Trong Phật giáo Tây Tạng, Quan Thế Âm Bồ Tát thường được khắc hoạ dưới hình tướng một người nam; còn tượng Quan Âm Bồ Tát tại các nước có truyền thống Phật giáo tại Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…thường được khắc hoạ trong thân tướng người nữ. Tại sao lại có sự khác biệt này?
Sự ảnh hưởng trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ
Tây Tạng là một trong những quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời nhất trên thế giới. Phật giáo tại đây ảnh hưởng trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ.
Trong các kinh điển Phật giáo của Ấn Độ, các vị Phật và Bồ Tát thường được khắc hoạ trong hình tướng nam nhân có 32 tướng đại nhân. Bồ Tát Quan Thế Âm (Avalokiteshvara Bodhisattva) cũng không phải ngoại lệ.
Có thể hiểu 32 tướng đại nhân là 32 tướng tốt. Nhưng theo quan niệm nguyên thuỷ của Phật giáo Ấn Độ, tướng đại nhân là những đặc điểm đặc biệt, khác với người bình thường, trên cơ thể của một người.
Ví dụ như trên đỉnh đầu có nhục kế, tóc xoăn, có sợi lông màu trắng ở giữa hai chân mày…Nếu sở hữu đầy đủ 32 tướng tốt này thì người đó sau này có thể trở thành một bậc “thánh nhân” sở hữu trí tuệ giác ngộ.
Quay trở lại với hình tướng của Quan Âm Bồ Tát Tây Tạng, do tiếp nhận truyền thừa Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên không khó hiểu khi những bức tranh vẽ hay tôn tượng Bồ Tát Quan Âm đều được miêu tả dưới hình dáng của một nam nhân có diện mạo đẹp đẽ, thanh tịnh.
Tại tỉnh Trà Vinh của Việt Nam từng phát hiện một bức tượng Quan Âm Bồ Tát được điêu khắc từ chất liệu đá sa thạch mang đậm phong cách nghệ thuật Ấn Độ. Theo nghiên cứu, bức tượng là sản phẩm của nền văn hoá Óc Eo, tồn tại ở khu vực tỉnh Trà Vinh từ thế kỷ VIII – IX sau Công nguyên.
Điều đặc biệt là, bức tượng Quan Âm Bồ Tát lại mang hình tướng một người nam với thân thể để trần vô cùng cường tráng, lực lưỡng và cân đối với khuôn mặt đầy “nam tính”. Khác hoàn toàn với hình tướng Quan Âm Bồ Tát mà mọi người vẫn thường biết.
>>> Xem thêm Kích Thước Tượng Quan Âm Bằng Đá Mang Ý Nghĩa Gì?
“Nữ tướng hoá” Bồ Tát Quan Thế Âm
Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng cho tâm đại từ đại bi, tình yêu thương vô phân biệt, luôn lắng nghe sự đau khổ của chúng sanh khắp mười phương để cứu độ khỏi khổ đau.
Trong quan niệm của người Trung Hoa xưa, người mẹ hay người phụ nữ là biểu tượng của tình thương vô điều kiện. Cho nên khi du nhập Phật giáo từ Ấn Độ, người Trung Hoa đã mạnh dạn thay đổi hình tướng của Bồ Tát Quán Thế Âm từ thân tướng nguyên thuỷ là của người nam vốn đại diện cho trí tuệ thành thân tướng người nữ đại diện cho tình yêu thương, tâm từ bi.
Mặc dù theo nhiều nguồn sử liệu, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam sớm hơn Trung Quốc (khoảng thế kỷ I trước Công nguyên), tuy nhiên sau một ngàn năm Bắc thuộc, văn hoá của người Việt cũng có ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Phật giáo tại Trung Hoa. Trong đó có hình tướng của Quan Âm Bồ Tát.
Điều này giải thích tại sao các tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tại Việt Nam thường mang hình tướng nữ mặc bạch y, tay nâng bình nước Cam Lồ và nhanh Dương Liệu. Không chỉ tại Việt Nam mà các quốc gia có chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa như Nhật Bản hay Trung Quốc cũng như vậy.
>>> Ý Nghĩa Tượng Tứ Đại Thiên Vương & Mối Liên Hệ Với Quan Âm Bồ Tát
Liệu hình tướng của Bồ Tát Quan Âm có quan trọng?
Việc Bồ Tát Quan Âm được khắc hoạ trong hình tướng người nam như ở Tây Tạng và Ấn Độ hay trong hình tướng người nữ như ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản đơn thuần chỉ là hoá thân của Ngài theo quan niệm của các nền văn hoá khác nhau.
Cho nên thờ cúng tượng Quan Âm Bồ Tát trong hình tướng nào không quan trọng bằng cái “tâm” của người Phật tử. Chỉ cần nhất tâm làm theo những hạnh nguyện của Ngài thì dù trong thân tướng nào đi nữa cũng đều cảm ứng.
Tuy vậy, trải qua ngàn năm, hình tượng Quan Âm Bồ Tát trong thân tướng người nữ đã ăn sâu vào trong tâm trí của người Việt Nam. Chính vì thế, mọi người thường gọi Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là Mẹ Quan Âm hay Phật Bà Quan Âm.
Tượng Mẹ Quan Âm trường tồn với thời gian
Tôn tượng Mẹ Quan Âm Bồ Tát được thờ rất nhiều trong các ngôi chùa trải dải trên khắp “dải đất hình chữ S” Việt Nam. Tượng Ngài thường có kích thước rất lớn và được đặt lộ thiên để tiện cho Phật tử hành hương, chiêm bái, cầu nguyện.
Vì được đặt ngoài trời nên chất liệu chế tác tượng là một vấn đề quan trọng bên cạnh tính thẩm mỹ của tôn tượng. Đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt đời gió mùa tại Việt Nam là một thách thức lớn với những bức tượng làm bằng các chất liệu như gỗ, đồng, nhựa composite…
Nhưng với những tôn tượng được chế tác từ đá tự nhiên, thách thức của thời gian và sự khắc nghiệt của thiết tiết lại càng làm tăng thêm vẻ đẹp và “sức sống” của bức tượng. Nói cách khác, các tôn tượng Phật đá nói chung và tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá nói riêng có thể trường tồn với thời gian.
Một số mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá đẹp
Để thỉnh tượng Quan Âm bằng đá, hãy liên hệ với Tượng Phật Đá Cao Trang theo địa chỉ:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Facebook: www.facebook.com/datuong.daitrang
Website: www.tuongphatda.vn