Luân Hồi Là Gì? 6 Cõi Luân Hồi Trong Phật Giáo

Đạo Phật cho rằng linh hồn là bất diệt, chỉ có thân xác là bị hủy hoại. Sau khi chết, linh hồn cởi bỏ lớp áo xác thịt để đầu thai một kiếp sống mới. Quá trình này gọi là vòng luân hồi chuyển kiếp. Mọi chúng sinh đều phải trải qua vòng luân hồi rồi tái sinh lại vào các cõi giới khác nhau tùy vào nghiệp lực đã tạo ở kiếp trước.

Khái niệm luân hồi những tưởng mang màu sắc mê tín dị đoan thì gần đây đã được giới khoa học nghiên cứu, chứng minh thực sự tồn tại. Trong bài viết này, mời bạn cùng Tượng Phật Đá Cao Trang tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Luân hồi là gì?

Luân hồi là vòng lặp tái sinh của một linh hồn, từ khi tái sinh trong một thân xác nào đó cho đến khi rời khỏi thân xác ấy và lại tái sinh ở một thân xác mới. 

Mục đích của luân hồi là học hỏi và phát triển trí tuệ tâm linh thông qua nhiều kiếp sống. Tuy mỗi thời hạn sống của các chúng sinh khác nhau, có chúng sinh sống được hàng trăm năm, có chúng sinh chỉ sống được vài ngày, nhưng điểm chung là cuộc sống ấy không vĩnh hằng. Rồi đến một lúc cũng sẽ phải chết đi. Những kinh nghiệm, bài học còn dang dở ở kiếp sống này sẽ được lưu giữ lại và tiếp tục học trong kiếp sống tiếp theo.

Khái niệm luân hồi chuyển sinh tồn tại ở nhiều quốc gia, cả phương Tây lẫn phương Đông.

Luân hồi là một vòng lặp khép kín từ khi sinh ra đến khi chết đi và tái sinh ở kiếp sống khác

Quan niệm Phật giáo về luân hồi chuyển kiếp

Quan niệm của đạo Phật về luân hồi chuyển kiếp có nhiều nét khác biệt so với các tôn giáo lớn khác trên thế giới.

Khái niệm luân hồi của đạo Phật là gì

Theo Phật giáo, luân hồi, tiếng Phạn là Samsàra, là một vòng lặp khép kín theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm sống, chết, tái sinh. Luân hồi là quy luật bất biến của vũ trụ, ảnh hưởng mọi vật, mọi chúng sinh trên thế gian. 

Quy luật nhân quả là yếu tố tác động đến sự dịch chuyển của bánh xe luân hồi. Rằng, luân hồi sang kiếp sống nào hoàn toàn phụ thuộc vào nghiệp lực tạo ra ở kiếp sống hiện tại. Nói cách khác, luân hồi là quy luật tự nhiên nhưng con người có quyền lựa chọn hướng đi của bánh xe luân hồi của chính mình thông qua việc tu tập theo chánh pháp.

Luân hồi tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau, không nhất thiết phải là sinh ra và chết đi mới gọi là luân hồi. Sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác của một hiện tượng, sự việc, sự vật cũng được gọi là luân hồi. Chẳng hạn như đám mây làm cơn mưa có nghĩa đám mây luân hồi thành cơn mưa. Người ta lấy nước mưa nấu nước pha trà, có nghĩa cơn mưa luân hồi thành nước trà.

6 cõi luân hồi trong Phật giáo

Theo Phật giáo, có 6 cõi luân hồi mà chúng sinh có thể tái sinh, còn gọi là lục đạo luân hồi. Tái sinh vào cõi nào còn tùy thuộc vào phước báu, nghiệp quả tạo ra từ kiếp sống trước. Cụ thể 6 cõi luân hồi này bao gồm:

  • Cõi trời: là cõi tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất, cần tu nhiều phước đức mới có thể tái sinh về. Tuy nhiên vì quá sung sướng, nên chúng sinh cõi trời khó thiết nghĩ đến việc tu tập nữa nên cũng chẳng thể nào thoát khỏi vòng luân hồi luẩn quẩn.
  • Cõi Atula: chúng sinh có thần thông quảng đại, pháp lực vô biên nhưng có tính ganh ghét, đố kỵ.
  • Cõi người: là cõi tuy chịu nhiều khổ đau nhưng lại là cõi có điều kiện thích hợp nhất để tu tập. Con người có trí tuệ để học hiểu chánh pháp, có khả năng điều khiển ý thức, chiến thắng bản ngã, tích đức hành thiện, tránh xa nghiệp ác. Chẳng nói đâu xa, chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phải đầu thai trong cõi người để tu tập mới trở thành Phật được.
  • Cõi ngạ quỷ: là những loài quỷ đói tham lam, ích kỷ. Ngoại hình xấu xí, dữ tợn, với cái bụng to, cổ nhỏ, luôn trong trạng thái đói khát. Tuy nhiên, ngạ quỷ là cõi gần với cõi người nhất nên chúng vẫn có khả năng tu tập, giác ngộ chánh pháp nhưng cũng rất khó khăn.
  • Cõi súc sinh: là kiếp sống của những con vật như trâu, bò, lợn, gà. Kiếp sống này chịu nhiều khổ cực. Mọi hoạt động đều theo bản năng nên dễ tạo nghiệp ác. Súc sinh không có trí tuệ để thông hiểu chánh pháp, mà cũng ít có điều kiện để tu tập, nên cũng khó luân hồi vào kiếp sống tốt đẹp hơn.
  • Cõi địa ngục: là cõi chỉ có khổ đau, tăm tối, đáng sợ nhất trong lục đạo luân hồi. Chúng sinh ở cõi này phải chịu những hình phạt đáng sợ không thể tưởng tượng nổi. Vì quá nhiều đau khổ nên rất khó để tu tập, tái sinh về cõi cao hơn. Chỉ những kẻ phạm rất nhiều tội ác, không thể dung tha mới bị đọa địa ngục.

>>> Xem thêm:

6 cõi luân hồi trong Phật giáo
6 cõi luân hồi trong Phật giáo

Luân hồi chuyển kiếp dưới góc nhìn khoa học

Trước đây, quan niệm về luân hồi thường bị số đông giới khoa học bác bỏ vì không có cơ sở khoa học chứng minh, đo đạc bằng các số liệu, bằng chứng mắt thấy tai nghe.

Tuy nhiên, những thập kỷ gần đây, ngày càng có nhiều trường hợp trẻ nhỏ nhớ lại tiền kiếp của mình đã khiến nhiều khoa học gia thay đổi suy nghĩ, tiến hành nghiên cứu nghiêm túc về chủ đề luân hồi.

Théodore Flournoy là một trong những khoa học gia đầu tiên công bố nghiên cứu về việc nhớ lại tiền kiếp trong quá trình điều tra về một nhà ngoại cảm tên Hélène Smith vào năm 1900. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, ông cho rằng nguyên nhân có thể do chứng mất trí nhớ.

Carl Jung (Thụy Sĩ) cũng nghiên cứu về luân hồi nhưng ở mức độ chuyên sâu hơn. Sau này Jung nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tồn tại dai dẳng của ký ức và bản ngã trong nghiên cứu tâm lý về sự tái sinh. “Khái niệm tái sinh hàm ý tính liên tục của tính cách… rằng người ta có thể, ít nhất là có khả năng, nhớ rằng mình đã sống qua những kiếp trước, và những kiếp này là của riêng mình”, Carl Jung phát biểu.

Nhà tâm thần học Ian Stevenson (đại học Virginia, Mỹ), là chuyên gia nghiên cứu khoa học về luân hồi. Ông đã điều tra nhiều báo cáo về những đứa trẻ tuyên bố nhớ lại tiền kiếp. Ông đã thực hiện hơn 2.500 nghiên cứu trường hợp trong khoảng thời gian 40 năm và xuất bản 12 cuốn sách, bao gồm cuốn Hai mươi trường hợp gợi ý về sự tái sinhNơi tái sinh và sinh học giao nhau. Trong sách, Stevenson ghi lại lời khai của từng đứa trẻ một cách có phương pháp, sau đó xác định người đã khuất mà đứa trẻ đã xác định, đồng thời xác minh sự thật về cuộc đời của người đã khuất khớp với ký ức của đứa trẻ. Ông cũng so sánh các vết bớt và dị tật bẩm sinh với các vết thương và vết sẹo trên người đã chết, được xác minh bằng hồ sơ y tế như ảnh khám nghiệm tử thi, trong Tái sinh và Sinh học.

Xem thêm Thất Tình Lục Dục Là Gì? Ý Nghĩa Trong Phật Giáo

Luân hồi chuyển kiếp dưới góc nhìn khoa học đã có sự cởi mở hơn

Một nghiên cứu năm 1999 của Walter và Waterhouse đã xem xét dữ liệu trước đó về mức độ niềm tin luân hồi và thực hiện một loạt 30 cuộc phỏng vấn sâu ở Anh giữa những người không thuộc tôn giáo ủng hộ luân hồi. Các tác giả báo cáo rằng các cuộc khảo sát đã tìm thấy khoảng 1/5 đến 1/4 người châu Âu có niềm tin ở mức độ nào đó vào luân hồi, với kết quả tương tự được tìm thấy ở Hoa Kỳ.

Còn tại Ấn Độ, giáo sư tâm lý học Satwant Pasricha tiến hành nghiên cứu trên 500 trường hợp trẻ em được cho là nhớ được kiếp trước của mình. Nghiên cứu thực hiện bằng cách đối chiếu lời kể của những đứa trẻ với sự thật về cuộc đời của người đã khuất khớp với ký ức của đứa trẻ. Thậm chí, bà còn liên hệ các vết bớt của đứa trẻ với chấn thương thể chất hoặc dị tật ở người đã khuất ở kiếp trước mà đứa trẻ đã nhớ, bằng cách xác minh hồ sơ y tế của người đó. 

Bà cũng đã trình bày các trường hợp về “Xenoglossy” (khả năng nói một ngôn ngữ khác mà không cần phải học thông thường) và “Sở hữu linh hồn” (Trong trường hợp đó, linh hồn bị chiếm hữu thực sự tồn tại nhưng ở một địa điểm khác mà cả hai gia đình chưa bao giờ biết nhau).

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Trụ sở chính: 155 Văn Tân, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Chi nhánh: Số 11 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM
Điện thoại: 0983 969 199
Website: tuongphatda.vn

Quy bài viết này, mong rằng tượng phật bằng đá Cao Trang đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về luân hồi chuyển kiếp – một trong những khái niệm quan trọng của đạo Phật. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *