Ý Nghĩa Tượng Tứ Đại Thiên Vương & Mối Liên Hệ Với Quan Âm Bồ Tát

Giải mã ý nghĩa bộ 4 tượng Tứ Đại Thiên Vương

Hình tượng Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo ẩn chứa những ý nghĩa thâm sâu mà không phải ai cũng tỏ tường hết. Hơn nữa, bốn vị Thiên Vương còn có một mối liên hệ với Quan Thế Âm Bồ Tát.

Vậy ý nghĩa hình tượng Tứ Đại Thiên Vương và mối liên hệ với Bồ Tát Quan Âm của bốn vị là gì. Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giải mã ý nghĩa bộ 4 tượng Tứ Đại Thiên Vương
Giải mã ý nghĩa bộ 4 tượng Tứ Đại Thiên Vương

Tứ Đại Thiên Vương là gì?

Nếu tới viếng chùa mà trông thấy một bộ tượng gồm 4 mãnh tướng, trên tay cầm những pháp khí khác nhau, được đặt gần nhau, thì đó chính là tượng Tứ Đại Thiên Vương.

Tứ Đại Thiên Vương, hay Tứ Đại Kim Cương hay Tứ Thiên Vương, tiếng Phạn là Chaturmahārāja hoặc Chaturmahārājikā; hoặc Lokapala. Có nghĩa là “Người bảo vệ thế giới”.

Theo truyền thuyết, Tứ Đại Thiên Vương ngự tại đỉnh Thiền Đà La, núi Tu Di. Nhiệm vụ của các Ngài bảo hộ thế giới, chiến đầu chống lại tà ác, bảo vệ Phật pháp và những người truyền bá Phật pháp.

Do đó, các Ngài cũng được gọi là “Hộ Thế Thiên Tôn”. Cũng vì điều này mà, hình tượng Tứ Đại Thiên Vương thường được khắc họa như 4 vị dũng tướng, thân mặc áo giáp, thần sắc nghiêm nghị và uy vũ, tay cầm chiến khí luôn trong trạng thái sẵn sàng xuất trận.

Tượng Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo là những vị nào? Ý nghĩa của các Ngài là gì?

Bốn vị Thiên Vương bao gồm:

Bắc Thiên Vương

Bắc Thiên vương là Đa văn thiên (Tiếng Hán: 多聞天, Tiếng Phạn: Tỳ Sa Môn).

Ngài có thân màu xanh lục, tay trái cầm cờ chiến thắng, tay phải mang tượng chùa hoặc một bảo tháp, hoặc một con chuột màu bạc phun ngọc.

Ngài cai quản loài yêu quái (Dạ-xoa), được phân thành hai loại yêu (Dạ-xoa) là Thiên Yêu loài xinh đẹp có vòng sáng quanh thân, Bàn Sinh Yêu loài có dáng hình xấu xí. Ngoài ra, Ngài chính là vị bảo hộ đạo tràng của Đức Như Lai, thường được nghe Phật thuyết pháp nên còn được gọi là Đa Văn (nghe nhiều).

Nam Thiên Vương

Nam Thiên vương là Tăng trưởng thiên (Tiếng Hán: 增長天, Tiếng Phạn: Tỳ Lưu Ly).

Ngài có thân màu xanh, tay cầm gươm chém Vô minh. Ngài chuyên giữ gìn những chủng tử tốt đẹp trong con người; Bảo hộ chánh Pháp, cai quản chúng hung thần, phát triển thiện căn nên được gọi là Tăng Trưởng.

Đông Thiên Vương

Đông Thiên vương là Trì quốc thiên (Tiếng Hán: 持國天, Tiếng Phạn: Đa La Sất).

Ngài có thân trắng, trên tay cầm đàn. Tiếng đàn của Ngài khi vang lên sẽ làm thức tỉnh tâm thức con người, khiến tâm trở nên thanh tịnh; bảo hộ chúng sinh, cai quản chúng yêu quỷ nương tựa vào cây (Mộc Dạ-Xoa).

Ngài là vị Thiên Vương có nhiệm vụ bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất đai trong nước nên còn được gọi là Trì Quốc.

Tây Thiên Vương

Tây Thiên vương tên Quảng mục thiên (Tiếng Hán: 廣目天, Tiếng Phạn: Tỳ Lưu Bác Xoa).

Ngài có thân màu đỏ cuốn một con rắn hoặc rồng nhưng không cho nó chiếm giữ Như ý châu (ngọc như ý) trên tay của Ngài. Ngọc như ý chỉ chuyên dành cho những bậc giác ngộ và rắn chỉ là người canh giữ viên ngọc đó.

Ngài cai quản tất cả loài rồng, mắt Ngài có thể mở to mà quán sát thế giới nên còn được gọi là Quảng Mục (Nhìn Rộng).

>>> Xem thêm Thỉnh Tượng Mẹ Quân Âm Thờ Trong Nhà Sao Cho Đúng

Ma Gia Tứ Tướng có phải Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo không?

Trong truyền thuyết Phong thần của Trung Quốc có 4 nhân vật được miêu tả với thân tướng khá tương tự với hình tượng Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo. Đó là Ma Gia Tứ Tướng (4 vị tướng quân họ Ma).

Nhưng liệu 4 vị này và 4 vị Thiên Vương có phải là một?

Ma Gia Tứ Tướng là những ai?

Ma Gia Tứ Tướng là 4 anh em nhà họ Ma, được Thái sư Văn Trọng nhà Thương mời trấn giữ ải Giai Mộng để đối đầu với đạo quân Tây Kỳ dưới sự chỉ huy của Khương Tử Nha nhà Chu. 4 anh em gồm:

  • Ma Lễ Thanh: sử dụng một thanh thần kiếm gọi là Thanh Vân kiếm. Kiếm này có bùa phép, mỗi lần niệm chú thì điều khiển được cả gió, lửa, bắn ra hàng vạn mũi kiếm, có thể đoạt mạng nhiều người cùng lúc, uy lực phi phàm.
  • Ma Lễ Hồng: sở hữu cây dù Hỗn Nguyên. Trên cây dù có đính 10 viên thần châu, mỗi lần mở dù ra thì khiến trời đất chao đảo, mây đen mù trời, mọi binh khí đều có thể bị hút vào.
  • Ma Lễ Hải: mang theo một cây đàn tỳ bà, 4 sợi dây đàn chia làm Địa, Thủy, Phong, Hỏa, mỗi lần gảy đàn là phong hỏa nổi lên, sức công phá không thua kém gì Thanh Vân kiếm.
  • Ma Lễ Thọ: ông có nuôi một con chuột trắng tên Hoa Hồ Điêu, mỗi lần tung ra có thể biến thành sinh vật có cánh, to như con voi, dễ dàng ăn thịt quân địch.

Ma Gia Tứ Tướng là những vị tướng đã đánh cho quân Tây Kỳ với sự giúp sức của Na tra, Mộc tra… thua tan tác.

Chỉ là mượn hình tượng?

Theo văn hóa Trung Hoa, Ma Gia Tứ Tướng chính là Tứ Đại Thiên Vương và ngược lại. Tuy nhiên, Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo thực chất xuất phát từ bốn vị thần của Ấn Độ, sau khi Phật giáo truyền bá đến Trung Quốc, người dân đã “thay da đổi thịt” cho hình tượng Tứ Đại Thiên Vương trong thân tướng bốn vị mãnh tướng nhà họ Ma.

Bồ Tát Quan Thế Âm thâu Tứ Đại Thiên Vương 

Chuyện kể rằng, Bồ Tát Quan Âm có một đạo tràng tên là Đạo Hải Phật Quốc, cảnh sắc thanh tịnh, Phật tử đến hành hương đông đúc quanh năm. Bốn vị Thiên Vương nghe danh nhưng không tin, quyết đến xem tận mắt mới tin.

Bốn vị Thiên Vương thân tướng to lớn, tay cầm pháp khí uy vũ vô song trên đường đến đạo tràng của Bồ Tát Quan Âm , vừa đi vừa ngắm cảnh sắc tuyệt đẹp nên bị mê đắm, quên mất đã đến giờ cơm trưa.

Do đi đường xa nên cả bốn vị khi tới nơi thì bụng cũng đã đói, tìm mãi mà không có nơi nào bố thí cơm chay nên nổi giận, cho rằng đạo tràng của Bồ tát chỉ là hư danh, đến chút cơm chay cũng chẳng có, lại chẳng ra nghênh tiếp khi họ tới nên rất bực bội.

Thật ra Bồ Tát Quan Âm đã biết đến sự có mặt của bốn Thiên Vương. Nay thấy họ bực bội nên nảy ra một ý kiến, hóa thành một thiếu phụ đang nhóm lửa thổi cơm trưa. Mùi thức ăn thơm phức tỏa ra, các vị Thiên Vương nghe thấy bèn tìm đến nhà của thiếu phụ nọ.

Thiếu phụ vui vẻ dọn cơm mời các vị Thiên Vương nhưng bốn vị đều khổng lồ mà nồi cơm lại bé tẹo. Thiên vương mặt trắng ăn xong trước vội chạy đến cửa bếp, toan mở nồi bới thêm cơm nhưng dù có dùng sức mạnh thần thánh cũng chẳng thể mở được vung. Dù các vị còn lại giúp sức thì chiếc vung vẫn chẳng mảy may suy chuyển.

Thiếu phụ trở lại hỏi và biết chuyện cái vung mở không ra, bèn nhẹ nhàng mở nắp nồi trong sự ngỡ ngàng của bốn vị Thiên Vương. Cả bốn vị hiểu chuyện bèn quỳ xuống tạ lỗi với Bồ Tát Quan Âm. Khi Thiên Vương xin cáo lui về thiên đình, Bồ Tát giảng giải rằng 4 vị mãnh tướng nhà trời mà không thể mở nổi cái nắp nồi bé tí thì còn mặt mũi nào về Thiên đình nữa; và thuyết phục cả bốn vị ở lại đạo tràng làm thần hộ Pháp. 

Từ đấy, ở hai bên trái và phải của Thiên vương điện xuất hiện những bức tượng uy vũ hùng tráng của bốn đại Thiên Vương.

Xem thêm: Kích Thước Tượng Quan Âm Bằng Đá Mang Ý Nghĩa Gì?

Vì sao tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đá rất được ưa chuộng?

Chất liệu đá tự nhiên có những ưu điểm sau đây:

  • Độ bền cao, tương đối dễ chế tác.
  • Mang lại cho tượng Tứ Đại Thiên Vương thần sắc uy dũng chân thực.
  • Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đá có thể “chống chọi” với sự khắc nghiệt của tự nhiên, khí hậu và sự tàn phá vô hình của thời gian.

Bộ 4 tượng Tứ Đại Thiên Vương thường được đặt ở đâu trong chùa?

Tượng Tứ Đại Thiên Vương thường được đặt ở cửa vào chính điện Phật đường.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: “các tượng Phật trong chùa” để biết thêm thông tin cách bố trí tượng Phật trong các gian thờ trong chùa.

Thỉnh tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đá ở đâu?

Cao Trang là cơ sở chế tác tượng quan âm bằng đá được biết đến rộng rãi tại Đà Nẵng, các tỉnh thành trong nước và cả ở nước ngoài. Mỗi bức tượng Phật bằng đá do Cao Trang chế tác đều chứa đựng giá trị nghệ thuật và tâm linh độc đáo, không thể tìm thấy được ở những tác phẩm tượng Phật đá tại những nơi khác.

 

Để thỉnh tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đá hay các tôn tượng Phật đá khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Facebook: www.facebook.com/datuong.daitrang
Website: www.tuongphatda.vn

Lời kết

Với những chia sẻ về ý nghĩa hình tượng Tứ Đại Thiên Vương ở trên, mong rằng bạn đọc đã hiểu thêm về những vị thần Hộ pháp nổi tiếng nhất trong Phật giáo rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *