Mục Kiền Liên Bồ Tát: Thần Thông Đệ Nhất Và Sự Tích Cứu Mẹ

Mục Kiền Liên Bồ Tát: Thần Thông Đệ Nhất Và Sự Tích Cứu Mẹ

Nhắc đến tôn giả Mục Kiền Liên, chúng ta nhớ ngay đến sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề, là tiền đề khai sinh ra lễ Vu Lan trong Phật giáo. Chúng ta cũng nhớ ngay đến vị Đệ Nhất Thần Thông trong Thập đại đệ tử của Phật Thích Ca.

Mục Kiền Liên Bồ Tát: Thần Thông Đệ Nhất Và Sự Tích Cứu Mẹ
Mục Kiền Liên Bồ Tát: Thần Thông Đệ Nhất Và Sự Tích Cứu Mẹ

Trong bài viết này, Tượng Phật Đá Cao Trang sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về cuộc đời của ngài Bồ Tát Mục Kiền Liên để bạn đọc hiểu thêm về một trong những môn đệ đầu tiên và kiệt xuất nhất của Đức Thế Tôn.

Tôn giả Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai?

Tôn giả Mục Kiền Liên (tiếng Pali: Moggallāna; tiếng Hán: 目犍連), còn được gọi là Mục Liên, là một vị Tỳ kheo nổi tiếng trong tăng đoàn của Đức Phật Thích Ca khi ngài còn tại thế.

Trong thời gian tu học theo sự hướng dẫn của Phật Thích Ca, tôn giả Mục Kiền Liên đã chứng đắc quả A La Hán, trở thành một trong mười học trò xuất chúng nhất của Đức Phật. Phật tán dương ngài là “Thần Thông Đệ Nhất”. Sau khi Đức Phật chứng A La Hán, ngài cùng tôn giả Xá Lợi Phất được giao trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn, là người đứng đầu của cộng đồng Tăng Ni.

Mục Kiền Liên Bồ Tát có một vai trò quan trọng trong việc duy trì và truyền bá các giáo lý của Đức Phật sau khi Ngài nhập Niết Bàn.

Tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallana) - Thần thông đệ nhất
Tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallana) – Thần thông đệ nhất

Tóm tắt cuộc đời của Bồ Tát Mục Kiền Liên 

Cuộc đời của ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát có thể tóm gọn trong 3 giai đoạn: Trước khi gia nhập Tăng đoàn Phật – Gia nhập Tăng đoàn và đắc quả A La Hán – Nhập Niết Bàn.

Xuất thân của ngài Mục Kiền Liên

Theo ghi chép trong các kinh điển Phật giáo, tôn giả Mục Kiền Liên được sinh ra tại một gia đình quý tộc thuộc dòng Bà La Môn gần thành Patna, thuộc vương quốc Magadha, thuộc Ấn Độ ngày nay. Dòng dõi của ngài được cho là Mudgala, nghĩa là “Thiên văn gia” – là những người thông hiểu các vấn đề thiên văn học thời bấy giờ.

Gia tộc Mudgala của ngài rất được kính trọng và giàu có, vì vậy Mục Kiền Liên từ bé đã có cuộc sống thoải mái, không thiếu thốn gì và được hưởng nền tảng giáo dục tốt nhất theo truyền thống giáo dục của Bà La Môn.

Tuy nhiên, một lần ông cùng bạn của mình là Xá Lợi Phất (tiếng Pali: Upatissa) tham gia hội “Hội Sơn Thần” (với phần lễ là hoạt động cúng tế thần núi, phần hội là mọi người vui chơi ca hát), ngài chợt nhận ra sự thật về sự sống chết trong cõi đời. Từ đó, cả hai quyết định từ bỏ cuộc sống giàu sang phú quý, an nhàn để tìm được cầu Đạo Giải Thoát, sống cuộc đời của một Đạo sĩ, cắt bỏ xiềng xích trói buộc của quan niệm Bà La Môn.

Mục Kiền Liên Bồ Tát xuất thân từ một gia tộc thuộc dòng dõi Bà La Môn
Mục Kiền Liên Bồ Tát xuất thân từ một gia tộc thuộc dòng dõi Bà La Môn

Hành trình cầu đạo

Hành trình cầu đạo của ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát có nhiều nét tương đồng với Phật Thích Ca. Cụ thể, trên con đường tầm sư học đạo của mình, ngài Mục Kiền Liên đã có cơ hội được gặp gỡ và học hỏi từ nhiều vị thầy có trình độ uyên thâm, thu thập nhiều tư tưởng triết học khác nhau. Một số đề cao ý nghĩa của việc tuân thủ đạo đức mà không mong cầu lợi ích, một số khác tập trung vào khái niệm vận mệnh, và có những người tập trung truyền bá tư tưởng về thực tại vật chất.

Tuy nhiên, cả ngài Mục Kiền Liên và ngài Xá Lợi Phất đều thấy được hạn chế của những giáo thuyết này. Do đó, cả hai ngài đã không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu tiếp.

Khi hai ngài Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất đã đạt khoảng bốn mươi tuổi, Phật Thích Ca đã thu nạp một nhóm đệ tử đầu tiên gồm 60 người. Họ đều có kiến thức uyên bác và hiểu biết rộng. Nhóm này được giao trọng trách truyền bá tri thức Phật giáo cho người dân. Trong khi đó, Đức Phật đến thành Vương Xá (Rājagaha) để gặp vua Tần Bà Sa La (Bimbisara), thuộc nước Ma Kiệt Đà và được nhận cúng dường Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana Vihāra) từ nhà vua.

Lúc đó, Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất đã quay trở lại thành Vương Xá và ở tạm trong viện của Đạo sĩ Sànjaya. Một ngày, khi Xá Lợi Phất đang ra ngoài phố, ông tình cờ gặp Trưởng lão A Thuyết Thị (Assaji), một trong những đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Assaji đã giải thích về khái niệm Tứ Diệu Đế cho Xá Lợi Phất và giúp ông giác ngộ, chứng quả A La Hán. Sau đó, Xá Lợi Phất truyền lại kiến thức này cho Mục Kiền Liên.

Tương tự như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên cũng nhanh chóng giác ngộ về con đường đạo mà ông đã tìm kiếm suốt thời gian dài. Từ đó, cả hai người quyết tâm theo đuổi con đường đạo, gia nhập Tăng đoàn và trở thành những nhân vật vĩ đại nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo.

Hình tướng của ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát
Hình tướng của ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát

Kết thúc cuộc đời

Theo ghi chép trong Trung Bộ Kinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên nhập Niết Bàn vào ngày Mùng 1 sau tháng Kattia theo lịch cổ của Ấn Độ. Tức vào khoảng giữa của tháng 10 dương lịch. Ngài bị giáo chủ đạo Jaina hãm hại do tức giận vì các tín đồ của hắn đã đi theo giáo lý ngài Mục Kiền Liên giảng dạy. Hắn đã đẩy tảng đá từ trên núi xuống đè chết ngài.

Vị trí của tôn giả Mục Kiền Liên trong thập đại đệ tử của Phật

Theo truyền thuyết, Đức Phật Thích Ca có mười người đệ tử được cho là xuất sắc nhất. Mười người này được gọi với danh xưng Thập Đại Đệ Tử của Phật. Mỗi vị đệ tử đều được Phật đặt cho một danh hiệu đệ nhất. Ngài Mục Kiền Liên là một trong số mười vị này. Danh hiệu của ngài là “Thần Thông Đệ Nhất”.

Đại đức Mục Kiền Liên và ngài Xá Lợi Phất là 2 vị đạt được giác ngộ đầu tiên trong Tăng đoàn của Phật, được giao trọng trách thay Phật giảng pháp khi Phật không có mặt.

Hình tướng Mục Kiền Liên Bồ Tát

Ngài Mục Kiền Liên thường được mô tả trong hình dáng một vị hòa thượng khoác y vấn. Tay phải cầm tích trượng. Tay trái không cầm gì cả, nếu có thì đó thường là một chiếc bình bát, ám chỉ sự tích ngài đem cơm dâng lên cho mẹ đang gặp khổ ở cõi ngạ quỷ. Ngài thường không ngồi, mà luôn ở tư thế đứng, như thể sẵn sàng đi xuống cõi âm để mang theo “bát cơm đầy vạn ước mong” để cứu mẹ.

Mục Kiền Liên Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát có phải là một người?

Vì hình tướng khá giống nhau nên nhiều người cho rằng Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát cùng là một vị. Tuy nhiên thực tế đây lại là hai vị Bồ Tát hoàn toàn khác nhau.

Mời bạn xem các mẫu tượng quan âm bằng đá đẹp

Là đệ nhất thần thông vậy thần thông của ngài Mục Kiền Liên thế nào?

Mặc dù là Thần Thông Đệ Nhất nhưng ngài Mục Kiền Liên vẫn bị tà ma ngoại đạo hại chết là vì sao? 

Đó là do Thần Thông không thể chiến thắng được sức mạnh của Luật Nhân Quả đó thôi. Theo truyền thuyết, vì có thần thông nên ngài Mục Kiền Liên bị ngoại đạo rất ghét và luôn tìm cách hãm hại. 

Nhiều lần ngài dùng thần thông mà thoát được. Nhưng vì ngài thấy được nghiệp quả đã đến thì có thần thông không thể cứu mình mãi nên đã chấp nhận trả quả. Quả ấy là việc ngài bị bọn ngoại đoạn đánh chết và con băm vằm thây của ngài thành nhiều mảnh nhỏ. Thật thương xót thay! Thế mới thấy, thần thông cũng không thể cứu được con người ta khỏi quả báo.

Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi cõi ngạ quỷ

Vì sao mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên bị đày vào cõi ngạ quỷ?

Mẹ của Mục Kiền Liên Bồ Tát tên là bà Thanh Đề. Bà không tin vào Tam Bảo, thậm chí hủy báng và phá hoại Tam Bảo khi còn sống. Vì điều này, sau khi qua đời, bà bị đọa ở cõi địa ngục, chịu muôn vàn khổ cực.

Sự tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ
Sự tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ

Tóm tắt sự tích

Sau khi trở thành Bồ Tát, ngài Mục Kiền Liên sử dụng thần thông quan sát các thế giới để tìm mẹ. Với thần thông của mình, ngài nhanh chóng tìm thấy mẹ đang chịu khổ ở địa ngục, thiếu thức ăn. Ngài mang một bát cơm xuống địa ngục để giúp mẹ.

Khi đến địa ngục, ngài dâng bát cơm cho mẹ. Tuy bà Thanh Đề đã qua đời nhưng tâm tham sân si của bà vẫn còn nguyên vẹn. Bà lấy tay che bát cơm, rồi vội vã chạy đến nơi không có ngạ quỷ, ăn lén chứ không muốn chia sẻ với ai. Nhưng khi mở miệng ra thì lửa trong miệng bà lập tức thiêu rụi bát cơm thành than đỏ.

Mặc dù là “Đệ Nhất Thần Thông” nhưng ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát lại không thể giúp được mẹ mình. Ngài đã tìm đến Đức Phật và được hướng dẫn. Đức Phật cho biết để cứu mẹ, ông cần tổ chức lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy. Trước tiên, ông phải cúng dường Tăng bảo và sau đó thọ dụng những phẩm vật khác. Khi ông làm theo, mẹ ông được giải thoát.

Mục Kiền Liên Bồ Tát làm theo lời Phật dạy và cuốn cùng cũng cứu được mẹ thoát khỏi cõi địa ngục. Ông khuyến khích mọi người tổ chức lễ Vu Lan hàng năm để báo hiếu cho cha mẹ và cúng dường cho các tăng thầy. Hình ảnh ông cứu mẹ từ địa ngục trở thành biểu tượng hiếu đạo trong Phật giáo, dẫn tới ngày lễ Vu Lan. Mục Kiền Liên Bồ Tát là hình mẫu cho lòng hiếu thảo và sự cứu giúp đồng loạt.

Ý nghĩa sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ mang ý nghĩa nêu cao đạo hiếu giữa con cái và cha mẹ.

Vai trò của chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ trong văn hóa Phật giáo

Sự tích Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ là khởi thủy của tháng Vu Lan báo hiếu, một tháng lễ quan trọng trong đạo Phật. Lễ Vu Lan là dịp để những người con tưởng nhớ về bậc phụ mẫu đã khuất núi, hoặc tri ân cha mẹ nếu cha mẹ vẫn còn sống.

>>> Xem thêm:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *