lặc của Trung Quốc lấy từ Bố Đại Hòa Thượng, một thiền sư sống tại Trung Quốc thể kỷ thứ 10.

Tương truyền, vị thiền sư luôn mang trên vai một túi vải lớn nên được gọi là Bố Đại Hòa Thượng. Dân gian đồn rằng, hiếc túi vải của vị hòa thượng có nhiều phép lạ.

Đến lúc viên tịch, Bố Đại Hòa Thượng tiết lộ mình là hiện thân của Di Lặc.

Từ đó, hình tượng Di Lặc trong Phật giáo Trung Hoa gắn liền với hình ảnh vị hòa thượng mập mạp và phúc hậu.

Tại Việt Nam, do chịu 1.000 năm Bắc thuộc, ảnh hưởng từ Phật giáo Bắc tông là rất lớn.

Do vậy, người dân và Phật tử vốn đã rất “quen” với hình ảnh Phật Di Lặc của Trung Quốc.

Có thể ít người biết đến hình tượng Phật Di Lặc thân tướng khỏe mạnh, cường tráng như ở Phật giáo Mật tông Tây Tạng hay ở Ấn Độ.

Sự khác biệt này có ảnh hưởng gì?

Sự khác biệt giữa hình tượng Phật Di Lặc của Tây Tạng, Ấn Độ với Trung Quốc, Việt Nam là rất rõ.

Tuy nhiên, đây chẳng có qua là cách thể hiện hình tượng Phật Di Lặc theo văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán ở các vùng khác nhau.

Điều này hoàn toàn không có ảnh hưởng gì trong việc thờ phụng tượng Phật.

Phật tử hoàn toàn có thể thờ phụng tượng Phật Di Lặc theo phong cách Phật giáo Tây Tạng, Ấn Độ hay Trung Quốc. Đây không phải vấn đề. Chỉ cần quý Phật tử thành tâm và tôn kính với Phật pháp.

Có thể bạn cũng quan tâm: Top 12 Tượng Phật Lớn Nhất Thế Giới (1 Tại Việt Nam)

Nơi thỉnh tượng Phật Di Lặc bằng đá

Cao Trang là địa chỉ chế tác tượng Phật đá uy tín được Phật tử trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn để thỉnh tượng Phật cúng dường cho chùa, hoặc thờ tại gia.

Tượng Phật đá tại Cao Trang được chế tác từ đá tự nhiên có sức sống trường tồn với thời gian. Đồng thời, mỗi tôn tượng Phật bằng đá đều mang một thần thái riêng, thanh tịnh và trang nghiêm.

>>> Xem thêm Tượng Phật Trên Đỉnh Núi Bà Đen: Top 5 Điều Thú Vị

Để thỉnh tượng Phật bằng đá nói chung và tượng Phật Di Lặc bằng đá nói riêng. Quý Phật tử xin hoan hỷ liên hệ theo địa chỉ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Lời kết

Trong khuôn khổ bài viết trên, Cao Trang đã giới thiệu đến bạn đọc những sự khác biệt giữa hình tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo Tây Tạng, Ấn Độ với Phật giáo Trung Hoa, Việt Nam.

Mong rằng, những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn đọc.

Nếu có gì muốn bổ sung, hãy để lại bình luận nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *