Theo quan niệm Phật giáo, có tất thảy 16 vị Hộ Pháp được chia thành 4 hệ khác nhau. Có hệ chỉ có 2 vị Hộ Pháp nhưng có hệ lại có đến 8 vị Hộ Pháp.
Vậy Hộ Pháp là gì và những vị Hộ Pháp trong Phật giáo là những ai?
Mời bạn cùng Cao Trang khám phá trong bài viết dưới đây.
Hộ Pháp là gì?
Trong tiếng Phạn các Ngài được gọi là dharmapala hay dhammapala. Mở rộng ra, các vị thần Hộ Pháp cũng được hiểu là những vị thần nguyện đi theo Phật.
Trong quan niệm Phật giáo có 16 vị Hộ Pháp tất thảy và được chia thành 4 hệ gồm:
- Vi Đà và Tiêu Diện Hộ Pháp
- Khuyến Thiện và Trừng Ác Hộ Pháp
- Tứ Đại Thiên Vương
- Bát Đại Hộ Pháp
Các vị Hộ Pháp trong Phật giáo
Dưới đây là danh sách các vị thần Hộ Pháp được thờ cúng phổ biến nhất trong các chùa Phật giáo:
Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ Hộ Pháp
Vi Đà Hộ Pháp:
Vi Đà Hộ Pháp, hay cũng được gọi là Vi Đà Tôn Thiên, có tên tiếng Phạn là Skandal phiên âm là Thất Kiện Đà. Ngài vốn là một vị chiến thần của đạo Bà La Môn, nhưng Phật giáo Đại Thừa coi vị chiến thần này là một vị Hộ Pháp và thờ trong các chùa, tu viện Phật giáo.
Hình tướng của Vi Đà Hộ Pháp theo quan niệm Phật giáo Đại Thừa là một vị chiến tướng dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt. Trên người khoác áo giáp và chiến bào, tay cầm thanh kiếm thần.
Trong chùa, tượng Vi Đà Hộ Pháp luôn được thờ tại góc bên phải của gian chính điện nơi có đặt tượng Phật Thích Ca. Còn bên trái đặt tượng Tiêu Diện Đại Sĩ Hộ Pháp.
Xem thêm: Việc Sám Hối Không Chỉ Có Ở Phật Giáo
Tiêu Diện Đại Sĩ Hộ Pháp:
Tiêu Diện Đại Sĩ Hộ Pháp, hay cũng được gọi là Tiêu Diện Đại Sĩ Bồ Tát, hoặc thân thuộc hơn là Ông Tiêu. Theo truyền thuyết, ngài chính là một trong những hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm để hàng phục các loài yêu ma, quỷ quái chuyên quấy nhiễu, gieo rắc tai họa, khổ đau cho chúng sinh.
Hình tướng của Tiêu Diện Đại Sĩ được mô tả là một vị thần có khuôn mặt quỷ dạ xóa với 3 sừng, mắt lồi trợn trừng, lưỡi thè ra tới ngực, răng nanh sắc nhọn, toàn thân màu xanh lam hoặc màu đỏ máu trông vô cùng đáng sợ. Trên tay phải ngài cầm một lá cờ trừ yêu, tay trái chống nạnh tạo dáng vẻ vô cùng uy nghiêm.
Trong chùa, tượng Tiêu Diện Đại Sĩ được đặt chung với tượng Vi Đà Hộ Pháp Pháp tại gian thờ Phật Thích Ca.
Khuyến Thiện và Trừng Ác Hộ Pháp
Ở các ngôi chùa của Việt Nam còn có thờ 2 vị Hộ Pháp là Khuyến Thiện Hộ Pháp và Trừng Ác Hộ Pháp. Hai tôn tượng này thường có kích thước rất lớn, có thể cao chạm tới nóc nhà gian thờ Phật. Hai vị Hộ Pháp này còn có tên gọi khác là Thiện Hữu Ác Hữu, La Đắc, Ma Pha La; hay cũng được gọi là (tần suất ít hơn) Thưởng Thiện và Phạt Ác.
Cả hai ngài được mô tả trong hình tướng nam võ tướng đường bệ, uy nghiêm, trên thân khoác chiến giáp có dải lụa, tay cầm viên minh châu hoặc cầm binh khí, cưỡi trên thần thú sư tử. Trong đó…
Khuyến Thiện Hộ Pháp:
Khuyến Thiện Hộ Pháp, hay còn gọi là ông Thiện, là vị Hộ Pháp có khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, da trắng. Trên tay Ngài cầm viên ngọc thiện tâm có ý nghĩa cổ vũ chúng sanh đi theo chánh pháp, hướng đến điều thiện lành.
Tượng Khuyến Thiện Hộ Pháp được đặt bên trái gian thờ Phật (góc nhìn từ trong ra).
Trừng Ác Hộ Pháp:
Trừng Ác Hộ Pháp được miêu tả là vị Hộ Pháp có gương mặt dữ tợn màu đỏ, trên tay cầm vũ khí sắc bén (thường là đại dao) mang ý nghĩa trừng trị những kẻ tâm địa độc ác, răn đe chúng sanh bỏ tối theo sáng đi theo con đường chánh pháp.
Tượng Trừng Ác Hộ Pháp được đặt bên phải gian thờ Phật (góc nhìn từ trong ra).
Tứ Đại Thiên Vương
Tứ Đại Thiên Vương, hay Hộ Thế Tứ Thiên Vương, là bốn vị Hộ Pháp quen thuộc vì được xuất hiện nhiều trong các thước phim ảnh thần thoại của Trung Hoa. Mỗi vị Thiên Vương được tương truyền ngự trên núi Tu Di, canh giữ 4 phương Đông Tây Nam Bắc của Phật pháp. Các Thiên Vương đều được khắc họa trong hình tượng các vị võ tướng dũng mãnh, uy nghiêm với các loại pháp khí khác nhau.
Các vị Thiên vương này lần lượt là:
- Bắc Thiên Vương: là Đa Văn Thiên Vương, tên là Tỳ Sa Môn. Toàn thân của ngài màu xanh lục, trên tay cầm chiếc dù, chiếc cờ hoặc một con chuột màu trắng. Ngài thường được nghe Phật giảng Pháp nên mới có danh hiệu là Đa Văn, tức là nghe nhiều.
- Nam Thiên Vương: là Tăng Trưởng Thiên Vương, tên là Tỳ Lưu Ly. Ngài toàn thân có màu xanh, trên tay cầm thanh kiếm chém vô minh. Ngài là vị Hộ pháp có nhiệm vụ bảo vệ chánh pháp, cai quản ác hung thần, gia tăng thiện căn nên còn được gọi là Tăng Trưởng.
- Đông Thiên Vương: là Trì Quốc Thiên Vương, tên là Đa La Sất. Toàn thân Ngài có màu trắng, trên tay cầm đàn tỳ bà có khả năng thức tỉnh tâm thức chúng sinh mỗi khi ngài gảy lên, khiến tâm hướng thiện. Ngài có nhiệm vụ bảo vệ sinh linh, giữ gìn đất đai trong nước pháp nên gọi là Trì Quốc.
- Tây Thiên Vương: là Quảng Mục Thiên Vương, tên là Tỳ Lưu Bác Xoa. Toàn thân ngài có màu đỏ có một con rắn hoặc rồng cuốn quanh, trên tay ngài cầm viên ngọc Như Ý chỉ dành cho những bậc đã giác ngộ. Ngài có nhiệm vụ cai quản các loài rồng và có khả năng quan sát thế giới nên được gọi là Quảng Mục.
Bát Bộ Hộ Pháp
Bát Bộ Hộ Pháp hay còn gọi là Bát Bộ Kim Cương, Bát Bộ Kim Cang, Thiên Long Bát Bộ Long Thần Hộ Pháp bao gồm 8 vị Hộ Pháp theo quan niệm Phật giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa.
Theo ghi chép trong kinh Phóng Quang Bát Nhã và kinh Đạo Hạnh Bát Nhã, các vị hộ pháp trong Bát Bộ Kim Cương có nhiệm vụ bảo hộ, che chở cho những ai tu theo hạnh nguyện Bồ Tát trên đường trở thành Phật.
Tám vị Hộ Pháp này bao gồm:
- Thanh Trừ Tai
- Tích Độc Thần
- Hoàng Tùy Cầu
- Bạch Tịnh Thủy
- Xích Thanh Hỏa
- Định Trừ Tai
- Tử Hiền Thần
- Đại Thần Lực
Trong các chùa, tám vị hộ pháp này luôn được thờ chung thành một bộ tượng thống nhất, thường được chia thành 2 hàng, mỗi hàng có 4 tượng. Tượng của các ngài thường được chế tác mô phỏng các vị võ tướng vạm vỡ, uy nghiêm luôn trong tư thế sẵn sàng xông trận chiến đấu tiêu diệt ma quỷ.
Đáng chú ý, trong 8 vị hộ pháp thì có 3 vị mặt nhân hậu và da trắng; 5 vị còn lại có mặt hung dữ, da đỏ rất đáng sợ.
Thờ tượng Hộ Pháp tại gia được không?
Hộ Pháp là các vị thần bảo vệ chốn Già Lam, tức chùa chiền, đạo viện, nơi tu hành của người học đạo cho nên trong nhà riêng rất hiếm, hoặc không bao giờ thờ tượng Hộ Pháp.
Thỉnh tượng Hộ Pháp bằng đá tự nhiên ở đâu?
Cao Trang là cơ sở chuyên chế tác tượng phật bằng đá nói chúng và tượng hộ pháp bằng đá nói riêng.
>>> Xem thêm Đại Lễ Phật Đản Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Các tôn tượng phật đá do Cao Trang chế tác luôn có thần sắc uy nghiêm, thanh tịnh được các Phật tử và trụ trì thỉnh nhiều để thờ tại cư gia và chùa chiền trên khắp cả nước, và hải ngoại.
Những mẫu tượng hộ pháp bằng đá tuyệt đẹp tại Cao Trang
Để thỉnh tượng Hộ Pháp bằng đá tự nhiên, hãy liên hệ với Tượng Phật Đá Cao Trang theo địa chỉ sau:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn