Việc Sám Hối Không Chỉ Có Ở Phật Giáo

Sám hối là để tiêu trừ bớt nghiệp chướng, hóa giải những nghiệp duyên đời trước và tránh phạm tiếp ở đời này là điều mà ai cũng nên làm, dù có theo đạo Phật hay không.

Sám hối là gì?

Thầy Thích Pháp Hòa định nghĩa sám hối như sau: “Sám hối là từ ghép giữa tiếng Phạn và tiếng Hoa. Chữ Sám nguyên thủy tiếng Phạn là Samma nghĩa là ăn năn những lỗi trước kia đã tạo ra. Sau đó, người Hoa đã thêm chữ Hối vào sau chữ Sám để tạo ra chữ Sám Hối. Trong tiếng Hoa, Hối là Hối quả, tức là ngăn chừa những lỗi về sau.”  

Còn theo lời giảng của sư thầy Thích Trúc Thái Minh, hiểu đơn giản nếu như trong đời thường chúng ta phạm phải lỗi lầm nào đó phải xin lỗi thì trong nhà Phật, việc xin lỗi này được gọi là sám hối.

“Trong Phật giáo, chữ Sám có nghĩa là ăn năn, day dứt. Còn chữ Hối có nghĩa là hối hận, hối cải, sửa đổi. Vậy Sám Hối có nghĩa là ăn năn, nguyện hối cải, sửa đổi”, sư thầy Thích Trúc Thái Minh giảng.

Đối với người tu học Phật, việc sám hối phải được thực hiện hàng ngày. Bởi vì mỗi ngày, dù vô tình hay hữu ý, dù có biết hay không biết, thì chúng ta đều phạm phải các lỗi lầm lớn nhỏ khác nhau đến từ thân – khẩu – ý. Cho nên thường vào cuối ngày, người học Phật sẽ dành thời gian trước khi đi ngủ để sám hối với Đức Phật.

“Đức Phật là người cao quý nhất, tốt đẹp nhất, toàn thiện nhất, toàn thiện nhất. Khi sám hối với Đức Phật thì tâm hồn chúng ta sẽ được trong sạch, tội lỗi chúng ta gây ra sẽ được tiêu diệt. Cho nên gần như ở các chùa đều có thời sám hối vào buổi tối”, sư thầy Thích Trúc Thái Minh nói thêm.

Sám Hối có nghĩa là ăn năn, nguyện hối cải, sửa đổi
Sám Hối có nghĩa là ăn năn, nguyện hối cải, sửa đổi

Sám hối không chỉ có trong Phật giáo

Thực chất sám hối, hay chính xác hơn là tinh thần của sám hối, xuất hiện ở nhiều tôn giáo chứ không phải chỉ đạo Phật mới có.

Trong Công giáo, sự sám hối được hiểu là ăn năn những tội lỗi mà mình đã gây ra, và cũng được dùng trong tên gọi của Bí tích Sám hối hay Bí tích Hòa giải, Giải tội. Như vậy, có thể hiểu nghi thức xưng tội trong Công giáo chính là một hình thức sám hối.

Theo quan niệm của Hồi giáo, sự ăn năn tội lỗi đã gây ra bằng sự chân thành và tự nguyện từ bỏ mọi điều xấu xa, quyết tâm không tái phạm tội lỗi đó thông qua lời cầu nguyện với thánh Allah được gọi là tawba. 

Nếu xét về ý nghĩa thì các hình thức cũng tương tự như sám hối. Tuy nhiên khi nhắc đến hai từ sám hối, người ta mặc nhiên hiểu rằng đây là nghi thức của người tu học Phật.

Lễ sám hối tại chùa
Lễ sám hối tại chùa

Ý nghĩa của việc sám hối theo quan niệm trong đạo Phật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói như sau: “Ở đời có hai hạng người đáng khen: hạng người thứ nhất là người không có lỗi, hạng thứ hai là người có lỗi mà biết ăn năn sám hối.”

Ngài cũng dạy rằng, phàm còn xuống lên trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào hoàn toàn trong sạch, không một ai mà chẳng có tội.

Chiếu theo lời dạy của Phật thì đã sinh ra trên thế giới này thì ai cũng đã và sẽ gây ra tội lỗi dù ít hay nhiều, dù vô tình hay cố ý. Mà nguyên nhân dẫn đến tất thảy tội lỗi đều là do sự vô minh của chúng ta mà nên. Điều quan trọng là phải biết mình sai ở đâu, nhận thức được lỗi lầm của mình là gì để ăn năn, hối cải, sửa đổi không phạm thêm lỗi nữa.

Bởi thế mà trong kinh sách Phật học có câu thế này: “Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá”. Hiểu đơn giản là nhận lỗi trước, sửa lỗi sau.

“Việc sám hối có ý nghĩa để kiểm lại và kể ra những lỗi lầm chúng ta phạm phải mỗi ngày để ăn năn, day dứt và hối cải rằng sẽ cố gắng không tái phạm nữa. Sám hối còn có ý nghĩa là làm mới bản thân. Tức là con người chúng ta trước đây do những lỗi lầm mà trở nên nhơ bẩn, xấu xa thì sau khi sám hối rồi, chúng ta sẽ thay đổi, làm mới bản thân trở thành con người tốt đẹp hơn, trong sạch hơn”, thầy Thích Trúc Thái Minh giảng về ý nghĩa của việc sám hối.

Các hình thức sám hối đúng Pháp

Có những hình thức sám hối sau đây để bạn lựa chọn thực hành sao cho phù hợp với mình:

Tác pháp sám hối

Đây là hình thức thỉnh các vị cao tăng công phu tu tập tinh tấn, tâm thanh tịnh để giãi bày những tội lỗi của mình một cách trung thực, thành khẩn. Đồng thời nhờ các vị này chú nguyện để giảm bớt, tiêu trừ các tội nghiệp mà bản thân đã phạm phải. 

Hồng danh sám hối

Tức là sám hối bằng cách niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát, suy tưởng về hình ảnh đẹp đẽ và thanh tịnh của các Ngài, từ đó chuyển hóa tâm u minh thành tâm trong sáng. 

Thông thường một thời hồng danh sám hối bạn sẽ niệm 108 lần danh hiệu của các Ngài Phật Thích Ca, Phật A Di Đà hay Quan Âm Bồ Tát. Mỗi lần niệm hồng danh Phật là một lần lạy Phật. Số 108 cũng chính là 108 phiền não của con người cõi Ta Bà.

Thủ tướng sám hối

Đây là hình thức sám hối mà người sám hối quỳ trước tượng Phật, chắp tay thành khẩn kể rõ mọi lỗi lầm mình đã phạm phải. Thú thật mọi tội lỗi xong thì phát nguyện không bao giờ tái phạm những tội lỗi này nữa, cũng như cố gắng không phạm thêm tội lỗi mới.

Đây là cách sám hối rất thử thách, khó hơn 2 hình thức sám hối trên. Bởi người sám hối phải thực hiện liên tục 49 ngày, hoặc đến khi nào cảm nhận được hào quang của Phật, được Phật hoặc Bồ Tát đến xoa đầu thì mới coi là có kết quả.

Vô sinh sám hối

Đây là hình thức sám hối khó nhất, chỉ những bậc công phu tu tập cao mới thực hiện được. Trong vô sinh sám hối chia thành 2 hình thức khác là quán tâm vô sinh và quán pháp vô sinh.

Cách sám hối mỗi ngày tại nhà

Theo thầy Thích Pháp Hòa, việc sám hối có thể thực hiện ngay tại nhà bằng bất kỳ hình thức nào; ngày nào cũng có thể sám hối không cần phải đúng ngày 14 và 29, 30 âm lịch; cũng không nhất thiết phải đến chùa nghe tụng kinh, miễn quý bạn phát tâm và trí tâm sám hối. 

Video tụng kinh sám hối

Kinh sám hối

Bởi kinh sám hối là bộ kinh tương đối dài nên Cao Trang sẽ không đề cập nguyên văn trong khuôn khổ bài viết này.

Bạn đọc có thể tải kinh sám hối bằng cách bấm vào nút dưới đây.

Thực hành 108 lần Ho’oponopono cũng là một hình thức sám hối

Việc hành trì đọc 108 lần Ho’oponopono cũng là một cách sám hối có phần “thời thượng” hơn và cũng đơn giản hơn, đang được khá nhiều người áp dụng.

Đây là phương pháp chuyển nghiệp bắt nguồn từ người dân sống trên đảo Hawaii (Hoa Kỳ). Toàn bộ câu “thần chú” này chỉ vỏn 12 vẹn  chữ:

Tôi xin lỗi. Hãy tha lỗi cho tôi. Cảm ơn. Thương lắm.

Mặc dù đọc 108 lần Ho’oponopono có thể xem là cách sám hối “không chính quy” theo những gì chúng ta biết trong đạo Phật. Nhưng về bản chất, nếu tinh tấn đọc câu này, cũng không khác gì so với đọc kinh sám hối hay niệm hồng danh sám hối.

Lời kết

Trên đây, Tượng Phật Đá Cao Trang vừa chia sẻ đến bạn đọc những điều thú vị về việc sám hối. Với những lợi lạc và ý nghĩa cao đẹp, thanh tịnh của sám hối, Cao Trang mong rằng chúng ta hãy cùng nhau thực hành sám hối mỗi ngày để cuộc sống tốt đẹp hơn, có nhiều hạt giống thiện lành hơn và tiêu trừ những tội lỗi, nghiệp xấu.

Nếu bạn có ý nguyện thỉnh tượng Phật đá để cúng dường cho chùa hay thờ tại gia, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn
Fanpage: facebook.com/tuongphatdacaotrang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *