Tam Thế Phật là một khái niệm dùng để chỉ 3 vị Phật đại diện cho 3 giai đoạn của Phật giáo gồm quá khứ, hiện tại và tương lai. Có thể nói, quan niệm về Tam Thế Phật đóng vai trò quan trọng trong triết lý nhà Phật.
Trong bài viết này, Tượng Phật Đá Cao Trang mời bạn tìm hiểu sâu hơn Tam Thế Phật gồm những vị Phật nào và ý nghĩa của từng vị ra sao.
Tam Thế Phật gồm những vị Phật nào?
Nếu không phải người theo đạo Phật hoặc nghiên cứu sâu về Phật giáo thì khái niệm Tam Thế Phật có lẽ khá mơ hồ. Đây là một cụm từ tiếng Hán. Phân tích từng chữ trong cụm từ này, ta được:
- “Tam”: nghĩa là số 3. Số 3 là còn số đặc biệt trong nhiều tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Các bộ tượng Phật như Tây Phương Tam Thánh hay Thích Ca Tam Thánh đều có 3 vị Phật và Bồ tát.
- “Thế”: nghĩa là thế giới hoặc “thời”. Trong Phật giáo có quan niệm về 3 thời gồm thời quá khứ, thời hiện tại, thời vị lai. Cũng có hiểu “thế” tức là Thế giới, trong đó nổi tiếng nhất là thế giới cực lạc của Phật A Di Đà và thế giới ta bà của Phật Thích Ca.
- “Phật”: là bậc đã giác ngộ hoàn toàn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Trong đó, Phật Thích Ca là vị Phật nổi tiếng nhất. Trước Phật Thích Ca có nhiều vị Phật và sau Phật Thích Ca cũng sẽ có vị chứng đắc thành Phật.
Tóm lại, Tam Thế Phật, hay còn được gọi là Tam thế tam thiên Phật là ba vị Phật tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai của thế giới và con người. Mặt khác, Tam Thế Phật còn có hàm ý rằng Phật có ở mọi phương, mọi hướng, mọi chiều không gian thời gian. Ở đâu cũng có sự hiện diện của Phật.
Ý nghĩa biểu tượng của Tam Thế Phật
Tam Thế Phật gồm 3 vị Phật đại diện cho 3 dòng thời gian khác nhau là:
- Phật A Di Đà đại diện cho quá khứ.
- Phật Thích Ca đại diện cho hiện tại.
- Phật Di Lặc đại diện cho tương lai (vị lai).
Ý nghĩa cụ thể của từng vị Phật trong Tam Thế Phật như sau:
Phật A Di Đà: Phật quá khứ
Danh hiệu của Đức Phật A Di Đà có nghĩa là vô lượng quang, vô lượng thọ: ánh sáng vô hạn, tuổi thọ vô hạn. Vì thế, ngài cũng thường được gọi là Phật Vô Lượng Thọ. Ngài là vị Phật quan trọng trong triết lý Phật giáo Đại Thừa, là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi bất cứ chúng sinh nào cũng muốn được vãng sanh về.
Phật A Di Đà đã từng được Phật Thích Ca nhắc đến khi giảng đạo cho các đệ tử. Theo lời Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà không sanh và thành Phật ở thế giới Ta Bà của chúng ta mà ở một cõi giới khác.
Như vậy, Phật A Di Đà đã xuất hiện từ trước khi Phật Thích Ca thành đạo. Đó là nguyên nhân Phật A Di Đà được xem là Phật quá khứ trong bộ tượng Tam Thế Phật.
Phật Thích Ca: Phật hiện tại
Trong bộ tượng Tam Thế Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni được đặt ở vị trí trung tâm, tượng trưng cho thời hiện tại. Ngài có rất nhiều danh xưng khác như Phật Bổn Sư, Phật Tổ Như Lai, Đức Thế Tôn…
Ngài xuất thân là thái tử Tất Đạt Đa của thành Ca Tỳ La Vệ. Sau khi chứng kiến cuộc đời và hiểu được đời là bể khổ, ngài từ bỏ ngôi vị thái tử, từ bỏ lầu vàng điện ngọc, từ bỏ cuộc sống sung sướng để ra đi tìm con đường cầu đạo. Sau nhiều năm tu hành, cuối cùng ngài cũng chứng đắc thành Phật dưới cội bồ đề.
Sau khi thành Phật, ngài dành toàn bộ thời gian để đi hoằng pháp, truyền bá giáo lý cao đẹp, dẫn dắt rất nhiều đệ tử cũng chứng được những quả vị cao.
Phật Di Lặc: Phật tương lai
Trong tiếng Phạn, Di Lặc (Maitreya) có nghĩa là “Từ Thị”, hiểu nôm na là bản tính vốn sẵn sự từ bi hỷ xả – những giá trị tinh thần cao đẹp theo quan niệm Phật giáo. Kinh Pháp Hoa chép rằng Phật Di Lặc là vị Phật kế thừa Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh trong thời Mạt Pháp – khi pháp của Phật Thích Ca bị phai một, đạo đức chúng sinh suy đồi.
Hình tượng Phật Di Lặc ở Ấn Độ và Trung Hoa, Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt. Trong đó, chúng ta vốn đã quen hình ảnh Phật Di Lặc là một vị hòa thượng phúc hậu, tròn trĩnh, miệng luôn nở nụ cười hiền từ.
Tham khảo: 13 Biểu Tượng Của Phật Giáo Phổ Biến Nhất
Ý nghĩa của việc thờ cúng tượng Tam Thế Phật
Tượng Tam Thế Phật được hiểu là một bộ tượng gồm 3 tôn tượng Phật A Di Đà – Phật Thích Ca – Phật Di Lặc, có thể trong tư thế ngồi kiết già hoặc đứng trên tòa sen.
Việc thờ cúng bộ tượng Tam Thế Phật mang những ý nghĩa tinh thần thâm sâu. Đó là lời nhắc nhở chúng ta luôn hướng tới cái chân thiện mỹ, gieo nhiều nghiệp lành, tích cực làm việc thiện, giúp đời giúp người một cách chân thành, trân trọng cuộc sống hiện tại để tinh thần lạc quan, trân quý hiện tại.
Thờ tượng Tam Thế Phật cũng là cách bày tỏ sự thành kính với Phật giáo. Nhắc nhở chúng ta siêng năng tu tập, giữ cho tâm thanh tịnh, xa lánh phiền não để được sống một cuộc sống bình an, hạnh phúc thật sự. Từ đó lan tỏa tình thương đến mọi người.
Hướng dẫn thờ tượng Tam Thế Phật
Ngày càng có nhiều gia đình có mong muốn lập bàn thờ để thờ phụng tượng Tam Thế Phật bởi những giá trị tinh thần tốt đẹp đã nêu ở phần trên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lập ban thờ và thờ phụng bộ tượng Tam Thế Phật sao cho đúng. Dưới đây là một số lưu ý cần ghi nhớ:
Ngày thượng an vị cho tượng Tam Thế Phật
Ngày lành tháng tốt để thỉnh tượng Tam Thế Phật về nhà thờ là các ngày Rằm, Mùng 1, ngày vía của các vị Phật.
Cách bố trí bàn thờ Tam Thế Phật
Để thiết đặt Bàn Thờ Tam Thế Phật một cách phù hợp, đầu tiên, bạn cần đặt bàn thờ ở vị trí cao và hướng cửa chính của không gian thờ Phật.
Tuyệt đối tránh đặt bàn thờ gần những nơi ô uế, tối, ẩm ướt, nhiều bụi bẩn và không trang nghiêm như: nhà vệ sinh, bếp, nhà tắm hoặc gầm cầu thang. Ngoài ra, cũng nên tránh đặt bàn thờ trên nóc tủ vì đây là hành động bất kính với Chư Phật.
Ngoài ra, bạn nên chọn bàn thờ làm từ các chất liệu chắc chắn, chẳng hạn như bàn thờ bằng đá.
Đặc biệt quan trọng, hãy tránh đặt bàn thờ Phật cùng với bàn thờ các thần thánh, bàn thờ gia tiên. Theo tư duy phân cấp, các vị Phật có vị trí cao hơn so với các vị thần, vì vậy việc đặt chung có thể không phù hợp.
Cách lạy khi cúng Tam Thế Phật
Dưới đây là hướng dẫn thực hiện lễ cúng Tam Thế Phật một cách đúng và tôn trọng:
- Tắm rửa sạch sẽ: Trước khi thực hiện lễ cúng, hãy tắm rửa và làm sạch thân thể để loại bỏ những ô uế. Mặc trang phục trang nhã, lịch sự, dài.
- Vào lễ cúng: Khi bạn bước vào lễ cúng, hãy quỳ xuống trên đất. Đặt hai bàn tay ngửa ra như bạn đang nâng hai bàn chân của Tam Thế Phật. Cúi lưng xuống và đặt trán vào lòng bàn tay.
- Tư thế đứng: Sau khi ngẩng đầu lên, đứng thẳng, hai tay chắp ngang trước ngực. Mắt hướng lên phía trên, tập trung vào hình tượng Tam Thế Phật.
- Tịnh tâm khi tụng niệm: Trong quá trình tụng niệm, hãy giữ tâm trạng tĩnh lặng và tập trung. Loại bỏ những suy nghĩ xấu, thay vào đó, tập trung vào những phẩm chất tốt đẹp của Tam Thế Phật.
- Cúng hương và chuông: Sau khi tụng niệm, cắm hương vào bát hương. Đánh một lần chuông nhẹ sau đó cúi lạy ba lần.
- Tôn trọng và thành kính: Lưu ý rằng việc cúng bái Tam Thế Phật không nên bị lạm dụng hoặc thực hiện không thành kính. Hãy thể hiện lòng tôn trọng chân thành để đảm bảo rằng lễ cúng của bạn thực sự ý nghĩa và mang lại kết quả tốt đẹp.
Vật phẩm cúng dường
Đồ lễ cúng Tam Thế Phật thường là hoa quả, bánh kẹo được đặt trên đĩa hoặc mâm bồng, không thờ vàng mã, đồ mặn.
Đặt chế tác tượng Tam Thế Phật bằng đá ở đâu?
Quý khách có mong muốn thỉnh tượng Tam Thế Phật bằng đá với độ thẩm mỹ cao có thể tin tưởng Tượng Phật Đá Cao – cơ sở chế tác tượng phật bằng đá có hơn 20 năm kinh nghiệm. Với đội ngũ thợ chế tác đá lành nghề, hỗ trợ tận tâm, vận chuyển tận nơi, Tượng Phật Đá Cao Trang sẽ giúp quý khách hoàn thành tâm nguyện thỉnh tượng Phật của mình.
>>> Xem thêm Sơ lược 18 vị La Hán trong Phật giáo
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn