Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn Có Ý Nghĩa Gì?

Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn Có Ý Nghĩa Gì?

Theo truyền thuyết, ngay khi sinh ra, thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca) đã nói một câu nổi tiếng: “Thiên thượng thiên hạ – Duy ngã độc tôn. Nhất thiết chúng sinh Giai Phật hữu tính.” Vừa nói ngài vừa chỉ một tay lên trời và một tay chỉ xuống đất, bước đi bảy bước trên hoa sen.

Là chân ngôn đầu tiên khi Phật đản sinh nên chắc chắn Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo. Bài viết này sẽ phân tích ý nghĩa của câu nói này. Từ đó đưa ra cách ứng dụng chân ngôn này trong cuộc sống hiện đại.

Mời bạn đọc nhé!

Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn Có Ý Nghĩa Gì?
Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn Có Ý Nghĩa Gì?

“Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” là gì?

“Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” là một thành ngữ được viết bằng chữ Hán. Phiên âm Hán-Việt của nó là câu bạn đang thấy. Nguồn gốc của câu nói này là từ Phạn (ngôn ngữ của nơi Đức Phật sinh ra). 

Câu nói đó là:

“Aggo ham asmi lokassa, jettho ham asmi lokassa, settho ham asmi lokassa, ayam antimà jàti, natthi dàni punabbhavoti”. 

Theo ghi chép trong các kinh Trường A Hàm quyển một, (phẩm Sơ Đại Bản Duyên) và kinh Đại Bản (thuộc Trường Bộ) đây là câu nói của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi vừa mới chào đời. 

Có nhiều cách dịch câu nói này. 

Khi vừa ra đời, Đức Phật bước 7 bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đấy và nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”

Theo thượng tọa Thích Thiện Thanh – Phó Viện Trưởng Phân Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội viết trong bài viết có tựa đề: Ý nghĩa “Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học ngày 17/03/2022. “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” có thể được dịch ra là:

“Trên trời dưới trời này, đời sống của con người là có giá trị tự mình định đoạt”. 

Thượng tọa cho rằng con người trên cuộc đời trước nhất cần tìm hiểu giá trị của mình. Chớ nên tìm kiếm một giá trị gì ở cuộc sống bên ngoài. Khi đã tìm thấy rồi thì mới đem giá trị trí huệ đó ứng dụng vào cuộc sống hiện hữu.

Ngoài ra, thượng tọa còn cho biết có thêm một cách dịch nghĩa của câu “Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn” khác. Đó là nhằm lợi ích cho người nghe, cho người thức tỉnh tự giác tự ngộ về giá trị làm người. 

Thượng tọa nhấn mạnh trong bài viết: “Hiểu được câu nói trên, thì chúng ta không còn tự hạ thấp giá trị con người mình trong cuộc sống và cuộc sống đó do chính chúng ta định đoạt, chớ không do thần linh hay Phạm thiên có thể định đoạt cho chúng ta được. Đây cũng chính là sự suy tư cuối cùng ngày thứ 49, trước khi đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề Gaya, hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.

“Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn" mang lợi ích cho người nghe, cho người thức tỉnh tự giác tự ngộ về giá trị làm người
“Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn” mang lợi ích cho người nghe, cho người thức tỉnh tự giác tự ngộ về giá trị làm người

Ý nghĩa “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”

Theo quan điểm Phật giáo

Theo quan điểm Phật giáo, lời nói của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi mới đản sinh: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là một tuyên bố về sự giác ngộ viên mãn và trân quý của Phật. 

Đức Phật đã nhận ra được chân lý về vô thường, vô ngã và nhân quả, đã thoát khỏi luân hồi sinh tử và đạt được niết bàn. Ngài cũng nhận ra được sự tách biệt, không phụ thuộc của con người đối với các vị thần linh hay thượng đế. Con người làm chủ cuộc đời, số phận của mình. 

Đức Phật không tin vào sự tồn tại của một thực thể toàn năng hay vĩnh cửu nào, mà chỉ tin vào sức mạnh của tâm và pháp. Ngài đã giải phóng loài người ra khỏi những trói buộc niềm tin lệch lạc vào sức mạnh của các vị thần, số phận, đấng tạo hóa. Ngài khuyên con người tự làm chủ của chính mình, tự tu tập và tự giác ngộ.

“Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn” có thể xem là một nguồn cảm hứng để con người tu tập, tự giải thoát cho chính mình. Người cũng truyền lại cho chúng sinh phương pháp tu tập để tự giác ngộ, tự giải thoát. Đó là các pháp như bát chánh đạo, tứ niệm xứ, tứ diệu đế, tứ vô lượng tâm. 

Nhờ những diệu pháp của Phật, chúng sinh có thể vượt qua những khổ đau và phiền não trong cuộc sống, bằng cách nhận thức được nguyên nhân và cách khắc phục của chúng. Từ đó, chúng sinh hướng tâm về sự giác ngộ và giải thoát bằng cách tu tập phương pháp thiền định, tăng trưởng đạo đức. 

Khi thành tựu các pháp, chúng sinh đạt được sự an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại và tương lai, bằng cách theo dõi và biến đổi tâm của mình.

Bách Tự Minh Chú Kim Cang Tát Đỏa 100 Từ Diệt Trừ Khổ Não

“Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn” có thể xem là một nguồn cảm hứng để con người tu tập, tự giải thoát cho chính mình
“Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn” có thể xem là một nguồn cảm hứng để con người tu tập, tự giải thoát cho chính mình

Theo quan điểm hiện đại

Theo quan điểm hiện đại, nhiều người hiểu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” là một câu nói tự cao, tự đại, tự cho mình là duy nhất, là số 1. 

Một số người cho rằng câu nói này của Phật là một tuyên ngôn của sự ngạo mạn, tự kiêu, ích kỷ, xem thường người khác. Người ta cho rằng câu nói này là một nguồn gốc của những xung đột, tranh chấp, bất hòa trong xã hội. Người ta cho rằng câu nói này là một nguyên nhân của những thất bại, đau khổ, bế tắc trong cuộc sống.

Tuy nhiên, cách hiểu này là vô cùng sai lầm. 

Về bản chất, “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” không hề thể hiện sự kiêu ngạo, xem thường người khác. Trái lại, câu nói như một lời kêu gọi chúng sinh hãy nương tựa sức mạnh nội tại chứ đừng tìm kiếm sự trợ giúp của một vị thần, đấng nào.

Có một cách hiểu khác và tốt hơn về “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” trong quan điểm hiện đại. Đó là cách hiểu này là một câu nói tự nhận thức được giá trị của bản thân, một câu nói khích lệ, động viên mình vượt qua những khó khăn và thử thách, một câu nói tôn trọng, hòa hợp, chia sẻ với người khác. 

Cách hiểu này có nhiều lợi ích cho con người. Đó là một cách để phát huy những tài năng và sở trường của bản thân, để đặt ra những mục tiêu và kế hoạch để thực hiện chúng, để không ngừng học hỏi và cải thiện bản thân, để biết quý trọng và ghi nhận những thành công và tiến bộ của bản thân và người khác.

>>> Xem thêm 108 Biến Kinh Dược Sư Giải Trừ Bệnh Tật Thân Tâm

Ứng dụng trong cuộc sống

“Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” là một lời vàng ngọc của Phật. Cho nên tính ứng dụng của nó trong cuộc sống là rất lớn. 

Dưới đây là cách áp dụng câu chân ngôn này của Phật theo quan điểm Phật giáo và quan điểm hiện đại:

Theo quan điểm Phật giáo

Chúng sinh có thể áp dụng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” bằng cách tuân theo những giáo lý và pháp môn của Phật, như bát chánh đạo, bốn chánh niệm, bốn diệu đế, bốn vô lượng tâm. 

Chăm chỉ, siêng năng tu tập những đức tính như từ bi, trí tuệ, nhẫn nại, tinh tấn. giúp có được định tâm, từ đó mọi khổ đau, phiền não được gạn lọc hết. Tâm ta sẽ tĩnh lặng như mặt hồ trong xanh. Điều này giúp tâm ta hướng về sự giác ngộ và giải thoát.

Theo quan điểm hiện đại

chúng ta có thể áp dụng chân ngôn này bằng cách phát huy những tài năng và sở trường của bản thân, để đặt ra những mục tiêu và kế hoạch để thực hiện chúng. Song song đó là sự không ngừng học hỏi và cải thiện bản thân, để nâng cao kiến thức và kỹ năng. 

Chúng ta có thể biết quý trọng và ghi nhận những thành công và tiến bộ của bản thân và người khác, để tạo ra sự tự tin và niềm vui. Đồng thời, giữ tinh thần luôn tôn trọng và hòa hợp với người khác, để xây dựng một môi trường sống lành mạnh và hợp tác.

Kết luận

Như vậy Tượng Phật Đá Cao Trang vừa chia sẻ xong bài viết giải thích ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Đức Thế Tôn: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những kiến giải và thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc đến hết bài viết khá dài này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *