Tham Sân Si Là Gì Và Cách Chế Ngự Tham Sân Si Theo Đạo Phật

Tìm hiểu tham sân si là gì và cách chế ngự tham sân si

Tham sân si được xem là Tam độc trong đạo Phật, là nguyên nhân của mọi khổ đau của chúng sinh, khiến chúng sinh mãi trầm luân trong vòng luân hồi. Vậy tham sân si là gì mà nguy hiểm đến vậy và làm thế nào để chế ngự tham sân si trong tâm? Mời bạn đọc bài viết sau.

Tìm hiểu tham sân si là gì và cách chế ngự tham sân si
Tìm hiểu tham sân si là gì và cách chế ngự tham sân si

Tham sân si là gì?

Phật giáo cho rằng Tham Sân Si là ba thứ tâm độc gây khổ cho chúng sinh, gọi bằng thuật ngữ Tam độc (tiếng Phạn: Trivisa). Theo đó, chúng sinh vì Tham Sân Si mà làm nhiều điều xấu, trong tâm luôn bị nghiệp lực trói buộc. 

Tham Sân Si là sự tham lam, giận dữ, ngu dại. Nó khiến chúng sinh không có năng lực phân rõ đúng – sai, hay – dở, tốt – xấu. Điều đáng nói, tham sân si là ba thứ độc hại luôn ẩn trong tâm mỗi người kể từ lúc sinh ra.

Theo Đức Phật, Tham Sân Si là Tam độc của tâm con người
Theo Đức Phật, Tham Sân Si là Tam độc của tâm con người

Nếu không kiểm soát được nó thì người ta sẽ bị nó hủy hoại. Nó sẽ phá hỏng cả nhân cách, trí tuệ lẫn mạng sống của người ta, cũng như gây phiền toái cho người khác.

Tam độc được vẽ ở giữa bức tranh “Bánh xe luân hồi”, một bức tranh Phật giáo phổ biến ở Tây Tạng. Tam độc được biểu hiện bằng ba con vật: con chim (tham), rắn (sân) và lợn (si). Ba con vật này cắn vào đuôi nhau tạo thành một vòng tròn khép kín, tượng trưng cho mối liên kết không thể dứt ra đầy nguy hiểm của Tam độc.

Hình ảnh biểu tượng cho Tham Sân Si trong Phật giáo Tây Tạng
Hình ảnh biểu tượng cho Tham Sân Si trong Phật giáo Tây Tạng

Bàn luận về Tham Sân Si 

Trong phần này chúng ta sẽ cùng bàn luận để hiểu rõ hình hài của từng yếu tố Tham Sân Si thực sự là gì.

Bàn luận về Tham

Theo giáo lý nhà Phật, Tham (Lobha) là tất cả sự ham muốn. Hễ có ham muốn là có tham. Cốt lõi của tính tham nằm ở sự quá độ về về 5 loại nhu cầu gồm: Tiền tài, sắc dục, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ… Khi lòng tham khởi sinh, người ta sẽ làm nhiều điều xấu để đạt được mục đích. Tham có ba loại: tham tài vật, tham sắc dục và tham danh vọng. 

Tham thực ra không phải là bản chất của con người, mà hệ quả sinh ra từ những ảnh hưởng của cuộc sống. Tham càng nhiều, phúc đức càng ít. Tham còn gây ra nhiều khổ đau cho bản thân và người khác. Muốn sống an lạc, trước tiên phải biết đủ. Muốn thiện, trước hết phải hết tham. Đó mới là trí tuệ cao cả của đời người.

Theo giáo lý nhà Phật, Tham (Lobha) là tất cả sự ham muốn

Bàn luận về Sân

Sân (Dosa) là sự giận dữ, thù hận khi không được như ý, ham muốn không được đáp lại. Khi tính sân hình thành trong tâm, người ta sẽ làm nhiều điều sai trái để trả thù. 

Sân sinh ra là do yêu thích “cái ta” hay “cái của ta”. Nếu ai xúc phạm ta hay người thân, tài sản của ta, ta sẽ cảm thấy khó chịu và nóng giận. 

Song sống trên đời này, ai cũng có lúc bị chửi bới, chê bai dù là trực tiếp hay bị nói sau lưng mà thôi. Muốn tránh rắc rối, ta cần chế ngự được sân. Bởi khi lòng sân hận chiếm hữu tâm can, người ta sẽ hãm hại người khác và tự hại mình nhiều hơn. 

Sân còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sân giận làm tim đập mạnh, máu lên, hại gan, gây đột quỵ. Hay có câu “giận quá mất khôn”, tức là cơn giận làm chúng ta mất đi sự tỉnh táo để giải quyết vấn đề, mà chỉ tìm cách làm thỏa mãn cái tôi sân hận, thành ra khi nóng giận người ta dễ tạo nghiệp ác.

Sân (Dosa) là sự giận dữ, thù hận khi không được như ý, ham muốn không được đáp lại
Sân (Dosa) là sự giận dữ, thù hận khi không được như ý, ham muốn không được đáp lại

Bàn luận về Si

Nhà Phật quan niệm rằng, Si (Moha) nghĩa là si mê, là vô minh, ngu tối. Người si là người không sáng suốt, không có trí tuệ, không hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật. Thành ra họ không làm chủ được bản thân, sẽ làm những điều có hại cho mình và cho người. 

Tính Si như “đêm tối” che lấp “ánh sáng” trong tâm trí, làm cho con người không nhìn thấy được những thói xấu trong mình. Si tồn tại ở nhiều “hình dạng” như: 

  • Si về đạo lý: Tức là mất đi khả năng nhận biết về những đạo lý làm người
  • si về bản chất của vạn vật: Ở dạng này, con người không còn khả năng nhận biết về bản chất của các sự vật, sự việc xảy ra xung quanh họ. 
  • Si về tâm thân của bản thân: Ở trạng thái này, con người không thể nhận biết, ý thức được thân tâm của chính mình.

Vì vậy, khi bị cám dỗ, ta phải hết sức tỉnh táo, tịnh tâm để phân biệt đúng – sai, thật – giả, lợi – hại. Nếu không ta sẽ bị tính si lừa và tin vào những điều không có thật. 

Để chế ngự được Si từ đó nhận thức được cái đúng cái sai, cái u mê, ngu dốt của bản thân và bản chất của sự việc, con người cần phải có tri thức, có trí tuệ, có hiểu biết về sự thật. Từ đó việc làm mới đúng đắn, lợi ích cho mình và cho người, tránh làm ra những điều hại người hại chính bản thân mình, ở hiện tại và cả ở tương lai.

Nhà Phật quan niệm rằng, Si (Moha) nghĩa là si mê, là vô minh, ngu tối
Nhà Phật quan niệm rằng, Si (Moha) nghĩa là si mê, là vô minh, ngu tối

Lời Phật dạy về tham – sân – si

Đức Phật dạy rằng Tham Sân Si là nguồn cội của mọi loại khổ đau trên đời. Trong đó, theo Phật thì lòng tham là yếu tố đứng hàng đầu trong tam độc. Nhưng ngài nhận định rằng đã là con người thì ai cũng có lòng tham, và từ lòng tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.

Nguyên nhân chúng ta cần loại bỏ tham sân si trong tâm

Như lời Đức Phật dạy ở trên: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. 

Có thể nhận thấy, chừng nào trong tâm con người còn 3 thuộc tính Tham Sân Si thì chừng ấy những việc làm ác còn tiếp diễn trên thế giới, con người sẽ còn tiếp tục trầm luân mãi trong vòng tròn luân hồi khép kín mà chẳng thể thoát ra nổi. 

Thật bất hạnh thay!

Đức Phật dạy rằng Tham Sân Si là nguồn cội của mọi loại khổ đau trên đời
Đức Phật dạy rằng Tham Sân Si là nguồn cội của mọi loại khổ đau trên đời

Đáng buồn hơn nữa là con người lại bị hủy hoại, đầy đọa bởi thứ độc không phải là bản chất của mình. Con người khởi thủy không hề có tính tham sân si mà do cuộc sống của con người hình thành nên. Nhưng thứ không phải bản chất của con người này lại là thứ gây ra khổ đau nhiều nhất cho chính bản thân ta và những người xung quanh qua nhiều kiếp sống.

Nói cách khác, khi con người tiêu trừ, loại bỏ được “cặn bã” của Tham Sân Si tàn dư trong tâm thì mọi khổ đau của kiếp người sẽ tự khắc chấm dứt. Con người sẽ không tự làm hại mình và hại người, hại muôn loài nữa.

Con người chỉ hết khổ đau khi loại bỏ được tham sân si trong tâm mình
Con người chỉ hết khổ đau khi loại bỏ được tham sân si trong tâm mình

3 trạng thái tinh thần đối lập Tham San Si

Theo Phật giáo, Tham Sân Si có 3 trạng thái đối lập đó là:

  • Sự buông bỏ
  • Sự Từ Bi Hỷ Xả, hay còn gọi là Tứ vô lượng tâm
  • Trí tuệ bát nhã

Tham khảo thêm Phạm Thiên Trong Phật Giáo Và Ấn Độ Giáo

Phương pháp chế ngự tham sân si

Tham sân si là những thứ chất kịch độc tiêm nhiễm những điều xấu xa vào con người và gây ra mọi loại khổ đau của con người. Trong đó, Tham là nguyên nhân, là nguồn gốc tạo ra Sân và Si. Cho nên chế ngự được lòng Tham thì Sân và Si sẽ không sinh ra nữa.

Như vậy, để khắc chế, diệt trừ được sự hình thành của Tham Sân Si, con người cần: 

Đầu tiên, chúng ta phải tu dưỡng trí tuệ để nhận thức được cái đúng cái sai, cái vô minh, ngu dốt của bản thân và bản chất của sự việc. Chỉ khi có trí tuệ, tri thức mới có khả năng phân biệt đúng sai phải trái, đưa ra hành động phù hợp hay sai trái. 

Thứ hai, chúng ta cần ghi nhớ rằng mọi sự thiện ác đều có quả báo, gieo nhân nào gặt quả ấy. Khi bị cám dỗ, phải tỉnh táo để nhận biết và từ chối nó, không để lòng tham nổi lên. Khi không tham, con người sẽ không làm việc ác, không tạo nghiệp ác, không gặp ác báo. Khi không gieo nghiệp ác ắt sẽ được hưởng quả báo phước lành. 

Thứ ba, chúng ta cần nỗ lực chế ngự được lòng sân khi sân hận nổi lên. Sân sinh ra do chỉ biết mình, chỉ thích “cái ta” hay “cái của ta”. Khi bị xúc phạm, phải phân tích xem người khác có đúng hay không. Nếu đúng thì cần sửa sai. Nếu sai thì cần tha thứ. Khi không nóng giận, sẽ không hại thân thể và tâm trí. Khi không giận dữ, sẽ không có lòng thù ghét và ghen tức. Khi không hại người thiệt thân. 

Cuối cùng, chúng ta cần phải biết đủ và hiểu rõ về nhân sinh, nhân quả, quy luật tự nhiên. Biết đủ là hài lòng với những gì mình có hoặc có thể đạt được bằng chính sức lao động của mình. Không tham lam cái của người khác. Không so sánh mình với người. Không nghĩ mình là nhất. 

Để chế ngự tham sân si thì cần hiểu rõ bản chất vạn vật là vô thường
Để chế ngự tham sân si thì cần hiểu rõ bản chất vạn vật là vô thường

Hiểu rõ về nhân sinh là biết rằng không có vật gì tồn tại vĩnh hằng trên đời. Tất cả đều vô thường. Sống tốt ở kiếp này là luôn nghĩ thiện làm lành. Không gieo các nghiệp ác để sống một cuộc đời bình an, hưởng các phước lành. Chỉ khi hiểu được những điều này mới có thể khắc chế, diệt trừ được Tam Độc.

Để khắc chế Tham Sân Si thì việc hiểu về Tứ diệu đế là cần thiết. Nếu còn thời giờ, bạn đọc có thể tìm đọc bài viết: << Tứ Diệu Đế & 4 Chân Lý Nhiệm Mầu Của Phật Giáo >> để tìm hiểu thêm về Tứ diệu đế nhé.

Tổng kết

Như vậy, tượng phật bằng đá Cao Trang đã cùng bạn tìm hiểu tham sân si là gì và phương pháp chế ngự được 3 thứ độc dược của tâm này. Mong rằng bài viết đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc đến hết bài viết khá dài này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *