Đạo Là Gì? Học Đạo Có Ý Nghĩa Ra Sao?

Đạo Là Gì? Học Đạo Có Ý Nghĩa Ra Sao?

Từ xưa đến này, chữ “Đạo” luôn gắn bó với đời sống con người qua những tư tưởng, bài học triết lý nhân sinh. Nghe thì trừu tượng nhưng chữ Đạo đơn giản và gần gũi hơn thế. Bài viết này sẽ giúp bạn cắt nghĩa Đạo là gì theo nhiều góc nhìn khác nhau.

Đạo Là Gì? Học Đạo Có Ý Nghĩa Ra Sao?
Đạo Là Gì? Học Đạo Có Ý Nghĩa Ra Sao?

Giải thích khái niệm: Đạo là gì?

Đạo là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm và nhiều người đã cố gắng nghiên cứu để diễn giải chính xác nhất bản chất của Đạo.

Hiểu đơn giản, Đạo là thế giới quan của mỗi người. Nó là khái niệm bao hàm tất thảy yếu tố, khía cạnh, sự việc diễn ra trong cuộc sống con người.

Ví dụ, Đạo với người thợ xây là ngôi nhà, gạch vữa, vật liệu xây dựng. Còn đối với người nông dân, Đạo của họ có thể là ruộng lúa, cánh đồng, phân bón.

Tóm lại, mọi các khía cạnh của cuộc sống, từ những thứ trường sinh đến xe cộ, từ sinh tử đến địa lý, đều thuộc về Đạo. Thậm chí những vấn đề mà con người chưa tìm ra lời giải đáp cũng thuộc về Đạo. Hành trình của con người để hiểu và cải tạo lại thế giới quan của mình cũng là Đạo, bao gồm việc đi học, đi làm, bao dung, đoàn kết và đánh bại bản ngã.

“Chữ Nhân” – tâm hồn và trí tuệ của con người – cũng là một khía cạnh của Đạo. Nhân cần phải sử dụng tâm hồn để thấu hiểu và đạt được nhận thức về Đạo, không nhất thiết phải tu tập hay tu hành theo những tôn giáo cụ thể. Chữ Nhân và Đạo là tương đương nhau, và mỗi khi chúng ta đạt được sự hiểu biết về Đạo, chúng ta cũng đang đạt được sự hiểu biết về chính mình.

Giải thích khái niệm: Đạo là gì?
Giải thích khái niệm: Đạo là gì?

Học Đạo để làm gì?

Mục đích của việc học đạo là gì cũng luôn là chủ đề bàn luận của các triết gia Đông Tây kim cổ.

Hiểu đơn giản, việc học Đạo giúp con người “nâng cấp” tính đúng đắn, thuận lẽ tự nhiên trong thế giới quan của mình bằng cách không tạo ra nghiệp ác, tránh xa sân si, chấp nhận tình thương và bao dung, và giúp đỡ người khác với tâm độ lượng và bác ái, không chấp nhặt hay nuôi hận thù.

Ngoài ra, việc học Đạo còn bao gồm sự tích cực giúp đỡ cộng đồng và xã hội, đóng góp vào việc giảm thiểu chiến tranh và tranh chấp giữa các tôn giáo.

việc học Đạo giúp con người “nâng cấp” tính đúng đắn, thuận lẽ tự nhiên trong thế giới quan của mình

Hình tướng và tâm tướng chữ Đạo là gì?

Hình tướng của Đạo đưa ra câu trả lời cho ba câu hỏi liên quan đến Thiên, Địa và Nhân:

  • Đầu tiên, Đạo cho chúng ta biết về bản thân mình trong mối quan hệ với Thiên. Trước khi bắt đầu hành trình tu hành, chúng ta đã từng ở ở nơi nào trên trời?
  • Thứ hai, Đạo chỉ ra nhiệm vụ của con người trong cuộc sống, liên quan đến Nhân. Dù là nông dân, quan chức hay bất cứ nghề nghiệp nào khác, chúng ta đều có nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là đó là gì?
  • Thứ ba, Đạo giải thích về cái chết, liên quan đến Địa. Sau khi qua đời, thân tướng và trí tuệ của chúng ta sẽ trở về với đất mẹ.
Hình tướng của Đạo là gì
Hình tướng của Đạo là gì

Hình tướng của Đạo còn bao gồm quan niệm về quá khứ, hiện tại và tương lai. Cụ thể:

  • Quá khứ là thời gian tích lũy kinh nghiệm và nghiệp lực của chúng ta qua nhiều kiếp.
  • Hiện tại phản ánh lại quá khứ của mỗi người, và nhiều đời tích phước có thể đến với kiếp này.
  • Còn về tương lai, chúng ta không biết chúng ta sẽ đi đến đâu sau khi qua đời.

Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa trên hành động của mình hiện tại để định hướng tương lai.

Gieo duyên là hành động của con người, có thể dẫn đến kết quả tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hiện tại và tạo phước báu tại kiếp sau. Nếu gieo duyên ra ác, con người sẽ nhận quả báo và có thể đọa địa ngục hoặc luân hồi vào cõi súc sanh ở kiếp sau.

Đạo tập trung vào Nhân để tạo ra sự tương tác giữa con người với con người và hợp nhất bốn phương Đông, Tây, Nam và Bắc. Chúng ta có thể hiểu việc học Đạo để đạt đến cảnh giới Hoàn Đạo. hông nên coi Đạo là một hình thái tôn giáo. Sở dĩ có sự phân chia các dòng Đạo là do con người tự thiết lập nên mà thôi.

Xem thêm Cõi Ta Bà Là Gì? Ngũ Trược Và Bát Khổ Cõi Ta Bà

Ý nghĩa của chữ Đạo

Tùy vào ngữ cảnh mà chữ “Đạo” mang ý nghĩa khác nhau. Cụ thể các ý nghĩa này như sau:

Ý nghĩa 1: Đạo là con đường

Tiếng Việt mượn nhiều từ tiếng Hán và phiên âm thành tiếng Việt để diễn tả những từ, cụm từ đồng nghĩa với mục đích vừa thu gọn chữ nhưng vẫn giữ nguyên ngữ nghĩa của chữ. Chữ “Đạo” trong cũng không phải ngoại lệ.

Trong tiếng Hán, chữ “Đạo” được sử dụng nhằm tương đương với ý nghĩa “đường”, nhưng chỉ ám chỉ đến con đường thuộc về nhận thức, khác với chữ “Lộ” chỉ con đường đi vật lý. Chẳng hạn như từ “nhân đạo” – chỉ đạo làm người.

chữ Đạo trong tiếng Hán

Ý nghĩa 2: Đạo là giáo phái tôn giáo

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của nhiều tôn giáo, giáo phái, chữ Đạo đã xuất hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau.

Ví dụ như trong Đạo giáo, chữ Đạo được coi là nguồn gốc của mọi vật thể, giải thích toàn bộ các sự việc dựa trên nguyên lý tự nhiên và tất cả những điều xảy ra đều có lý do, trong chữ Đạo. Trong Phật giáo, chữ Đạo liên quan đến tu tâm để đạt giải thoát, dựa trên bát chính đạo.

Hay như trong Thư Đạo, hệ phái nghiên cứu, giác ngộ từ chữ nghĩa để khám phá ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống. Thay vì chỉ tập trung vào việc đẩy văn tự thành nghệ thuật chữ đẹp như Thư Pháp, Thư Đạo lại nhấn mạnh vào mong muốn cao hơn, đó là tìm hiểu nguyên lý cốt lõi của cuộc sống thông qua chữ Đạo.

Ở Nhật Bản còn có Trà Đạo chỉ một loại hình nghệ thuật uống trà của người Nhật. Trong Trà Đạo có nhiều bộ quy tắc, phương pháp pha trà cầu kỳ, phức tạp để cấu thành nên phong cách thưởng thức trà theo kiểu Nhật.

Vô minh trong Phật giáo Đại thừa
Đạo là giáo phái tôn giáo, ví dụ đạo Phật

Ý nghĩa 3: Đạo là một hệ tư tưởng

Kể từ thời xa xưa đến ngày nay, nhiều người vẫn sử dụng các thành ngữ như “Thế thiên hành đạo” để chỉ việc hành động đúng đắn, đúng luật. Ví dụ khác có thể kể đến như “Đạo hạnh”, “Đạo quân”, “Đạo làm con”, “Đạo vua tôi”, “Đạo vợ chồng”… Vậy tại sao chúng ta lại nói “Đạo là đời”?

Cụm từ “Đạo” còn có một lớp nghĩa khác để ám chỉ những điều hiển nhiên, tồn tại và tuân theo quy luật của cuộc sống. Cuộc đời chính là khoảng trống tồn tại của vạn vật, trong đó vạn vật vận động không ngừng và phát triển theo quy luật tự nhiên: Thành – Trụ – Hoại – Diệt.

Những việc thú săn môi giết con mồi làm thức ăn, con người sinh ra thì có lúc già và chết đi, hay các nền văn minh đạt đến giai đoạn phồn vinh thì có lúc phải suy tàn,… Tất cả đều thuộc phạm trù của chữ “Đạo”.

Ý nghĩa 4: Đạo là một hành động sao chép

Đạo là hành động sao chép lấy làm của riêng. Dễ hiểu nhất trong từ đạo nhạc, đạo văn, đạo nhái. Nếu như 3 tầng nghĩa trên mang sự tích cực thì chữ Đạo cuối cùng này có ý nghĩa tiêu cực.

Như vậy, Đạo thật đơn giản, chẳng cầu kỳ, xa xôi và khó hiểu. Đạo ở trong mọi hoạt động, sự vật xung quanh chúng ta. Với bài viết nghiên cứu, bàn luận đạo là gì, mong rằng Tượng Phật Đá Cao Trang đã cho bạn đọc một góc nhìn thú vì về chữ “Đạo” trong cuộc sống.

>>> Tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Việt, Tiếng Trung, Tiếng Phạn, Tiếng Anh

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *