Đối với người Phật tử, tu tập và học theo những lời chỉ dạy của Đức Phật là điều vạn vạn nhất định nên làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự thấu tỏ, tường tận tất cả những điều về Đức Phật Thích Ca. 

Chẳng hạn như Đức Phật có đến 10 danh hiệu hay Thập hiệu. Ngoài Đức Như Lai hay Phật Thế Tôn vốn quen thuộc thì còn 8 danh hiệu khác mà rất nhiều người không biết. Vậy trong bài viết này, hãy cùng Cao Trang tìm hiểu trọn vẹn 10 danh hiệu Phật Thích Ca và giải mã ý nghĩa của từng danh hiệu này nhé.

Tìm hiểu về 10 danh hiệu Phật Thích Ca hay còn gọi là Thập hiệu
Tìm hiểu về 10 danh hiệu Phật Thích Ca hay còn gọi là Thập hiệu

1. Như Lai

Như Lai hay Đức Như Lai, tiếng Phạn là tathāgata, tiếng Hán là 如來 là một trong 10 danh hiệu Phật Thích Ca được nhiều Phật tử biết nhất. Như Lai mang nghĩa “Người đã đến như thế” hoặc “Người đã đến từ cõi Chân Như”. 

Tức là, tuy Đức Phật đến với cuộc sống này nhưng thật chất Ngài chưa hề rời tự tính bất động, Ngài luôn an trụ trong tâm bất động, không điều gì có thể khuấy động được tâm của Ngài. Tâm của Ngài vững chãi như bàn thạch, không bao giờ thay đổi, nhưng Ngài vẫn thường tái sinh trong cuộc đời để thực hiện vô lượng thiện hạnh cho chúng sinh.

2. Ứng Cúng

Tiếng Phạn là arahant (A La Hán), tiếng Hán là 應供 nghĩa là “Người đáng được thọ nhận cúng dường”, đáng được tôn kính. Theo kinh sách, Đức Phật có A Tăng Tỳ kiếp tu hành các thiện hạnh, trở nên được viên mãn từ bi, trí tuệ và phẩm hạnh của Ngài ví như “ruộng phước đức” phì nhiêu, màu mỡ, đầy đủ dưỡng chất nơi những hạt giống công đức rất dễ đâm chồi, sinh sôi, đơm hoa kết quả ngọt của đức hạnh.

Việc cúng dường Đức Phật không xét kể giá trị lớn hay nhỏ, nhiều hay ít. Mà điều quan trọng làm tâm thành kính, chí thành khi cúng dường. Chỉ cần khởi tâm thành, thì dù cúng dường Phật chỉ là một chót bánh trái mọn, một bông hoa thì cũng đã tích lũy công đức vô lượng.

3. Chính Biến Tri

Chính Biến Tri hay Chánh Biến Tri, tiếng Phạn là samyaksaṃbuddha, tiếng Hán là 正遍知, có nghĩa là “Người thông hiểu đúng tất cả các pháp”, là “Vô sở bất trí, vô sở bất hiểu” – Không có gì là không biết, không chỗ nào mà không hiểu. Cái biết của Đức Phật là các biết chân chính vì Ngài đã giác ngộ tất thảy các chân lý, quy luật của vũ trụ như luật vô thường, luật nhân quả,…

4. Minh Hành Túc

Minh Hạnh Túc tiếng Phạn là vidyācaraṇasaṃpanna, tiếng Hán là 明行足, có nghĩa là người có đầy đủ cả trí tuệ lẫn đức hạnh, cũng tức là có đầy đủ Tam Minh gồm: Túc Mạng Minh (biết rõ tất cả chuyện của các đời trước), Thiên Nhãn Minh (có được Thiên Nhãn Thông), Lậu Tận Minh (đạt được vô phiền não); và Ngũ Hạnh gồm: Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh. 

Trí hạnh của Đức Phật có thể thấu suốt tất thảy chân lý, sự thật. Nhờ trí hạnh này, Ngài đã cứu độ, thuyết pháp để giúp chúng sinh các cõi giới thoát khỏi khổ đau. 

Minh Hạnh Túc là một danh hiệu đặc biệt trong Thập hiệu, gọi là “Quả Hiện Nhân Đức Hiệu”, tức là Tại quả vị, Đức Phật đã hiển lỗ, thị hiện đức hạnh, trí tuệ Ngài đã tu tập ngay khi còn ở nhân gian.

5. Thiện Thệ

Thiện Thệ tiếng Phạn sugata, tiếng Hán là 善逝 nghĩa là “Người đã khéo đi qua các cõi thế gian”. Vì phạm phải những ác nghiệp ở các đời nên chúng sinh bị đẩy vào các cõi và vì không được giác ngộ nên cứ mãi chìm đắm trong trầm luân không thoát ra được. 

Đức Phật mặc dù đản sinh trong cõi thế gian đầy khổ não, đầy ác trược nhưng Ngài hoàn toàn không bị trói buộc trong bất kỳ cõi nào, mà Ngài tự tại ở các cõi. Vì thế người ta gọi Ngài là Thiện Thệ, ý gọi một Bậc có thể tự tại đi qua các cõi giới mà không bị ràng buộc.

6. Thế Gian Giải

Danh hiệu Phật Thế Gian Giải, tiếng Phạn là lokavid, tiếng Hán là 世間解. Thế Gian Giản mang nghĩa là Bậc toàn giấc, thấu hiểu vạn vật, thấu hiểu về tất thảy các cõi giới trên thế gian gồm cõi Dục giới, cõi Sắc giới và Vô sắc giới. 

7. Vô Thượng Sĩ

Vô Thượng Sĩ tiếng Phạn là anuttarapuruṣa, tiếng Hán là 無上士 gồm 2 phần. “Vô Thượng” tức là không gì có thể cao hơn được nữa và “Sĩ” tức là một Bậc nào đó. Vô Thượng Sĩ mang ý nghĩa một Đấng tối cao không còn có ai có thể vượt qua, cao hơn được nữa. Đức Phật là Bậc đại giác ngộ vô trí tuệ và đức hạnh tối cao, thấu hiểu vạn pháp nên được suy tôn là Vô Thượng Sĩ.

8. Điều Ngự Trượng Phu

Điều Ngự Trượng Phu hay Điều Ngự Đại Trượng Phu tiếng Phạn là puruṣadamyasārathi, tiếng Hán 調御大丈夫. Chắc hẳn ai cũng hiểu “trượng phu” hay “đại trượng phu” để chỉ những bậc quân tử, độ lượng, hào hiệp, trượng nghĩa, mọi hành động đều xuất phát từ tâm hướng đến mọi người mà không tư lợi cho bản thân, luôn sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, không bao giờ từ nan khi bắt gặp cảnh tai ương cùng cực của kẻ yếu.

Với Đức Phật, Ngài chẳng những chế ngự, điều ngự được tâm của chính mình mà còn có thể điều ngự tâm của tất thảy chúng sanh, kể cả những chúng sanh khó điều ngự nhất. Thế nên Đức Phật được tán thán là bậc “Điều Ngự Trượng Phu”.

9. Thiên Nhân Sư

Thiên Nhân Sư tiếng Phạn là evamanuṣyānāṃ śāstṛ, tiếng Hán là 天人師. “Thiên” mang nghĩa là “người cõi trời”, hiểu là những bậc đã thức tỉnh tâm linh, được thăng lên cõi trời, những bậc thần tiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. “Nhân” là người cõi Ta bà, tức là chúng ta đây. Còn “Sư” là Thầy. 

Như vậy, ý nghĩa danh hiệu Phật Thiên Nhân Sư là vị Thầy cao quý của tất thảy người cõi trời và cõi người. Sau khi chứng ngộ thành Phật, Đức Phật đã dành nhiều năm thuyết pháp, giáo hóa không chỉ chúng sinh cõi người vật chất, mà cả những vị cõi trời mà người thường không thể thấy được.

10. Phật Thế Tôn

Phật Thế Tôn tiếng Phạn là buddhalokanātha, buddhalokajyeṣṭha, bhagavān; tiếng Hán là 佛世尊. Ý nghĩa của danh hiệu này là Bậc đại giác ngộ được thế giới hết mực tôn kính. Đây cũng là một trong những danh hiệu nổi tiếng nhất, được nhiều người biết và hiểu nhất trong 10 danh hiệu Phật hay Thập hiệu Phật.

Tham khảo: tượng Phật Thích bằng đá

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn
Fanpage: facebook.com/tuongphatdacaotrang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *