Bạn có biết truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát?

Tượng Quan Âm đứng bằng đá được thỉnh thờ trong nhà

Quan Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của đức từ bi, Ngài luôn quan sát chúng sinh và cứu độ ở khắp mọi nơi, ở đâu có tiếng cầu cứu là Ngài xuất hiện. Với hạnh nguyện cao cả của Quan Thế Âm, dân gian đã sáng tạo rất nhiều câu chuyện sự tích, truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát để nói lên tình yêu thương và sự từ bi của Ngài.

Bạn có biết truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát?
Bạn có biết truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát?

TIỀN THÂN CỦA QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Tiền thân Quan Thế Âm Bồ Tát là con trai của một vị vua có tên Vô Trách Niệm. Tương thời đức Phật Bảo Tạng, hai cha con ngày ngày nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật và Tăng chúng về cúng dường.

Với công đức này, Đức Phật đã thọ ký cho hai cha con thành Bồ Tát và Phật, nhà vua thì trở thành Phật A Di Đà, còn Thái tử trở thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm phụ tá cho vua cha ở cực lạc phương tây, nơi chỉ có niềm vui và hạnh phúc, không có đau khổ của kiếp luân hồi. Vì vậy mà chúng ta thường thấy hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát luôn kề cạnh Phật A Di Đà.

Bồ Tát Quan Thế Âm có rất nhiều biểu tượng hóa thân, vì hạnh nguyện của Ngài chính là sự từ bi, ở đâu có đau khổ thì Ngài xuất hiện cứu giúp. Vì vậy mà mỗi hoàn cảnh đau khổ khác nhau, Ngài sẽ hóa thân thành một hình tượng khác để cứu độ chúng sinh.

Hình tượng phổ biến mà ta thường gặp như: Quán Âm Hài Nhi hay còn gọi là Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Cửu Diện. Và hình ảnh thường thấy nhất của Ngài chính là vị nữ Bồ Tát cầm bình Cam Lộ có cành dương liễu nên dân gian mới có tên gọi mẹ Quan Âm.

Xem thêm: Sự tích về Quan Âm Bồ Tát & Câu chuyện đắc đạo của công chúa Diệu Thiện

Sơ lược về truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát
Sơ lược về truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát

TRUYỀN THUYẾT VỀ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT – QUAN ÂM DIỆU THIỆN

Truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát có nguồn gốc từ Trung Hoa, chuyện kể rằng trong kiếp luân hồi cuối cùng của Quan Âm, xuất thân của Ngài là một công chúa của Ấn Độ hiệu là Diệu Thiện, con gái út của nhà vua có tên là Diệu Trang.

Kể từ ngày nhà vua kế ngôi đã 40 năm thì hoàng hậu Bửu Đức chưa hạ sinh một vị Hoàng tử nào. Điều này khiến cho cả nhà vua và hoàng hậu đều buồn lòng. Nghe đồn ở Núi Huê Sơn có vị thần rất thiêng liêng, cầu gì được đó, nên hoàng hậu xin nhà vua đi cùng bà lên núi để cầu xin có con. Ít lâu sau, hoàng hậu có thai và lần lượt sinh ra ba đứa con gái có tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diệu Thiện.

Khác với hai chị gái, Diệu Thiện không muốn lấy chồng mà nhất định tu hành và thành chánh quả. Vì nhà vua không có con trai nên nhất định phải gả chồng cho con gái để nối ngôi truyền vị. Nghe tin Diệu Thiện không muốn xuất giá, ông nổi cơn thịnh nộ và buộc nàng phải tuân lệnh.

Nhưng nàng hết mực van xin nhà vua cho nàng phế trần hoặc nếu không thì nàng xin kết hôn với một vị thầy thuốc vì lý do là nàng mong muốn cứu chữa hàng quan lại vừa bất tài vừa ngu xuẩn, sửa tính xấu xa ích kỷ về nhục dục, bệnh hoạn do già nua mà ra, phân chia giai cấp và khinh rẻ người nghèo.

Cao Trang chia sẻ về truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát
Cao Trang chia sẻ về truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát

Sau đó nàng lại nói to rằng: “chỉ có Đức Phật mới có thể chứng quả bồ đề, minh tâm kiến tánh”. Khi nghe những lời này, nhà vua không những không cho nàng theo ý nguyện mà còn tức giận thêm, hạ lệnh bỏ đói nàng trong huê viên. Nhưng công chúa vẫn một mực cảm ơn nhà vua, một mực nhất định vào chùa Bạch Tước ẩn tu, tham thiền.

Vì không muốn co gái tu thiền, nhà vua ra mật lệnh bắt nàng làm những công việc nặng nhọc nhất để nàng nản chí mà bỏ về triều. Nhưng không ngờ rằng nàng vẫn cam chịu không một tiếng than khóc, tin tưởng vào thần thánh. Biết chuyện, sư cụ chùa Bạch Tước mới sớ về triều cho nhà vua biết chuyện, nhà vua lại nghĩ ra một việc làm cho nàng kinh khủng mà bỏ chùa.

Nhà vua hạ lệnh cho quân lính đốt chùa bốn mặt, sư cụ và ni cô sợ hãi tìm nơi tẩu thoát, tiếng van cầu cứu inh ỏi nhưng nàng Diệu Thiện vẫn điềm tĩnh, cầu xin đức Phật đến cứu nàng. Khi ấy, công chúa rút trâm cài đầu đâm vào cổ họng, tức thì mây mù kéo đến mưa đổ ầm ầm lập tức dập đám cháy.

Nhà vua hay tin bèn bắt công chúa về triều, mở yến tiệc cốt đem nàng về quãng đời phong lưu. Nhưng kế ấy cũng không thấm vào đâu. Rồi vua lại ép nàng và tử hình. Thần hoàng bốn cảnh tâu sự cho Ngọc Hoàng Đại Đế để hạ lệnh không cho hồn Diệu Thiện nhập vào địa phủ. Nên đến lúc hành hình, thắt cổ, chém đầu không hình phạt nào có thể lấy đi sinh mạng công chúa, đến lúc một trận cuồng phong kéo tới, hiện ra một con hổ và rồi cõng nàng vào núi sâu.

Sau một hồi mơ màng trong giấc mộng, nàng tỉnh dậy thấy mình ở thế giới không núi non, không loài vật không tinh tú, không nhật nguyệt. Rồi nhờ vào sự giúp đỡ của Thần linh, Đức Phật nàng được trở về dương gian và tu hành trong suốt chính năm ở núi Phổ Đà một đạo pháp vô cùng cao siêu mà chưa có ai có thể đạt được. Chính ngày 19 tháng 02 sơn thần Phổ Đà Sơn triệu tập tất cả thần tiên đến xưng tụng công đức của vị Bồ Tát đã chứng quả.

Truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát tại Trung Hoa
Truyền thuyết về Quan thế âm bồ tát tại Trung Hoa

Từ khi nhà vua quyết hành hình Diệu Thiện, ông mắc phải chứng bệnh lạ hết sức đau khổ. Thân thể đầy ung ghẻ, cơ thể đau nhức lại thúi tha đau đớn vô cùng. Quan Thế Âm Bồ Tát thấy rõ mọi sự bèn giả dạng một nhà sư xin chữa bệnh cho nhà vua. Tâu với nhà vua rằng phải kiếm được một đôi mắt và một đôi cánh tay của thân nhân nhà vua ở núi Phổ Đà mới có thể trị bệnh.

Vua nghe theo phái người đến núi để tìm. Nhưng hai vị phò mã lại âm mưu giết nhà sư để soán ngôi. Bồ Tát thấy hết sự việc đã dùng phép thần thông làm cho mưu mô của phò mã bại lộ, hai vị công chúa liên quan đều bị giam vào lãnh cung. Sau đó Bồ tát đưa hai vị công chúa đến Phật Đài để tránh xa trần tục.

Khi sứ giả đến núi Phổ Đà, Bồ Tát Diệu Thiện lập tức hiện thân và dâng cho hai con mắt và cánh tay của mình. Xong việc, sứ giả lập tức về triều dâng cho nhà vua và hoàng hậu. Khi nhìn cánh tay có nốt ruồi và sứ giả tả dung mạo của người đã cho vật ấy thì đã nhận ra đó là con gái mình và đau đớn không nguôi. Nhà sư trộn mắt và cánh tay với thảo dược rồi đắp lên vết thương của nhà vua thì lập tức khỏi bệnh.

Để tạ ơn cứu mạng, nhà vua cùng hoàng hậu quyết đến núi Phổ Đà một chuyến. Khi đến nơi, thấy Bồ Tát tọa thiền mất hai mắt và hai tay, biết là con gái mình, nhà vua và hoàng hậu vô cùng xúc động, ăn năn hối lỗi, cầu nguyện cho con gái mình hiện thân nguyên vẹn. Khẩn nguyện xong thì Bồ Tát lập tức đủ hình dạng khỏe mạnh như xưa.

Trên đây là nội dung truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ mang tính tham khảo. Nếu quý khách hàng muốn thỉnh mua tượng Phật đá, hãy liên hệ ngay với Cao Trang ngay để được tư vấn.

>>> Xem thêm: Lược Sử Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

Mời các bạn xem thêm 1 số hình ảnh tượng Quan Âm Tự Tại tại Cao Trang:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *