Cõi Niết Bàn Là Gì? Phật Nhập Niết Bàn Là Đi Về Đâu?

Tìm hiểu cõi Niết Bàn là gì

Theo các ghi chép, ngày Rằm tháng hai năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn. Đây là điều mà hầu hết Phật tử, người học Phật đều biết. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc, cõi Niết Bàn là gì?, nhập Niết Bàn là đi về đâu?, làm thế nào để có thể về cõi Niết Bàn?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất thảy những thắc mắc về cõi Niết Bàn nêu trên. Mời bạn theo dõi.

Tìm hiểu cõi Niết Bàn là gì
Tìm hiểu cõi Niết Bàn là gì

Hiểu về cõi Niết Bàn thế nào?

Cõi Niết Bàn là một khái niệm quan trọng trong vũ trụ luận của Phật giáo và Ấn Độ giáo (trong khuôn khổ bài viết này, Cao Trang xin phép chỉ đề cập đến quan niệm Niết Bàn trong Phật giáo). Đây là cõi giới mà bất cứ ai phát nguyện tu hành đều mong muốn được đi về sau khi rời khỏi xác phàm cõi Ta bà.

Niết Bàn trong tiếng Phạn là Nirvana được ghép bởi 2 từ “Nir” và “Vana”. “Nir” có nghĩa là: ra khỏi, thoát khỏi, rời khỏi. “Vana” có nghĩa là: nơi âm u, nơi phiền não. Như vậy, Nirvana hay Niết Bàn dịch sát nghĩa là “Đi ra khỏi nơi tăm tối, u mê đầy phiền não”.

Theo cư sĩ Đoàn Trung Còn, Niết Bàn là “cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái”.

Phật giáo quan niệm Niết Bàn là một trạng thái mà người tu hành diệt được tất thảy tham – sân – si, thành tựu cảnh giới an yên tuyệt đối, tĩnh lặng tuyệt đối, nơi phiền khổ biến mất mà chỉ còn lại hạnh phúc chân thực. Nói cách khác, Niết Bàn chính là Giải thoát: giải thoát khỏi u tối vô minh, dục vọng, khổ đau, phiền não, nghiệp báo luân hồi.

Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn

Khác biệt trong quan niệm Niết bàn trong Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa

Mặc dù trong Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa đều có khái niệm Niết Bàn, song cách hiểu của 2 trường phái ít nhiều có sự khác biệt.

Trong đó, Niết Bàn mà Phật giáo Tiểu thừa hướng tới là Niết Bàn xuất thế, tức là phải xa lánh trần tục, chỉ đạt được thông qua việc tu hành kham nhẫn. Niết Bàn là trạng thái vô ngã, mà muốn đạt được vô ngã thì con người phải đoạn tuyệt những thói vui trần thế, đoạn tuyệt tình yêu thế gian và những khao khát, dục vọng “trở thành”. Niết Bàn chỉ là sự cô độc, vắng lặng, tĩnh mịch, tịch diệt, vô cảm và buồn tẻ.

Niết Bàn mà Phật giáo Đại thừa quan niệm lại có phần tiến bộ hơn Phật giáo Tiểu thừa. Theo đó, Niết Bàn là sự giải thoát nhưng không nhất thiết phải chối bỏ cuộc sống, mà chỉ cần “xuất tự thế gian tướng” nhằm đạt sự giải thoát khỏi u mê, luân hồi sinh tử, phiền não. Nói cách khác, Niết Bàn là giác ngộ.

Tóm lại, Tiểu thừa quan niệm “lìa sinh tử chứng Niết Bàn”, tức thoát khỏi sinh tử mới đạt được Niết Bàn; còn Đại thừa quan niệm “liễu sinh tử, đắc Niết Bàn”, tức thấu rõ sinh tử là đã đạt được Niết Bàn. Quan niệm này của Đại thừa gần gũi hơn, dễ tiếp nhận hơn.

Khái niệm Dư Niết Bàn và Vô Dư Niết Bàn

Nói đến khái niệm Niết Bàn sẽ phải nhắc đến Vô Dư Niết Bàn (Anupadisesa Nibbana Dhatu) và Hữu Dư Niết Bàn (Sopadisesa Nibbana Dhatu).

Hữu Dư Niết Bàn là Niết Bàn tương đối hay Niết Bàn tại thế. Tức là, người tu hành đạt được Niết Bàn ngay khi còn tại thế: thể xác còn tồn tại nhưng tâm đã thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử rồi. Khi đạt được Hữu Dư Niết Bàn, người tu hành tuy sống trong cõi Ta Bà nhưng chẳng còn khổ não, không còn tâm tham – sân – si, không còn phải chịu nghiệp báo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đạt Hữu Dư Niết Bàn vào năm 35 tuổi, sau 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề.

Vô Dư Niết Bàn là Niết Bàn tuyệt đối hay Niết Bàn xuất thế, hoặc Đại Niết Bàn. Đây là trạng thái người tu hành đã chứng được thánh quả La Hán, trút sạch mọi phiền não, trút bỏ mọi nghiệp quả, đạo hạnh được thành tựu, đã chứng được tự nghĩa, đã được giải thoát, đã được khai mở đại trí tuệ biết tất thảy quy luật của vũ trụ, những việc cần phải làm đã đủ. Người tu hành chỉ đạt được Vô Dư Niết Bàn khi linh hồn đã giác ngộ thoát khỏi thân xác thịt.

Cả hai loại Niết Bàn bản chất đều diễn tả trạng thái định tâm toàn diện, thanh tịnh tuyệt đối. Chỉ khác là đạt được khi thân xác thịt của người tu hành còn sống hay đã chết mà thôi.

Cõi Niết Bàn có ý nghĩa gì?

Cõi Niết Bàn là cõi thanh tịnh tuyệt đối, tại đó sẽ không còn tính tham – sân – si, những xấu xa giống như cõi Ta bà, không còn vướng vào vòng luẩn quẩn của luân hồi, không còn phải chịu nghiệp quả. Đây chính là mục đích tối thượng của việc tu hành mà bất kỳ ai phát nguyện đi tu theo Phật đều mong muốn đạt được.

Làm thế nào để đến cõi Niết Bàn?

Thực chất, Niết Bàn không phải một thế giới nào đó để chúng sinh đi đến sau khi rời khỏi cuộc đời, mà một trạng thái, một cảnh giới có thể chứng đắc được. Để chứng đắc Niết Bàn, cảnh giới Đức Phật Thích Ca đã chứng đắc, chỉ có một con đường duy nhất là nghiêm chỉnh tu hành, học theo giáo lý của Phật. Ngài dạy: “Chớ làm điều ác, Nên làm việc lành, Giữ tâm ý trong sạch”.

Nói cách khác, để chứng được Niết Bàn, người tu hành cần thực tập Bát Chánh Đạo (8 con đường đúng đắn) gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Phương pháp thực hành phổ biến là thiền định, kiểm soát được tham – sân – si, hướng đến vô ngã, thoát ly ái dục và phiền não. Khi đó sẽ chứng đắc được Niết Bàn.

Mời bạn xem thêm Cúng Dường Là Gì? Ý Nghĩa Của Việc Cúng Dường Trong Phật Giáo

Chiêm ngưỡng tượng Phật Nhập Niết Bàn bằng đá tại Cao Trang

Hình tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn là một trong những hình tượng cao quý và nổi tiếng nhất của Ngài. Do đó, tượng Phật nhập Niết Bàn được thờ cúng nhiều tại các chùa chiền, công trình Phật giáo trên khắp thế giới, trong đó Việt Nam.

Tại Tượng Phật Đá Cao Trang, các tôn tượng Đức Phật nhập Niết Bàn bằng đá (hay tượng Phật nằm bằng đá) được chế tác tỉ mỉ, tinh xảo, đẹp tuyệt mỹ. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng những bức tượng Phật nằm bằng đá tuyệt đẹp này dưới đây.

Tượng Phật nằm bằng đá tại Cao Trang

Tham khảo: 25 Lời Phật Dạy Giúp Cuộc Sống Ý Nghĩa Hơn

Để thỉnh tượng Phật Niết Bàn bằng đá và các mẫu tượng phật bằng đá khác tại Cao Trang, kính mong quý Phật tử, quý đạo hữu hoan hỷ liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *