10 Đại Đệ Tử Của Đức Phật Là Những Vị Nào

10 Đại Đệ Tử Của Đức Phật Là Những Vị Nào

Đức Phật Thích Ca, từ khi thành đạo đến khi nhập Niết bàn, đã đi khắp nơi thuyết pháp và nhờ đó thu nhận được hàng nghìn đệ tử. Trong đó có 10 vị được suy tôn là Thập đại đệ tử, tức 10 đại đệ tử của Đức Phật. Mỗi vị đều được Phật tán thán ở một khía cạnh riêng.

10 Đại Đệ Tử Của Đức Phật Là Những Vị Nào
10 Đại Đệ Tử Của Đức Phật Là Những Vị Nào

Trong khuôn khổ bài viết này, Tượng Phật Đá Cao Trang sẽ liệt kê danh sách 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca cùng các danh vị của các ngài. Mời bạn đọc theo dõi.

Nguồn gốc của Thập đại đệ tử

Khái niệm về Thập đại đệ tử bắt nguồn từ ghi chép về lời tán dương một khía cạnh nào đó mà Đức Phật Thích Ca dành cho những đệ tử xuất chúng nhất của ngài.

Trong kinh Tăng Nhất A Hàm cho chép về các đệ tử Phật giỏi nhất về các phương diện khác nhau. Đơn cử, ngài Xá-lợi-phất sở hữu trí tuệ siêu phàm, nói một hiểu mười, được Phật khen ngợi là trí huệ đệ nhất, hay ngài Mục-kiền-liên có thần thông đệ nhất. 

Theo thống kê trong các kinh điển Phật giáo, có tất cả 41 vị tăng, 13 vị ni, 11 vị cư sĩ nam và 10 vị cư sĩ nữ, từng được Đức Phật khen ngợi như vậy. Trong đó có một số vị được Đức Phật giao trọng trách giảng giải chánh pháp cho các đệ tử khác. 

Các bài thuyết pháp của vị này cũng được ghi chép lại trong một số bộ kinh Phật.

Danh sách 10 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca

Dưới đây là danh sách tên và danh vị của 10 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) – Trí tuệ đệ nhất

Tôn giả Xá Lợi Phất (tiếng Trung: 舍利弗, tiếng Nam Phạn: Sāriputta, tiếng Phạn: śāriputra, tiếng Tạng chuẩn: ཤཱ་རིའི་བུ་). Trước khi xuất gia theo Phật, ngài là một vị luận sư có tiếng bởi trí thông minh xuất chúng trong tăng đoàn thuộc dòng Bà-la-môn. Sau khi phát tâm đi theo ánh sáng chánh pháp của Phật, ngài trở thành là đệ tử quan trọng nhất Đức Thế Tôn.

Ngài Xá Lợi Phất sinh trưởng trong một gia đình có học thức cao tại Upatissa. Ngay từ nhỏ, ngài đã thể hiện trí thông minh hơn người, học một hiểu mười nên được người đời vô cùng kính trọng.

Với trí huệ xuất chúng, chỉ sau 4 tuần gia nhập Tăng đoàn của Đức Phật, ngài đã đắc quả A-la-hán và được Phật khen ngợi có Trí tuệ đệ nhất. Ngài thường Đức Phật giao đảm nhận việc giảng pháp cho đồ chúng thay cho Phật. Dưới sự chỉ dạy của ngài, nhiều vị đã chứng đắc được quả A-la-hán.

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) - Trí tuệ đệ nhất
Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) – Trí tuệ đệ nhất

Tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallana) – Thần thông đệ nhất

Tôn giả Mục Kiền Liên (tiếng Trung: 目犍連, tiếng Nam Phạn: Moggallāna, tiếng Phạn: Mahāmaudgalyāyana, tiếng Tạng chuẩn: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་) sinh trưởng trong một gia đình thuộc dòng Bà La Môn danh tiếng thời bấy giờ. 

Ngài là bạn thân của tôn giả Xá Lợi Phất. Cả 2 đã cùng nhau quy y Phật và chỉ sau 7 ngày, ngài Mục Kiền Liên đã đắc quả A La Hán. Điều đặc biệt là, ngài đắc quả khi đang ngồi nhập định trong rừng một mình dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định. 

Ngài Mục Kiền Liên nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa cứu độ mọi người nên được Đức Phật tán thán là Thần thông đệ nhất. Trong Tăng đoàn của Phật, ngài cùng với tôn giả Xá Lợi Phất điều hành và hướng dẫn Tăng chúng, cũng như độ cho nhiều người chứng đắc Thánh quả. 

Điều đáng tiếc là ngài bị giáo phái Ni Kiền Tử lăn đá hãm hại khiến ngài viên tịch. Theo Đức Phật, ngài đã rời bỏ thân tứ đại để nhập Niết Bàn ngay tại nơi thọ nạn.

Tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallana) - Thần thông đệ nhất
Tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallana) – Thần thông đệ nhất

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa) – Đầu đà đệ nhất

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (tiếng Trung: 摩訶迦葉, tiếng Nam Phạn: Mahākassapa, tiếng Phạn: Mahākāśyapa, tiếng Tạng chuẩn: འོད་སྲུང་ཆེན་པོ་) được Đức Phật khen ngợi là Đầu Đà đệ nhất. Đầu đà là cách gọi của pháp tu khổ hạnh để thanh lọc những cặn bẩn trong tâm hồn, mở ra con đường tiến tới giác ngộ.

Theo truyền thuyết, ngài Ma Ha Ca Diếp đắc quả A-la-hán chỉ sau 8 ngày liên tục thực hành pháp tu khổ hạnh. Ngài thông thạo phương pháp thiền định, là tấm gương sáng cho cả Tăng và chúng ta về các hạnh: biết đủ, ít ham muốn, tinh tấn và viễn lý. Dù tuổi cao, ngài vẫn kiên định với cuộc sống thanh đạm, bình dị và cô độc trong rừng, ngày ngày tu tập chánh pháp.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa) - Đầu đà đệ nhất
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa) – Đầu đà đệ nhất

Tôn giả A Nâu Đà La (Anuruddha) – Thiên nhãn đệ nhất

Tôn giả A Nâu Đà La, có phiên bản gọi là A Na Luật (tiếng Trung: 阿那律, tiếng Nam Phạn: Anuruddha, tiếng Phạn: Aniruddha, tiếng Tạng chuẩn: མ་འགགས་པ་) vốn nổi tiếng và rất được kính trọng trong Tăng đoàn của Phật bởi sự thanh tịnh tu hành, không bị nữ sắc làm lay động.

Trước khi đắc đạo, ngài có một tật xấu là ham ngủ và thường ngủ gục khi nghe Phật thuyết pháp. Một vài lần ngài bị Phật quở trách. Sau đó ngài phát nguyện sẽ không ngủ suốt cả ngày. Lâu dần, mắt ngài trở nên mù lòa. Nhờ sự chỉ dạy của Phật, ngài khai mở thiên nhãn, nhìn thấu vạn vật mà không cần đến đôi mắt phàm.

Chính nhờ sự kiện này mà ngài A Nâu Đà La được Đức Thế Tôn khen ngợi là Thiên nhãn đệ nhất.

Tôn giả A Nâu Đà La (Anuruddha) - Thiên nhãn đệ nhất
Tôn giả A Nâu Đà La (Anuruddha) – Thiên nhãn đệ nhất

Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti) – Giải không đệ nhất

Tôn giả Tu Bồ Đề (tiếng Trung: 須菩提, tiếng Phạn: Subhūti, tiếng Phạn: Subhūti, tiếng Tạng chuẩn: རབ་འབྱོར་) được Phật khen ngợi là Giải thông đệ nhất.

Theo ghi chép trong các kinh sách Phật giáo Đại thừa, khi ngài Tu Bồ Đề sinh ra, trong nhà ngài đột nhiên xuất hiện những sự kỳ lạ khi tất cả đồ vật trong nhà, từ nơi để đồ đến nền nhà, bỗng dưng biến mất, chỉ còn vương lại một mùi hương thơm ngát và ánh sáng rực rỡ chiếu sáng vượt qua mọi ranh giới, làm lay động cả ba thế giới. 

Thấy sự lạ, người trong nhà bèn tìm một thầy tướng để hỏi nguyên nhân. Thầy tướng giải đáp rằng đây là một điềm báo vô cùng tốt lành. Dựa vào điều này, cha mẹ ngài đã đặt cho ngài cái tên Tu Bồ Đề, có nghĩa là “Không Sanh”, hoặc cũng mang ý nghĩa là “Thiện Cát” – tức là tốt lành hay “Thiện Hiện” – điềm tốt hiện diện.

Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti) - Giải không đệ nhất
Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti) – Giải không đệ nhất

Tôn giả Phú Lâu Na (Purna – Punna) – Thuyết pháp đệ nhất

Tôn giả Phú Lâu Na (tiếng Trung: 富樓那, tiếng Nam Phạn: Pūraṇa, tiếng Phạn: Pūrṇa, tiếng Tạng chuẩn: གང་པོ་) có tên đầy đủ là Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử, còn Phú Lâu Na chỉ là tên gọi tắt mà thôi. 

Sở dĩ ngài có danh xưng dài như vậy là thể hiện sự trường mãn khi ngài thuyết pháp. Trong tiếng Trung Hoa, danh hiệu của ngài Phú Lâu Na được phiên dịch là “Mãn Từ Tử”. 

Tài năng thuyết pháp của tôn giả Phú Lâu Na không ít lần được Đức Phật khen ngợi. Phật nói: “Các ông cũng nên xưng tán Phú-lâu-na. Ta thường khen ông ấy là bậc nhất trong hạng người thuyết pháp. Ông ấy thâm nhập biển Phật pháp hay làm lợi ích cho tất cả người đồng tu học đạo, trừ đức Phật ra, không ai có thể biện bác ngôn luận với ông ấy”. Đó là lý do Phật đặt cho Phú Lâu Na biệt hiệu Thuyết pháp đệ nhất.

>>> Tham khảo Tham Sân Si Là Gì Và Cách Chế Ngự Tham Sân Si Theo Đạo Phật

Tôn giả Phú Lâu Na (Purna – Punna) - Thuyết pháp đệ nhất
Tôn giả Phú Lâu Na (Purna – Punna) – Thuyết pháp đệ nhất

Tôn giả Ca Chiên Diên (Kaccana) – Biện luận đệ nhất

Tôn giả Ca Chiên Diên (tiếng Trung: 迦旃延, tiếng Nam Phạn: Kātyāyana, tiếng Phạn: Katyāyana, tiếng Tạng chuẩn: ཀ་ཏྱའི་བུ་) là vị có khả năng sử dụng ngôn ngữ thuộc hàng kiệt xuất trong Tăng đoàn của Phật.

Chỉ bằng sử dụng sức mạnh ngôn từ vi diệu, ngài Ca Chiên Diên đã cảm hóa được nhiều người bỏ tối theo sáng, đi theo chánh pháp của Phật, quy y Tam Bảo để hưởng cuộc đời an lạc, thanh tịnh. Nhờ khả năng thuyết phục khó ai bì kịp của ngài, Đức Phật đã khen ngợi bằng danh hiệu Biện luận đệ nhất. 

Tôn giả Ca Chiên Diên (Kaccana) - Biện luận đệ nhất
Tôn giả Ca Chiên Diên (Kaccana) – Biện luận đệ nhất

Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) – Trì giới đệ nhất

Tôn giả Ưu Ba Ly hay Ưu Bà Ly (tiếng Trung: 優波離, tiếng Nam Phạn: Upāli, tiếng Phạn: upāli, tiếng Tạng chuẩn: ཉེ་བར་འཁོར་) có thể xem là vị có xuất thân thấp kém nhất trong số 10 đại đệ tử của Đức Phật. Theo ghi chép trong kinh điển, ngài Ưu Ba Ly vốn là một người nô lệ Thủ Đà La hành nghệ cắt tóc trong hoàng cung.

Khi Đức Phật trở về thành Ca Tỳ La Vệ để hóa độ cho con trai mình là hoàng tử La Hầu La, Phật đã cho phép người nô lệ tên Ưu Ba Ly gia nhập Tăng đoàn. Sau một thời gian nghiêm cẩn tu hành, ngài Ưu Ba Ly đã chứng đắc quả A-la-hán, bước vào hàng ngũ 10 đại đệ tử của Đức Phật.

Sau khi đắc quả, ngài được Đức Phật giao cho nhiệm vụ xử lý và hướng dẫn tăng chúng các giới luật. Ngài luôn hoàn thành trách nhiệm này một cách xuất sắc nên được Phật khen ngợi là Trì giới đệ nhất.

Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) - Trì giới đệ nhất
Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) – Trì giới đệ nhất

Tôn giả A Nan Đà (Ananda) – Đa văn đệ nhất

Tôn giả A Nan Đà (tiếng Trung: 阿難陀, tiếng Nam Phạn: Ānanda, tiếng Phạn: ānanda, tiếng Tạng chuẩn: ཀུན་དགའ་བོ་) vốn là em họ của Đức Phật. Giống như Ưu Ba Ly, ngài được Phật cảm hóa và gia nhập Tăng đoàn khi Phật trở về thành Ca Tỳ La Vệ.

Ngài là vị tỳ kheo giỏi nhất Tăng đoàn của Phật về 5 phương diện: đa tài, cảnh giác, sức khỏe đi bộ, lòng kiên trì và sự hầu hạ tận tụy. Khi Đức Phật đạt đến 56 tuổi, Thánh chúng đã đề nghị Ngài đảm nhận vai trò làm thị giả của Đức Phật. A Nan đã đồng ý với điều kiện Phật đồng ý 4 điều và từ chối 4 điều.

4 điều từ chối gồm: không cho phép Tôn giả sử dụng y, đồ ăn, có nơi riêng và mời Ngài đi ăn. 4 điều đồng ý bao gồm: cho phép Tôn giả tham gia các buổi thọ trai nếu được mời. Nếu có người từ xa đến để xin ý kiến, Đức Phật cho phép A Nan giới thiệu Ngài. Đức Phật cho phép Tôn giả gặp mặt khi Ngài đối mặt với những vấn đề khó khăn. Đức Phật cũng đã truyền lại những giáo lý cho Tôn giả trong những lúc A Nan vắng mặt.

Tôn giả A Nan Đà (Ananda) - Đa văn đệ nhất
Tôn giả A Nan Đà (Ananda) – Đa văn đệ nhất

Tôn giả La Hầu La (Rahula) – Mật hạnh đệ nhất

Tôn giả La Hầu La (tiếng Trung: 羅睺羅, tiếng Nam Phạn: Rāhula, tiếng Phạn: rāhula, tiếng Tạng chuẩn: སྒྲ་གཅན་འཛིན་) có lẽ là trường hợp đặc biệt nhất trong số 10 đại đệ tử của Đức Phật vì trước khi xuất gia, ngài chính là người con duy nhất của Phật khi còn là thái tử Tất Đạt Đa. 

Ngài gia nhập Tăng đoàn của Đức Phật khi Đức Phật trở về thành Ca Tỳ La Vệ sau khi thành đạo. Lúc ấy ngài mới chỉ là một cậu bé nên có thể coi La Hầu La là thành viên nhỏ tuổi nhất trong 10 đại đệ tử của Phật.

Trong Tăng đoàn, ngài được Trí tuệ đệ nhất Xá Lợi Phất giảng dạy cùng với Đức Phật. Sau một thời gian tinh tấn tu hành mật hạnh, bản tính cương cường của dòng tộc Thích Ca đã dần phai mờ và ngài trở nên ôn nhu.

Dưới sự giảng dạy của Đức Phật, tôn giả La Hầu La đạt tới cảnh giới tối cao của Mật hạnh nên được khen ngợi là Mật hạnh đệ nhất.

>>> Xem thêm Ngũ Giới Là Gì Và Vì Sao Phật Tử Cần Giữ Ngũ Giới?

Tôn giả La Hầu La (Rahula) - Mật hạnh đệ nhất
Tôn giả La Hầu La (Rahula) – Mật hạnh đệ nhất

Sự khác biệt về thứ tự 10 đại đệ tử của Đức Phật

Thứ tự của 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca có một chút khác biệt ở trong các kinh điển Phật giáo. 

Đơn cử, theo kinh điển Phật giáo Bắc truyền, thứ tự Thập đại đệ tử của Phật Thích Ca được sắp xếp như sau:

  1. Tôn giả Ma-ha-ca-diếp 
  2. Tôn giả Mục-kiền-liên
  3. Tôn giả Phú-lâu-na
  4. Tôn giả Tu-bồ-đề
  5. Tôn giả Xá-lợi-phất
  6. Tôn giả La-hầu-la 
  7. Tôn giả A-nan-đà
  8. Tôn giả Ưu-bà-ly
  9. Tôn giả A-nâu-đà-la
  10. Tôn giả Ca-chiên-diên

Mặt khác, theo ghi chép trong Phật học Đại từ điển, thứ tự 10 vị đại đồ đệ của Đức Phật được sắp xếp như sau:

  1. Tôn giả Xá-lợi-phất
  2. Tôn giả Mục-kiền-liên
  3. Tôn giả Ma-ha-ca-diếp
  4. Tôn giả A-nâu-đà-la
  5. Tôn giả Tu-bồ-đề
  6. Tôn giả Phú-lâu-na
  7. Tôn giả Ca-chiên-diên
  8. Tôn giả Ưu-bà-ly
  9. Tôn giả La-hầu-la
  10. Tôn giả A-nan-đà

(*) Bạn có biết: Ngoài 10 đại đệ tử được nêu trên, có một vị cũng được Phật khen ngợi với cách tương tự. Đó là thánh tăng Thi Bà La (Sivali), được Phật khen ngợi là Tài lộc đệ nhất vì bất cứ nơi đâu ngài đến đều sẽ không còn cảnh nghèo đói, cơ hàn.

Bát Chánh Đạo & 8 Con Đường Giải Thoát Trong Phật Giáo

Kết luận: Như vậy tượng phật bằng đá Cao Trang đã cung cấp thông tin về 10 đại đệ tử của Đức Phật. Mong rằng nội dung này sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *