Phạm Thiên Trong Phật Giáo Và Ấn Độ Giáo

Phạm Thiên hay Đại Phạm Thiên là một khái niệm được nhắc đến nhiều trong các tôn giáo như Hindu giáo và Phật giáo. Bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp đầy đủ thông tin một cách ngắn gọn nhất về Phạm Thiên để bạn đọc cùng tìm hiểu.

Phạm Thiên Trong Phật Giáo Và Ấn Độ Giáo

Phạm Thiên là vị nào?

Phạm Thiên được nhắc đến nhiều trong vũ trụ quan của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Theo tài liệu nghiên cứu trên trang Giác Ngộ Online, cách hiểu về Phạm Thiên của 2 tôn giáo có sự khác biệt tương đối rõ rệt.

Cụ thể, Ấn Độ giáo (Hindu giáo) xem Phạm Thiên (Brahma) hay Đại Phạm Thiên (Mahabrama) là vị thần tối cao sáng tạo ra vạn vũ trụ, quan niệm này có điểm tương đồng với khái niệm Thượng đế hay Sáng thế chủ ở phương Tây. Phạm Thiên là 1 trong 3 vị thần quan trọng nhất đối với Ấn Độ giáo (còn gọi là Trimurti), 2 vị thần còn lại là Shiva (đấng hủy diệt) và Vishnu (đấng bảo hộ).

Theo Ấn Độ giáo, thần Brahma là cha của Manu – con người đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất (giống với Adam ở phương Tây), từ ông loài người được sinh ra. Nói cách khác, Ấn giáo thờ phụng Phạm Thiên như một đấng tạo hòa có công tạo ra con người.

Ấn Độ giáo (Hindu giáo) xem Phạm Thiên (Brahma) hay Đại Phạm Thiên (Mahabrama) là vị thần tối cao sáng tạo ra vạn vũ trụ

Có sự khác biệt với Ấn Độ giáo, Phạm Thiên trong quan niệm của đạo Phật là một người đã đạt được sự giác ngộ trong các tầng thiền định và nếu không bị sự hoại thiền, sau khi qua đời sẽ được tái sanh trong các tầng trời Sắc giới phù hợp với tầng thiền đã chứng ngộ.

Phạm Thiên có nhiều cách đọc khác nhau tùy theo ngôn ngữ sử dụng. Đơn cử, trong tiếng Trung, từ Phạm Thiên đọc là Fantian (梵天), tiếng Nhật đọc là Bonten, tiếng Đài Loan đọc là Hoān-thian, tiếng Hàn đọc là Pomch’on, tiếng Thái đọc là Phra Phrom và tiếng Tây Tạng đọc là Tshangs pa.

Nguồn gốc của Phạm Thiên

Nói về nguồn gốc của Phạm Thiên, cả Phật giáo và Ấn Độ giáo đều trình bày khá mơ hồ, cụ thể là sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ Brahma chỉ Thực tại Tối thượng siêu hình và Bà la môn chỉ tu sĩ theo kinh Vệ Đà.

Một số nhà nghiên cứu Phật học, như K. N. Jayatilleke và Rigveda nói riêng và hầu hết người theo Phật giáo không công nhận sự tồn tại của các vị thần và việc có một đấng sáng tạo trong vũ trụ.

Đối với vũ trụ quan của đạo Phật, Đức Phật là vị thầy tối cao, là cảnh giới cuối cùng mà người tu hành hướng tới. Do đó, Phật giáo sử dụng thuật ngữ Phạm Thiên – một người tu thiền ở cảnh giới cao – để phủ nhận sự tồn tại của một đấng sáng tạo nào đó. Mặt khác, chính Phạm Thiên là vị đã thỉnh Đức Phật giảng dạy giáo lý ngài đã chứng đắc cho thế gian.

Phật giáo sử dụng thuật ngữ Phạm Thiên - một người tu thiền ở cảnh giới cao
Phật giáo sử dụng thuật ngữ Phạm Thiên – một người tu thiền ở cảnh giới cao

Thuật ngữ Phạm Thiên (Brahma) được tìm thấy sớm nhất trong văn tự của tác phẩm văn học Prapathaka thứ 5 của Maitrayaniya Upanishad – một văn bản cổ được viết bằng tiếng Phạn sáng tác vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, sau khi Phật giáo hình thành và phát triển.

Khái niệm tâm linh về Phạm Thiên đã tồn tại từ rất lâu và có những ý kiến cho rằng Phạm Thiên có thể đã xuất hiện như một quan niệm cá nhân và biểu tượng với các thuộc tính (phiên bản saguna) của nguyên lý phổ quát phi nhân tính được gọi là Brahman.

Hình tướng của Phạm Thiên

Trong vũ trụ quan của Ấn Độ giáo, Phạm Thiên hay Đại Phạm Thiên được miêu tả là một vị thần có 4 mặt và 4 cánh tay. Trong đó, 4 mặt tượng trưng cho 4 bộ kinh Vệ Đà còn 4 cánh tay biểu tượng cho 4 phương trên Trái Đất gồm Đông, Tây, Nam, Bắc. Trái ngược với các vị thần Ấn giáo khác, Phạm Thiên không mang theo vũ khí. 

Trong tín ngưỡng của người Thái, hình tượng của Phạm Thiên (Phra Brom) khá tương tự với Ấn Độ giáo. Điểm khác biệt duy nhất là ngài thường có tận 8 cánh tay.

Phạm Thiên hay Đại Phạm Thiên được miêu tả là một vị thần có 4 mặt và 4 cánh tay
Phạm Thiên hay Đại Phạm Thiên được miêu tả là một vị thần có 4 mặt và 4 cánh tay

Cõi trời Phạm Thiên thường trụ

Theo các ghi chép Phật giáo, Phạm Thiên thường trụ tại cõi trời Sắc Giới. Ngài là chúa tể của cõi Brahmaloka – cõi tái sinh trên trời.

Quan niệm về Đại Phạm Thiên trong các tôn giáo, nền văn hóa

Qua những khái niệm nêu trên, hẳn bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về Phạm Thiên (Brahma) hay Đại Phạm Thiên (Mahabrama). Nội dung ngay dưới đây sẽ tóm lược một cách ngắn gọn nhất quan niệm về Brahma ở một số tôn giáo, tín ngưỡng như sau.

Quan niệm về Đại Phạm Thiên trong Hindu giáo

Hindu giáo hay Ấn Độ giáo xem Brahma là 1 trong 3 vị thần tối cao (Brahma – Vishnu – Shiva). Trong đó, thần Brahma là vị thần sáng tạo ra vũ trụ, con người. Có thể hiểu khái niệm Brahma trong Hindu giáo tương tự như Đấng Sáng Thế ở phương Tây.

Quan niệm về Phạm Thiên của Phật Giáo

Trái ngược với Ấn Độ giáo, Phật giáo chỉ xem Brahma như một người đã đạt được cảnh giới thiền cao, đã được sự giác ngộ nhất định. Sau khi tái sinh, họ có thể về cõi trời Sắc giới.

Quan niệm về Phạm Thiên của Phật Giáo

Phạm Thiên trong tín ngưỡng của người Thái

Theo tín ngưỡng của người Thái, Phạm Thiên được mô tả có 4 khuôn mặt và 8 tay, mang ý nghĩa như sau:
  • Khuôn mặt từ: Tượng trưng cho trình độ học nghiệp, danh tiếng và địa vị.
  • Khuôn mặt bi: Biểu hiện tình yêu, hôn nhân và giao tiếp.
  • Khuôn mặt hỷ: Đại diện cho sự giàu có, phú quý và thu nhập.
  • Khuôn mặt xả: Biểu tượng cho sự chở che và bảo vệ.
8 tay của Phạm Thiên có ý nghĩa như sau:
  • Tay cầm Lệnh Kỳ: Biểu tượng cho sức mạnh Pháp Lực vô biên.
  • Tay cầm Phật kinh: Biểu tượng cho trí tuệ và hiểu biết.
  • Tay cầm Ốc Loa (Ốc Báu): Biểu tượng cho sự ban phước và may mắn.
  • Tay cầm Minh Luân (Bánh xe ánh sáng): Biểu tượng cho niềm vui và sự xua tan phiền muộn.
  • Tay cầm Quyền trượng: Biểu tượng cho thành công và danh tiếng.
  • Tay cầm Bình nước: Biểu tượng cho sự ấm no và đầy đủ.
  • Tay cầm Niệm Châu: Biểu tượng cho sự khống chế và kiểm soát vòng luân hồi.
  • Tay bắt ấn để trước ngực: Biểu tượng cho sự che chở và bảo vệ của Phật đối với mọi người.
Quan niệm về Đại Phạm Thiên trong các tôn giáo, nền văn hóa

Phạm Thiên và Đức Phật Thích Ca

Vì câu chuyện giữa Phật Thích Ca và Phạm Thiên khá dài nên chúng tôi chỉ xin tóm tắt như sau:

Khi Đức Phật ngự ở vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Bấy giờ có vị Phạm Thiên Vương – vị thần ở Trời Phạm, tự cho rằng mình là vị trí quan trọng nhất và tối thượng. Khi Đức Phật biết được ý niệm của Phạm Thiên, ngài đến gặp và trao đổi với vị thần này.

Đức Phật chỉ ra rằng những khái niệm của Phạm Thiên về thường hữu, thường hằng, và tối thượng là sai và vô minh. Một Thiên Ma nói rằng không nên tranh luận với Phạm Thiên vì sẽ vô ích. Đức Phật tiếp tục chỉ ra rằng Phạm Thiên không phải là thượng đế và không có được sự hiểu biết tối cao. Phạm Thiên không thể so sánh với Đức Phật trong tri kiến và quyền năng. Phạm Thiên không tin và tranh luận tiếp, nhưng sau đó biến mất. 

Đức Phật tiếp tục chỉ ra rằng các khái niệm của Phạm Thiên về thực tại cũng là sai và vô minh. Đức Phật khẳng định rằng Ngài có tri kiến vượt trội và hiểu biết sâu sắc hơn. Cuối cùng, Phạm Thiên không thể tranh luận và thừa nhận sự vĩ đại của Đức Phật.

Phạm Thiên và Đức Phật Thích Ca
Phạm Thiên và Đức Phật Thích Ca

Cách lập bàn thờ Phạm Thiên tại nhà

Để thờ Phạm Thiên tại nhà và mong được linh ứng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đặt tượng Phạm Thiên và lập bàn thờ ở vị trí phù hợp để thỉnh thờ đúng cách nhất. Để làm điều này, cần phải biết rõ vị trí phù hợp để đặt tượng và lập bàn thờ, nhằm tạo sự trang nghiêm và linh thiêng.
  • Chuẩn bị mâm cỗ trả lễ với tâm tư thành thật và chủ yếu dựa trên lòng thành của gia chủ. Bạn có thể dùng heo quay, các loại trái cây tươi… tùy thuộc vào khả năng của gia đình và cách trả lễ cũng có thể khác nhau.
  • Khi lập bàn thờ, hãy chú ý đến chất liệu và kích thước. Cần lập bàn thờ phù hợp với diện tích sẵn có và mục đích sử dụng để đảm bảo hợp lý nhất.

Tham khảo một số mẫu tượng phật bằng đá đẹp do Tượng Phật Đá Cao Trang chế tác bên dưới:

Như vậy Tượng Phật Đá Cao Trang đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về Phạm Thiên – một khái niệm quan trọng trong vũ trụ quan Phật giáo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn để thêm yêu hơn đạo Phật.

>>> Tham khảo:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *