Thất Tình Lục Dục Là Gì? Ý Nghĩa Trong Phật Giáo

Tìm hiểu về Thất Tình Lục Dục

Thất tình lục dục là một khái niệm quen thuộc trong Phật giáo dùng để chỉ 7 loại cảm xúc và 6 loại ham muốn phổ biến của con người. Để tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của từng loại cảm xúc và ham muốn trong “thất tình lục dục”, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Tìm hiểu về Thất Tình Lục Dục
Tìm hiểu về Thất Tình Lục Dục

Thất tình lục dục nghĩa là gì?

Theo quan niệm Phật giáo, con người phàm trần ai cũng có thất tình lục dục. Đó là nguyên nhân khơi nguồn cái khổ của thế gian. Khi con người để những cảm xúc vui, buồn, giận, ghét… hay ham muốn chi phối, việc đi sai đường, hành động sai là điều không thể tránh khỏi. Hệ quả là chúng ta sinh ra những loại nghiệp khác nhau.

Nói cách khác, để không còn khổ não, phiền muộn, con người nên tránh xa “thất tình lục dục”. Trong đó, tu hành theo giáo lý của Phật là cách đoạn tuyệt thất tình lục dục tốt nhất, hiệu quả nhất. 

Ý nghĩa của thất tình lục dục

“Thất tình” (tiếng Hán: 七情, tiếng Anh: Seven Emotions) nghĩa là 7 sắc thái tình cảm hoặc 7 trạng thái tình cảm của con người bao gồm: hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục.

“Lục dục” (tiếng Hán: 六欲, tiếng Anh: Six Desires) nghĩa 6 loại ham muốn cơ bản chi phối của người, bao gồm: sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục, pháp dục. Ngoài ra, tùy theo góc độ mà Lục dục còn được chia thành nhiều loại khác (chi tiết nêu trong phần sau)

>>> Xem thêm: 10 Đại Đệ Tử Của Đức Phật Là Những Vị Nào

Nội dung cụ thể của từng yếu tố trong Thất Tình Lục Dục như sau:

Ý nghĩa của thất tình

  1. Hỷ: là trạng thái cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, mừng rỡ, phấn khích khi con người được thỏa mãn một ham muốn nào đó. “Hỷ” được thể hiện qua ánh mắt rạng rỡ, nụ cười tươi tắn, cử chỉ vui vẻ trên khuôn mặt.
  2. Nộ: nghĩa là sự tức giận, bực bội khi không vừa lòng với một vật, người, hiện tượng, tình huống nào đó. Cảm xúc này được thể hiện qua những cử chỉ bất mãn, hành động và lời nói thiếu kiểm soát.
  3. Ai: biểu thị có cảm xúc khổ đau, phiền muộn, buồn bã của con người trước những mất mát, thất bại hoặc sự bất như ý. Ai thể hiện qua sự buồn rầu, tình trạng tinh thần suy sụp, ủ rũ.
  4. Lạc: cũng biểu hiện cho cảm xúc vui mừng, hạnh phúc nhưng thường nhẹ nhàng hơn trạng thái “Hỷ”, thường chỉ tồn tại một thời gian ngắn, không kéo dài.
  5. Ái: biểu hiện cho tình cảm, sự quan tâm, sẻ chia, cảm thông đối với người khác.
  6. Ố: biểu thị trạng thái bực tức, căm ghét đối với một người, vật, tình huống, hiện tượng không hài lòng, vừa ý. “Ố” sinh ra từ tính ganh ghét, đố kỵ của chúng ta.
  7. Dục: biểu hiện sự khao khát, thèm muốn về một điều gì đó mà hiện tại chưa đạt được chẳng hạn nhưng ham muốn có nhà cửa, công danh sự nghiệp, tình cảm gia đình hạnh phúc…

 

Ý nghĩa của lục dục

So với “Thất tình” thì “Lục dục” có thể được chia nhỏ thành những lục dục khác nhau tùy vào đối tượng, sự vật được xét. Cụ thể như sau:

Lục Dục cơ bản:

  1. Sắc Dục: Sự ham muốn và ưa thích về mọi hình dáng và vẻ đẹp mà con mắt quan sát ghi nhận. Đây là khía cạnh của việc mong muốn thấy những nét đẹp ngoại hình.
  2. Thanh Dục: Mong muốn và ưa thích âm thanh êm tai, dễ chịu, mang lại cảm giác thú vị và hài lòng.
  3. Hương Dục: Sự ham muốn và ưa thích ngửi mùi thơm dễ chịu, tạo ra cảm xúc và kích thích các giác quan.
  4. Vị Dục: Mong muốn và ưa thích vị ngon từ thức ăn và đồ uống, tạo nên một trạng thái hài lòng và thỏa mãn.
  5. Xúc Dục: Sự ham muốn và ưa thích do tiếp xúc trực tiếp bằng cơ thể, gây ra những cảm xúc tích cực và hứng thú.
  6. Pháp Dục: Mong muốn và ưa thích thỏa mãn ý nghĩ, ý tưởng, quan điểm thông qua việc tìm hiểu và học hỏi.

Lục Dục dựa trên góc độ “Thân dục” hay ham muốn tính dục với người khác phái:

  1. Sắc Dục: Mong muốn về ngoại hình và vẻ đẹp của người khác phái.
  2. Hình dáng – Tướng mạo dục: Sự mê hoặc về vóc dáng và các bộ phận trên cơ thể của người khác phái.
  3. Oai nghi Dục: Cuốn hút bởi cử chỉ và động tác của người khác phái.
  4. Ngôn ngữ âm thanh Dục: Ưa thích giọng nói và âm thanh từ người khác phái.
  5. Xúc chạm dục: Sự quyến rũ tạo ra từ sự tiếp xúc và va chạm với người khác phái.
  6. Nhân tướng Dục: Ưa thích tính cách, khí chất và đức tính nào đó của người khác phái.

Lục Dục đối với 6 giác quan xác thịt

  1. Nhãn Dục: Thích thú bởi hình ảnh và vẻ đẹp của các đối tượng.
  2. Nhĩ Dục: Ưa thích âm thanh và tiếng động từ các nguồn khác nhau.
  3. Tỷ Dục: Sự ham muốn và ưa thích các mùi khác nhau.
  4. Thiệt Dục: Ưa thích vị của thức ăn và đồ uống.
  5. Thân Dục: Sự thích thú và dễ chịu khi tiếp xúc với các đối tượng khác nhau.
  6. Ý Dục: Mong muốn thỏa mãn ý nghĩ và tưởng tượng thông qua việc tìm hiểu và suy ngẫm.

Chia Lục Dục theo cách này chúng ta giúp hiểu rõ, cặn kẽ và chi tiết hơn về những sự ham muốn và tương tác của con người với thế giới xung quanh.

Kết luận

Trên đây tượng phật bằng đá Cao Trang đã chia sẻ và giải thích ý nghĩa của khái niệm Thất Tình Lục Dục trong Phật giáo. Mong rằng phần kiến giải này sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã hoan hỉ đọc đến cuối bài viết.

>> Xem thêm: Ngạ Quỷ Là Gì? Mọi Điều Về Ngạ Quỷ Trong Phật Giáo

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *