Nếu là một Phật tử am tường về Phật giáo, về hình tướng của chư Phật và Bồ Tát chắc hẳn đã biết đến 7 vị Phật Dược Sư. Nhưng hiển nhiên là không phải ai cũng có được vốn hiểu biết sâu sắc đến vậy về các hình tướng của chư Phật. Vậy trong nội dung này, hãy cùng nhau khám phá mọi điều liên quan đến 7 tượng Phật Dược Sư, từ cách nhận biết và ý nghĩa của từng hình tướng của Ngài với Cao Trang nhé.

Tìm hiểu về 7 hình tướng của Đức Phật Dược Sư

Chắc hẳn đã không dưới một lần bạn được nghe nhắc về Đức Phật Dược Sư nếu là Phật tử hoặc có tìm hiểu về Phật giáo. Tuy nhiên có thể bạn không biết là trong quan niệm của Phật giáo, Đức Dược Sư Phật có đến 7 hình tướng khác nhau. Mỗi hình tướng hay ứng thân của Ngài lại hàm chưa một nghĩa khác nhau.

tượng Đức Phật Dược Sư bằng đá
tượng Đức Phật Dược Sư bằng đá

Hình tượng Đức Phật Dược Sư “thân thuộc” với đa số Phật tử và người có tìm hiểu về Phật giáo là Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Khi nhắc đến Phật Dược Sư thì thường chúng ta sẽ “tự động” nghĩ ngay đến danh hiệu này của Ngài và thường tụng niệm là Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Trong tiếng Phạn, danh hiệu của Ngài là Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah. Dược Sư là cách phiên âm theo tiếng Hán, còn trong tiếng Anh là Medicine Buddha.

Phân tích danh hiệu của Ngài theo phiên âm tiếng Hán, Dược Sư có nghĩa là “người thầy thuốc”. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Phật Dược Sư là vị “Phật thầy thuốc” có thể chữa mọi loại bệnh khổ của tất thảy chúng sinh. Bệnh khổ ở đây có thể hiểu là cả những bệnh về thân lẫn tâm mà nguyên nhân khởi phát là do bản tính thâm – sân – si của con người. Dù là bệnh gì đi chăng nữa Ngài cũng có thể chữa trị khỏi.

Tất nhiên đây chỉ là danh hiệu phổ biến nhất khi nói về Đức Phật Dược Sư. Theo ghi chép trong các kinh điển Phật giáo, Ngài Dược Sư có tất cả 7 ứng thân với những danh hiệu khác nhau bao gồm:

  • Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai (Phạn ngữ: Suparikirti-tanamasriraja)
  • Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai (Phạn ngữ: Svaragosaraja)
  • Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai (Phạn ngữ: Suvarnabhadradravimala)
  • Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai (Phạn ngữ: Asokottamasriraja)
  • Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai (Phạn ngữ: Abhiyaraja)
  • Pháp Hải Lôi Âm Như Lai (Phạn ngữ: Dharmakirtisagara)
  • Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (Phạn ngữ: Bhaisajyaguru)

Chỉ những người thực sự am tường về Phật học mời có thể phân biệt tất thảy 7 hình tượng Phật Dược Sư này. Còn nếu là một người chỉ biết qua loa thì sẽ thật khó để nhận biết các ứng thân của Ngài.

Cách nhận biệt hình tướng của 7 tượng Phật Dược Sư

Mỗi ứng thân của Đức Phật Dược Sư bên cạnh có danh hiệu khác nhau thì miêu tả trong hình tướng của các Ngài cũng có sự khác biệt mà nếu chú ý thì hoàn toàn có thể phân biệt được.

Đặc điểm dễ nhận thất nhất mà chúng ta nên để ý khi quan sát 7 tượng Phật Dược Sư là chính là màu sắc, cụ thể như sau:

Thứ Tự

Danh hiệu

Cõi Tịnh Độ

Hình tướng

1 Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai Quang Thắng Thế giới Toàn thân Ngài phủ màu vàng
2 Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai Diệu Bảo Thế giới Toàn thân Ngài phủ màu vàng đỏ
3 Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai Viêm Mãn Hương Tích Thế giới Toàn thân Ngài phủ màu vàng nhạt
4 Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai Vô Ưu Thế giới Toàn thân Ngài phủ sắc hồng
5 Pháp Hải Lôi Âm Như Lai Pháp Tràng Thế giới Toàn thân Ngài phủ sắc vàng hoặc xanh lá cây
6 Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai Thiện Trụ Bảo Hải Thế giới Toàn thân Ngài phủ sắc đỏ nâu
7 Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Tịnh Lưu Ly Thế giới Toàn thân Ngài phủ màu xanh của ngọc lưu ly

(*) Trong bộ 7 tượng Phật Dược Sư thì Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (tức ứng thân của Phật Dược Sư mà chúng ta quen thuộc nhất) luôn được đặt tại vị trí chính giữa.

Ý nghĩa của Thất Phật Dược Sư

Theo giải đáp của Thượng toạ Thích Nhật Từ, Phật Dược Sư hiệu theo nghĩa đến có nghĩa là Phật thầy thuốc. Hiểu sâu sắc hơn thì Ngài mang ý nghĩa dẫn dắt, giúp chúng ta trị liệu mọi bệnh tật, ôm đau, khổ não để hướng tới cuộc sống an lạc và hạnh phúc. Còn con số 7 mang ý nghĩa cho sự cát tường, trọn vẹn, đủ đầy.

Mặc dù vậy, việc thờ 7 tượng Phật Dược Sư hay chỉ thờ 1 tôn tượng của Ngài không phải là vấn đề quá quan trọng. Tùy theo không gian thờ phụng mà quyết định thờ một tôn tượng hay thờ tất thảy 7 tôn tượng của Ngài Dược Sư. Miễn sao quý Phật tử, thờ phụng Ngài một lòng thành kính, nhất tâm hướng Phật.

12 đại nguyện của Phật Dược Sư

  1. Có ánh sáng rực rỡ, chiếu tỏa khắp vô số thế giới, hóa độ chúng sinh để tất cả đều có được thân tướng trang nghiêm, sáng rỡ như chính thân tôi.
  2. Sắc thân trong sáng như ngọc lưu li, sáng soi khắp nơi, giúp chúng sinh tăm tối tỏ ngộ và tu tập các nghiệp lành.
  3. Cứu giúp chúng sinh và đáp ứng mọi nhu cầu của họ, không bị thiếu thốn, đau khổ.
  4. Hóa độ cho những ai lầm theo con đường bất chính hoặc tự mãn với đạo quả tiểu thừa bằng giáo pháp đại thừa.
  5. Hộ trì cho những ai biết tu theo chánh đạo gìn giữ giới hạnh thanh tịnh và thanh tịnh tâm khi phạm lỗi.
  6. Giúp những ai thân thể yếu đuối, tàn tật, tâm trí ngu si, ngông cuồng khỏe mạnh, tàn tật được lành lặn và phát triển trí tuệ.
  7. Giúp những ai mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, đau khổ mọi bề, thân tâm an lạc và phát tâm tu tập cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
  8. Giúp những phụ nữ muốn chuyển sinh thành nam và tu tập đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
  9. Độ thoát cho chúng sinh khỏi sự vây bủa của các lưới ma và các sợi dây trói buộc của vọng tưởng tà kiến, dẫn dắt họ vào chánh kiến, tu tập hạnh nguyện Bồ-tát cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
  10. Giúp những ai bị xử trị oan ức bởi luật nước bạo tàn, bị tù ngục gông cùm, tra tấn hành hạ, hoặc bị tai nạn nguy hiểm, đạo tặc chém giết… vượt thoát mọi đau khổ.
  11. Cung cấp thức ăn và pháp vị hóa độ cho những ai đang sa vào cảnh đói khát khốn khổ và gây ra hành động tội lỗi xấu xa.
  12. Giúp những ai nghèo túng đến nỗi không có áo mặc, đêm ngày phải chịu rách rưới, lạnh lẽo có được quần áo lành lặn, ấm áp.

Phước báo khi thờ cúng 7 tôn tượng của Đức Phật Dược Sư

Con người ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Trong đó, “Bệnh” là một trong những đau khổ nhất của một đời người. Ai cũng muốn mình khoẻ mạnh, không bao giờ vướng vào bệnh khổ.

Thờ cúng Đức Phật Dược Sư, trì tụng danh hiệu của Ngài, theo Phật giáo, là cách để nương theo ánh sáng của Ngài mà tiêu trừ mọi bệnh khổ của chốn nhân gian để sống một cuộc đời thanh thản, an yên và hạnh phúc.

Thờ tượng Phật Dược Sư mang lại nhiều phước báu với sức khoẻ thân và tâm
Thờ tượng Phật Dược Sư mang lại nhiều phước báu với sức khoẻ thân và tâm

Có nên thờ Phật Dược Sư tại gia?

Với tên gọi là Phật Dược Sư nên nhiều người cho rằng Ngài là thầy thuốc phù hộ thân thể khỏe mạnh, bảo vệ bình an và diệt trừ bệnh ách. Đồng thời, bằng trí tuệ rộng lớn, Phật Dược Sư còn chữa bệnh trong tâm của mỗi người, giúp thoát khổ được vui.

Đức Phật Dược Sư phát thệ nguyện rộng lớn để cứu độ chúng sinh thoát khỏi tham, sân, si – ba căn bệnh đáng sợ đối với tâm hồn. Vì thế, giải trừ bệnh về thân thể chỉ là một phần ý nghĩa của việc thờ phụng Phật Dược Sư, còn sâu xa hơn của hành động này là tu tâm, trừ nghiệp trong lòng.

Sau khi biết được ý nghĩa 7 tượng Dược Sư, thì việc có nên thờ Phật Dược Sư tại gia không là do gia chủ quyết định. Khi phát tâm thờ Phật Dược sư nên hết lòng thành kính, ngày ngày hướng thiện, tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ. Từ đó, cuộc sống sẽ an vui, hạnh phúc hơn, việc tu tập được thành tựu viên mãn.

Tượng Phật Dược Sư bằng đá được đưa về chùa

Có thể bạn quan tâm và muốn xem thêm về: Tượng Phật Mật Tông

Chọn thỉnh tượng Phật Dược Sư bằng chất liệu nào?

Bộ 7 tượng Phật Dược Sư được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Mọi chất liệu đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm, cũng như phù hợp để thờ phụng tại những không gian khác nhau.

Tuy nhiên, xét nhiều chất liệu khác nhau trong việc chế tác tượng Phật thì chất liệu tượng Phật đá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn những chất liệu khác. Tượng Phật bằng đá sở hữu vẻ đẹp tuyệt mỹ cùng khả năng trường tồn thách thức mọi khắc nghiệt của thời gian và điều kiện thời tiết. Vì thế mà tượng Phật Dược Sư bằng đá rất được ưa chuộng.

Lưu ý khi thờ tượng 7 Phật Dược Sư

  • Thực hiện với sự thành tâm, tâm chánh tín Tam bảo, tránh ngẫu hứng.
  • Chọn ngày tốt để thỉnh tượng, bao gồm ngày vía Phật, ngày mùng 1, 15 và các ngày lễ quan trọng trong Phật Giáo.
  • Chuẩn bị chu đáo trước khi thỉnh Phật, bao gồm làm lễ khai quang điểm nhãn, rước tượng Phật về thẳng một mạch và thượng an tượng Phật lên bàn thờ.
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thuỷ và các sư thầy để thực hiện các nghi lễ đúng cách.
  • Ăn chay, trì tụng thập chú, tụng kinh Phật trong những ngày thỉnh tượng.
  • Đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm của ngôi nhà và hướng bàn thờ nhìn ra cửa chính hoặc bàn công.
  • Không đặt bàn thờ Phật ở phòng có phòng khác đè lên, các hướng như nhà bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh, cầu thang.
  • Không thờ thần thánh khi đã thờ Phật, nếu thờ gia tiên thì đặt bàn thờ gia tiên ở bên trái hoặc bên phải Phật để các Ngài trở thành đệ tử của Đức Phật.
  • Không cúng đồ mặn, chỉ nên dùng trái cây tươi, hoa tươi, đồ chay để cúng.
  • uyệt đối không đặt giấy tiền, vàng mã, bùa chú lên bàn thờ Phật.

Nên thỉnh tượng Đức Phật Dược Sư ở đâu?

Để thỉnh tượng Phật Dược Sư bằng đá nói riêng và tượng Phật đá nói chung thì không thể không tìm đến một cơ sở chế tác tượng Phật bằng đá có uy tín và có kinh nghiệm.

Cơ sở Tượng Phật Đá Cao Trang chính là cái tên đã và đang được Quý Phật tử, Quý trụ trì lựa chọn để thỉnh tượng Phật để cúng dường cho chùa hay thờ phụng tại gia.

Thông tin liên hệ:

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Tổng kết

Như vậy Cao Trang đã chia sẻ đến bạn những thông tin về bộ 7 tượng Phật Dược Sư, bao gồm cả cách nhận biết và ý nghĩa khi thờ phượng. Hy vọng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích, cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *