Đại Thế Chí Bồ Tát: Hình Tượng Và Ý Nghĩa Tâm Linh

Đại Thế Chí Bồ Tát: Hình Tượng Và Ý Nghĩa Tâm Linh

Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát quan trọng bậc nhất trong Phật giáo Đại thừa. Ngài thường được phụng thờ chung với Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát để tạo thành bộ tượng Tây Phương Tam Thánh. Người Phật tử niệm Phật hàng ngày thường có niệm danh xưng của ngài.

Bồ Tát Đại Thế Chí (bên phải tượng A Di Đà) trong bộ Tây Phương Tam Thánh
Bồ Tát Đại Thế Chí (bên phải tượng A Di Đà) trong bộ Tây Phương Tam Thánh

Trong bài viết này, Tượng Phật Đá Cao Trang mời bạn đi tìm hiểu sự tích, hình tượng và ý nghĩa của Đại Thế Chí Bồ Tát. Thông qua bài viết này, chúng tôi mong sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vị Bồ Tát quan trọng này.

Tìm hiểu Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?

Đại Thế Chí Bồ Tát (tiếng Hán: 大勢至菩薩) được biết đến với nhiều danh xưng như Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Lượng Quang Bồ Tát, Linh Cát Bồ Tát và thường được gọi tắt là Thế Chí. Trong quan niệm Phật giáo Đại thừa, ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất.

Ngoài ra, ngài là một trong Tây Phương Tam Thánh – 3 vị thánh thường trụ tại cõi Tịnh độ Tây Phương – cùng với Đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm. Những Phật tử tu theo pháp tu Tịnh độ xem ngài là một người hướng dẫn, dẫn dắt chúng sinh cõi Ta Bà về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Trong quan niệm Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Đại Thế Chí còn có thêm một danh xưng khác là Kim Cương Thủ Bồ Tát, được xem là vị thần che chở cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đại Thế Chí Bồ Tát có nhiều danh xưng khác nhau
Đại Thế Chí Bồ Tát có nhiều danh xưng khác nhau

Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát

Theo kinh điển Phật giáo, Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni Ma thái tử – con trai thứ 2 của vua Vô Tránh Niệm và là em của Bất Huyền Thái tử. Trong đó, vua Vô Tránh Niệm sau này trở thành Phật A Di còn thái tử Bất Huyền trở thành Bồ Tát Quán Thế Âm.

Một lần, vua Vô Tránh Niệm khuyên Ni Ma thái tử cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng liên tục 3 tháng liền. Cũng trong thời gian này, đại thần dưới triều vua cha là Bảo Hải đã khuyên thái tử cầu nguyện đem công đức hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề. Thái tử nghe theo lời khuyên của vị đại thần và tập trung tu tập vào:

  • 3 nghiệp của thân (thân nghiệp) gồm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. 
  • 4 nghiệp của miệng (khẩu nghiệp) gồm: Không nói dối, không đặt điều thêu dệt hại người, không nói hai lời, không nói lời độc địa.
  • 3 nghiệp của ý: Không tham lam danh lợi và sắc dục, không oán hận cừu thù, không si mê ngu muội.

Với ánh sáng trí tuệ vô lượng, công đức của Đại Thế Chí Bồ Tát chiếu sáng khắp nơi và giải thoát chúng sinh khỏi ba đường ác (tam ác đạo).

Ngài tiếp tục tu Bồ Tát Đạo đồng thời hướng dẫn chúng sanh trên hành trình tu tập, làm việc cho sự phát triển của Phật giáo, và đem lại lợi ích cho tất cả loài hữu tình để mau thành tựu những hạnh mà ngài đã phát nguyện.

Sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn, Ni Ma thái tử sẽ thành đạo và tiếp nối Phật để truyền dạy chánh pháp, dẫn dắt chúng sinh tới con đường giải thoát.

Phật Bảo Tạng sau khi nghe được những lời nguyện của Ni Ma thái đã thọ ký rằng: “Theo như lòng của người mong muốn có một thế giới rộng lớn và trang nghiêm thì qua đời vị lai, sau khi trải qua hằng hà sa kiếp người sẽ có được những tâm nguyện ấy. Với tâm nguyện lớn như vậy người sẽ được đặt danh hiệu là Đắc Đại Thế hay còn gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát. Sau khi Phất Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn thì người sẽ được bổ làm Phật và đặt danh hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời để độ hóa mọi chúng sinh”.

Nghe được những lời vàng ngọc của Phật Bảo Tạng, Ni Ma thái tử đáp rằng: “Thưa Bạch Đức Thế Tôn, nếu như tâm nguyện của tôi có thể trở thành, tôi xin kính ngài hãy làm cho thế gian đều vang động và ở giữa hư không hãy làm cho xuất hiện hoa thơm và cầu cho đức Phật ở mười Phương cũng thọ ký cho tôi như vậy”.

Nói xong, thái tử Ni Ma bèn quỳ thụp xuống lạy Đức Phật. Đúng khi đó, vạn vật đột nhiên có biến chuyển kỳ lạ, âm thanh phát ra rung chuyển đất trời, các loài hoa thơm và đẹp đẽ cũng đột nhiên xuất hiện.

Cùng lúc đó, mười phương chư Phật cũng thọ ký rằng: “Ở cõi Tán đề lam, có một người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con trai thứ hai của vua Vô Tránh Niệm. Người đã phát tâm cúng dường Phật và đại chúng suốt 3 tháng, hướng công đức này về pháp Vô Thường B3ồ Đề và nguyện ước sống trong một thế giới trang nghiêm”.

Thái tử Ni Ma vô cùng vui mừng sau khi nhận được thọ ký của chư Phật. Từ đó, ngài siêng năng tu tập những lời nguyện của mình. Dù đầu thai qua nhiều kiếp sống nhưng ngài vẫn giữ được các hạnh nguyện này. Sự quyết tâm tu hành đạo Bồ Tát của ngài là ánh sáng soi rọi trí tuệ chúng sanh, dìu dắt chúng sanh ra khỏi con đường lầm lạc, hướng về chánh pháp.

Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát
Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát

Hình tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát

Trong bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, Đại Thế Chí Bồ Tát là vị đứng bên phải Đức Phật A Di Đà. Khác với hình tượng quen thuộc của Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát tuy cũng đứng trên đài hoa sen song trên tay phải ngài cầm một cành hoa sen – tượng trưng cho sự thuyền khiết, trí tuệ, thanh tịnh của nhà Phật. Trí tuệ của ngài đẩy lùi những ô nhiễm, rác rưởi trong tâm chúng sanh, kéo chúng sanh thoát khỏi “bãi rác”, “vũng lầy” của sự mê muội, khổ đau, ác nghiệp.

Mục Kiền Liên Bồ Tát: Thần Thông Đệ Nhất Và Sự Tích Cứu Mẹ

Có nhiều tài liệu Phật giáo miêu tả khá chi tiết về thân tướng của Bồ Tát Đại Thế Chí. Đơn cử, trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có miêu tả Bồ Tát Đại Thế Chí có hình thân cao 80 muôn ức na do tha do tuần, da của ngài màu vàng tử kim. Trong ánh sáng của ngài, có 500 hoa báu và mỗi hoa báu có 500 đài báu. Trên mỗi đài báu hiển thị quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật. Ngoài ra, có một bình báu nằm giữa nhục kế.

Hay trong phẩm A-lợi-đa-la-đà-la-ni-a-lỗ-lực cho chép Đại Thế Chí Bồ Tát có toàn thân màu vàng và tỏa sáng trắng. Thân tướng của ngài có một chút nhỏ hơn so với Quan Thế Âm. Trên tay phải ngài cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen.

Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Mật tông thì ghi, Bồ Tát Đại Thế Chí là vị thứ hai trong viện Quan Âm, ngồi trên hoa sen đỏ. Toàn thân ngài màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón đặt trước ngực. Ngài được biết đến với mật hiệu “Trì luân kim cương” và hình tượng Tam muội của ngài giống như hoa sen mới nở.

Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát

Để dẫn dắt chúng sinh trở về cõi Tịnh Độ đầy an vui và những điều tốt đẹp thiện lành, Đại Thế Chí Bồ Tát giảng dạy cách loại bỏ phiền não và đau khổ. Danh hiệu ngài chính là ám chỉ việc sử dụng trí tuệ để soi sáng và chỉ dẫn chúng sinh thấu tỏ những khổ đau của mình, để từ đó chúng sinh tìm thấy sức mạnh để vượt qua khổ đau và trở về cõi Tịnh Độ.

Đại Thế Chí Bồ Tát biểu trưng cho hai đức tính cần thiết của một vị Phật là Từ Bi và Trí Tuệ. Không thể trở thành Phật nếu thiếu bất kỳ một trong hai đức tính này.

Trong phong thủy, Đại Thế Chí Bồ Tát được xem là vị Phật bản mệnh cho người tuổi Ngọ. Ngài sẽ mang lại bình an, may mắn và thành công trong công việc cho họ và giúp họ tránh được tai họa và gặp nhiều điều may mắn.

Những hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát

Tâm nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát tập trung vào việc phát triển tâm thức và thực hành các hạnh tu tâm để giúp chúng sanh đạt giải thoát. Để tu theo hạnh nguyện Bồ Tát Đại Thế Chí, trước hết cần tu thiền định để có trí tuệ và từ bỏ ái dục, từ đó giúp thức tỉnh và giải thoát. Sau khi đạt được tiến bộ trong thiền định, Bồ Tát chuyển sang đặt ra nguyện độ cho tất cả chúng sinh, để họ có thể sống an lành trong giới Phật.

Đại Thế Chí Bồ Tát có tâm nguyện vô ngã và cảm nhận mọi sự với sự bình đẳng, chân thực. Ngài không sử dụng tâm để thu hút sự chú ý hay khen ngợi từ người khác, cũng không dựa vào công đức của mình để tự ca ngợi. Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của Ngài không liên quan đến bất kỳ sự chấp nhận, thành tựu hay tiến bộ nào.

Tâm nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát tương đồng với sự cao quý trong đạo Phật, mang lại lợi ích đối với chúng sinh. Đây cũng là một phương pháp tu tập biểu thị cho sự quyết tâm mạnh mẽ và chân chính trong việc tiến tới con đường giác ngộ.

Những hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát
Những hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát

Ý nghĩa của việc thờ phượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại nhà

Theo phái Tịnh Độ Tông, các Phật tử không thể thiếu hình tượng Tam Thánh Tây Phương trên bàn thờ Phật trong gia đình. Tam Thánh Tây Phương bao gồm Đại Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát và Phật A Di Đà.

Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ của bậc giác ngộ, không thể bị vấy bẩn bởi các nghiệp. Việc thờ cúng vị Phật này giúp gia chủ luôn có cái nhìn rõ ràng trong mọi hoạt động. Điều này giúp bạn biết được những việc nên làm và tránh những việc không nên làm.

Việc thờ cúng Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia có thể coi như một ngọn đèn soi sáng cõi đau khổ. Ngài sẽ chỉ dẫn gia chủ đi đúng hướng và khuyến khích họ cống hiến hết sức trên con đường giác ngộ và giải thoát.

Có thể bạn quan tâm GIỚI THIỆU VỀ BỒ TÁT QUÁN TỰ TẠI TRONG PHẬT GIÁO

Qua bài viết trên, Tượng Phật Đá Cao Trang đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị và hữu ích về một trong những vị Bồ Tát quen thuộc nhất trong Phật giáo – ngài Đại Thế Chí Bồ Tát. Mong rằng bạn đã có thêm hiểu biết về Bồ Tát Đại Thế Chí sau khi tham khảo bài viết này của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *