Chữ Vạn Đã Xuất Hiện Trước Khi Phật Giáo Ra Đời

Được xem là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của Phật giáo nhưng chữ Vạn có thể đã ra đời trước cả khi Phật giáo xuất hiện.

Trong bài viết này, Tượng Phật Đá Cao Trang mời bạn cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Vạn. Bây giờ mời bạn hoan hỷ đọc bài viết.

Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Vạn

Chữ Vạn là gì?

Chữ Vạn là một biểu tượng cổ xưa, đã xuất hiện rất lâu trên Trái Đất. Hiện nay, chữ Vạn được xem là một trong những biểu tượng của Phật giáo, tuy nhiên nhiều bằng chứng khảo cổ đã cho thấy, chữ Vạn đã ra đời từ trước khi Phật giáo hình thành.

Theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy, chữ Vạn (swastika 卐  hoặc sauwastika 卍) không phải chữ viết mà là một hình dạng hình học, biểu tượng tôn giáo cổ xưa trong các nền văn hóa Á-Âu. Trong một số tôn giáo tại Ấn Độ cổ, biểu tượng chữ Vạn đại diện cho các vị thần, trong khi đó một số nền văn hóa phương Tây xem đây là biểu trưng cho điềm lành.

Các biến thể của chữ Vạn trên thế giới
Các biến thể của chữ Vạn trên thế giới

Nguồn gốc chữ Vạn lâu đời hơn bạn tưởng

Tên chữ Vạn (swastika) có nguồn gốc từ tiếng Phạn (Devanagari: स्वस्तिक) nghĩa là “có lợi cho hạnh phúc” hoặc “tốt lành”. Chữ Vạn xuất hiện tại nhiều nền văn hóa khác nhau và mang những ý nghĩa biểu trưng khác nhau.

Ấn Độ giáo xem biểu chữ Vạn (卐) đại diện cho sự thịnh vượng, may mắn và Mặt trời, trong khi biểu tượng chữ Vạn ngược (卍) được gọi là sauvastika, tượng trưng cho ban đêm hoặc khía cạnh Mật tông của Kali. Trong Kỳ Na giáo (một tôn giáo khác tại Ấn Độ), chữ Vạn đại diện cho Suparshvanatha – vị thầy tâm linh và vị cứu tinh thứ 7 trong số 24 Tirthankara.

Trong Phật giáo, chữ Vạn biểu thị cho dấu chân Phật – 1 trong 32 dấu hiệu tốt lành của Đức Phật. Nó còn là biểu tượng gợi nhờ về Đức Phật A Di Đà.

Trong một số tôn giáo hình thành tại vực Ấn-Âu, chữ Vạn đại diện cho tia sét, thần sấm sét và vua của các vị thần, chẳng hạn như Indra trong Ấn Độ giáo Vệ đà, thần Zeus của Hy Lạp cổ đại, thần Jupiter của La Mã cổ đại và thần Thor trong tôn giáo của người Đức cổ đại.

Ngoài ra, biểu tượng chữ Vạn còn được tìm thấy trong các di tích khảo cổ của nền văn minh thuộc lưu vực sống Ấn hay vùng Trung Đông. Nó cũng xuất hiện trong một số tác phẩm nghệ thuật cổ của Đế quốc Đông La Mã và Thiên chú giáo.

Mặt khác, một nghiên cứu của một tiến sĩ đại học Nhật Bản cho thấy, chữ Vạn thực tế đã xuất hiện rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Trong khi đó, mãi đến tận thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, trong các văn bản kinh Phật sớm nhất mới xuất hiện chữ Vạn.

Tóm lại: chữ Vạn là một biểu tượng phổ biến trên Trái Đất. Nó được tìm thấy ở nhiều nền văn minh, tôn giáo cổ xưa chứ không chỉ riêng đạo Phật nói riêng, khu vực châu Á nói chung.

Biểu tượng chữ Vạn trong những cổ vật được tìm thấy trên khắp thế giới
Biểu tượng chữ Vạn trong những cổ vật được tìm thấy trên khắp thế giới

Tổng hợp ý nghĩa của chữ Vạn có thể bạn chưa biết

Bên cạnh những ý nghĩa nêu trên, biểu tượng chữ Vạn còn mang những ý nghĩa khác mà có thể bạn đọc chưa biết rõ.

Ý nghĩa của chữ Vạn trong phong thủy

Chữ Vạn (swastika) được xem là một biểu tượng phong thuỷ đại diện cho vượng khí, giá trị tốt lành, sự viên mãn và hạnh phúc. Đó là lý do nhiều vật phẩm phong thủy có khắc chữ Vạn nhằm thu hút điều tốt đẹp cho gia chủ.

Ý nghĩa của chữ Vạn trong Phật giáo

Theo tài liệu Từ điển Phật học Việt Nam do hòa thượng Thích Minh Châu và Minh Chi biên soạn và xuất bản năm 1991, chữ Vạn trong đạo Phật được xem là một trong 32 tướng đẹp của Phật và nằm ở vị trí trên ngực của Ngài. Nó biểu thị sự công đức vô lượng, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của ngài.

Biểu tượng chữ Vạn trên ngực tượng Phật A Di Đà
Biểu tượng chữ Vạn trên ngực tượng Phật A Di Đà

Chữ Vạn trên cờ phát xít Đức không phải chữ Vạn chính thống

Mặc dù ý nghĩa nguyên thủy của chữ Vạn là điều tốt lành, nhưng có một giai đoạn, nó trở thành biểu tượng của sự chết chóc và nỗi sợ hãi khi bị Đức Quốc xã dưới sự dẫn dắt của Hitler sử dụng trên lá cờ của mình trong thế chiến II.

Đối với Đảng Quốc xã, chữ Vạn màu đen đặt trong vòng tròn màu trắng là biểu tượng tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc của nước Đức thời điểm đó. Nhưng đối với người Do Thái – nạn nhân bị phát xít Đức diệt chủng, chữ Vạn lại trở thành biểu tượng của chủ nghĩa chống đối và khủng bố.

Hệ quả là, trong thế chiến II, trên khắp trời Âu, chữ Vạn bị xem là biểu tượng của chủ nghĩa siêu chủng tộc và mối đe dọa do mối liên hệ với chủ nghĩa phát xít. Điều này đã làm xuyên tạc nghiêm trọng giá trị nguyên thủy đầy tốt đẹp của chữ Vạn.

Chữ Vạn trên cờ phát xít Đức không phải chữ Vạn chính thống

Cách viết chữ Vạn như thế nào là chuẩn nhất?

Như đã đề cập ở phần trên, chữ Vạn có 2 cách viết khác nhau nhưng nhìn chung cấu trúc là tương tự. Cụ thể, dù viết bằng cách nào thì chữ Vạn cũng được biểu diễn ở dạng 2 chữ S cứng đan chéo nhau và tạo thành góc vuông giống hình chong chóng.

Ở cách viết thứ nhất, chữ Vạn được viết theo chiều ngược với kim đồng hồ. Điều này tuân theo chiều xoay tự nhiên của Trái Đất quanh Mặt Trời. Chữ Vạn viết theo cách này biểu tượng cho sự cát tường hải vấn tướng, biểu tượng cho việc quay quanh Đức Phật như một sự tôn kính và sùng bái.

Còn ở cách viết thứ hai, chữ Vạn được viết thuận chiều với kim đồng hồ, tức là theo chiều quay tương sinh của Ngũ hành. Chữ Vạn viết theo cách này mang ý nghĩa chúc phúc, may mắn, tốt lành, niềm vui, phước lành, được gọi là Kiết tường, Vạn Tự và Đức tự.

Tuy nhiên nhiên, dù viết chữ Vạn theo cách nào cũng đều được cả. Không cần phải câu nệ kiểu cách của nó.

Tại sao nên để chữ Vạn quay tự do dựa theo chiều quay của nó?

Chữ Vạn mang biểu tượng cân lý và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào góc nhìn và vị trí đứng của người nhìn. Tổng hợp các hình thức và nhận thức khác nhau, ta nhận ra rằng chân lý là biểu đạt toàn vẹn.

Việc chữ Vạn quay theo chiều nào không làm mất đi công đức, nhưng công đức và phước đức sẽ bị huỷ bỏ nếu làm điều sai trái. Chúng ta chỉ cần tập trung vào nhiệm vụ, tu tâm và tích góp công đức, không cần quan tâm chữ Vạn quay hướng nào.

Chữ Vạn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật, vận tác không ngừng nghỉ để cứu độ chúng sinh. Đối với việc viết chữ Vạn, ta nên thống nhất để tạo tính thuần nhất của Phật iáo và tránh sự khác nhau trong cách viết giữa các chùa và tượng Phật.

Biểu tượng chữ Vạn thường được thấy trên ngực Đức Phật A Di Đà
Biểu tượng chữ Vạn thường được thấy trên ngực Đức Phật A Di Đà

Những vị trí dễ tìm thấy biểu tượng của chữ Vạn

  • Trước ngực Phật A Di Đà
  • Trong lòng bàn tay, tóc, lòng bàn chân Phật
  • Tại các ngôi chùa, kiến trúc và vật phẩm Phật giáo

Liệu có nên xăm hình chữ Vạn trên người?

Chữ Vạn là một biểu tượng mang lại điều lành, may mắn, an vui cho nên nhiều người mong muốn xăm chữ Vạn lên người như một “lá bùa” bình an, đồng thời thể hiện lòng thành kính với Phật. Điều này không sai, tuy nhiên trước khi xăm chữ Vạn, bạn cần cân nhắc thật kỹ mục đích xăm của mình là theo trào lưu hay xuất phát từ sự chân thành kính Phật.

Nếu bạn nhất tâm hướng Phật thì hoàn toàn có thể xăm biểu tượng chữ Vạn. Nhưng bạn cần nhớ tránh chọn những vị trí xăm nhạy cảm như tại vùng kín, ngực. Ngoài ra, nên chọn xăm bằng mực màu đen hoặc xanh đen.

Muốn xăm hình chữ Vạn cần có lòng thành kính với Phật pháp

Như vậy Tượng Phật Đá Cao Trang đã chia sẻ đến bạn mọi điều về chữ Vạn – một biểu tượng phổ biến nhất của Phật giáo. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có những thông tin giá trị, hữu ích, giúp bạn có thêm hiểu biết về Phật pháp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *