Đối với những người con của Phật, am hiểu Phật pháp, một lòng tu theo đạo hạnh của Phật thì thuật ngữ Tam Bảo hay Quy y Tam Bảo vốn quá quen thuộc. Song, với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật hoặc những Phật tử mới tu học, Tam Bảo hẳn là một khái niệm khá xa lạ.
Vậy, trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Cao Trang đi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Tam Bảo và ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo trong Phật giáo. Từ những chia sẻ này, mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức giá trị trên con đường tìm, hiểu và tu theo Phật.

Tam Bảo là gì?
Thực tế, Tam Bảo là một khái niệm quan trọng hơn trong Phật giáo Đại thừa, một truyền thống Phật giáo phổ biến tại các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa như Trung Quốc và Việt Nam.
Hiểu đơn giản, Tam Bảo (tiếng Hán là 三寶) là từ gồm 2 Hán tự. Tam (三) tức là số 3 và Bảo (寶) tức là thứ gì đó quý báu. Như vậy, Tam Bảo nghĩa là “Ba ngôi báu” – cơ sở chính của Phật giáo gồm: Phật – Pháp – Tăng.
Trong đó: Phật hay Phật Bảo là Bậc đã giác ngộ. Pháp hay Pháp Bảo là giáo pháp của Bậc đã giác ngộ. Tăng hay Tăng Bảo là những người tu học theo giáo pháp của Bậc đã giác ngộ.
Tam Bảo tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, Tam Bảo là Buddhist trinity hay Three refuges, gồm: Buddha, Dharma, Sangha.
3 tầng cấp của Tam Bảo
Nhất Thể Tam Bảo
Nhất Thể Tam Bảo còn được gọi là Đồng Thể Tam Bảo. Hiểu đơn giản là “tính Phật” và những quy luật, chân lý vốn dĩ đã có sẵn trong vũ trụ thuở sơ khai. Chỉ có những bậc Giác ngộ mới có thể thấu tỏ được toàn vẹn. Khi đó, Phật và Pháp đồng nhất và thông suốt mà không có sự chia tách.
Hiện Tiền Tam Bảo
Hiện Tiền Tam Bảo còn gọi là Biệt Thể Tam Bảo. Hiểu đơn giản là ngôi Tam Bảo trong thời kỳ Đức Phật tại thế. Cụ thể, khi đó Tam Bảo đó là:
- Phật bảo: chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc đại Giác ngộ, vị Phật nổi tiếng nhất, người đã khai ngộ và sáng lập ra Phật giáo, cũng chính là người đã thành tựu Nhất Thể Tam Bảo.
- Pháp bảo: được hiểu là giáo lý, những lời thuyết pháp vàng ngọc của Đức Phật.
- Tăng bảo: là những đồ đệ, người đi theo Đức Phật tu hành.
Trụ Trì Tam Bảo
Trụ Trì Tam Bảo hiểu đơn giản là ngôi Tam Bảo trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn, bao gồm:
- Phật bảo: là tranh ảnh, tượng Phật được người đời lưu truyền đến ngày nay.
- Pháp bảo: là những lời vàng ngọc của Đức Phật được ghi chép và lưu truyền trong các kinh sách.
- Tăng bảo: là những người hiện tại đang tu học và thực hành theo chánh pháp của Đức Phật.
Quy y Tam Bảo là gì?
Theo lời giảng của sư thầy Thích Trúc Thái Minh, Quy là trở về, hướng về; Y là nơi để nương tựa. Quy y tức là quay về tìm một chốn nương tựa. Như vậy, Quy y Tam Bảo tức là quay về nương tựa vào Tam Bảo – ngôi vị quý vô cùng quý báu, khó gặp trong cuộc đời.
Việc quy y Tam Bảo có ý nghĩa gì?
Theo sư thầy Thích Trúc Thái Minh, cả cuộc đời chúng ta, dường như ai cũng thế, thường xuyên phải đi tìm chỗ để nương tựa vì chúng ta luôn mỏi mệt. Khi mới chào đời, ta nương tựa cha mẹ. Khi lớn lên đi học ta nương tựa thầy cô. Khi trưởng thành lập gia đình ta nương tựa vào vợ vào chồng. Khi già đi ta nương tựa vào con cháu. Nói cách khác, ai cũng phải tìm một chỗ nương tựa trong suốt cuộc đời.
Xét về điểm tựa vững chắc trong cuộc đời thì Tam Bảo là chỗ dựa vững chắc nhất. Tam Bảo là ba ngôi vị rất vững chãi, chúng ta nương tựa vào Tam Bảo sẽ không phải sợ đổ vỡ vì trong Tam Bảo có đầy đủ tất cả những giá trị giúp chúng sinh giác ngộ, đi đến giải thoát luân hồi sinh tử, muôn đời vĩnh kiếp được an lạc.
“Chúng ta nương tựa cha mẹ thì cha mẹ không sống đời với ta. Nương tựa thầy cô thì thầy cô cũng không dõi theo ta suốt cả cuộc đời. Nương tựa vào vợ vào chồng thì vợ chồng cũng không chắc là nơi nương tựa ổn thoả, có khi người ta thay đổi dạ. Nương tựa vào con cái thì chắc gì con ta hiếu thảo. Duy chỉ có nương tựa vào Tam Bảo là thật sự từ đại đức của Phật buông xuống thương xót tất cả chúng sinh. Lòng tư bi của Phật là không bao giờ dứt. Cho nên Tam Bảo chính thực là nơi nương tựa vững chắc nhất cho chúng sinh.” Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng.
Đó cũng chính là ý nghĩa của Lễ Quy y Tam Bảo.
Sau khi thực hiện lễ Quy y Tam Bảo, người Phật tử giống như đã tuyên thệ sự tự nguyện nghiêm túc noi theo Phật, Pháp, Tăng, hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời. Nói tóm lại, khi quy y Tam Bảo, người Phật tử sẽ sống theo tôn chỉ: “Không làm điều ác, làm các hạnh lành và giữ tâm trong sạch”.

Cúng dường Tam Bảo là gì?
Cúng dường Tam Bảo tức là những việc làm, hoặc dâng cúng, cung cấp những vật phẩm nào đó với lòng thành kính lên ngôi Tam Bảo.
- Cúng dường Phật bảo: có thể là giúp sức xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng Phật để cúng dường cho chùa, đúc chuông, dâng nhang đèn hoa trái, đóng góp tài lực cho chùa…
- Cúng dường Pháp bảo: làm theo giáo pháp của Đức Phật, chép kinh Phật, học thuộc kinh Phật, đóng góp khả năng để in ấn kinh sách nhằm truyền bá Phật pháp rộng rãi…
- Cúng dường Tăng bảo: dâng thức ăn, y phục và các vật dụng cần thiết cho việc tu hành của các Tăng.
Tượng Phật Đá Cao Trang – Cơ sở điêu khắc tượng Phật đá uy tín
Tượng Phật Đá Cao Trang là cơ sở điêu khắc tượng Phật đá nổi tiếng tại Đà Nẵng, là nơi được nhiều Phật tử trong và ngoài nước lựa chọn để thỉnh tượng Phật bằng đá cúng dường Tam Bảo. Những tôn tượng Phật đá tại Cao Trang được chế tác từ những khối đá tự nhiên nguyên khối, qua bàn tay của các nghệ nhân điêu khắc đá trở thành những tác phẩm nghệ thuật tượng Phật tuyệt mỹ, trường tồn với thời gian.
Để thỉnh tượng phật đá cúng dường Tam Bảo, hãy liên hệ với Tượng Phật Đá Cao Trang theo địa chỉ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn
Fanpage: facebook.com/tuongphatdacaotrang
Một số mẫu tượng Phật đá đẹp nhất tại Cao Trang
Trên đây, Cao Trang đã chia sẻ những thông tin về Tam Bảo và ý nghĩa của lễ Quy y Tam Bảo. Mong rằng chúng tôi đã mang đến bạn đọc những kiến thức bổ ích và thú vị.

Xin chào, tôi là Thích Ngắm Tượng Phật, người chắp bút cho những nội dung trên website tuongphatda.vn của Tượng Phật Đá Cao Trang. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng nghiên cứu để tạo ra những nội dung thú vị, hữu ích hơn nữa. Cảm ơn bạn đã theo dõi trong suốt thời gian qua!
Bạn có thể theo dõi tôi tại:
TikTok | Instagram | Pinterest | Youtube | Twitter | LinkedIn