Tây Phương Cực Lạc được mô tả là một thế giới tốt đẹp không thể bàn, nơi kết tinh của chân – thiện – mỹ mà chỉ những người có đức hạnh thanh cao, tâm hồn trong sạch sau khi lìa trần mới được vãng sanh tới. Nhưng thế giới Tây Phương Cực Lạc vô cùng tốt lành này liệu có thật không, nếu có thì thế giới này ở đâu? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Cực Lạc là gì?
Trong cuốn Tây Phương Cực Lạc – Tịnh độ nhân gian trong Kinh A-di-đà, hòa thượng Thích Nhật Từ có viết về lời giải thích của Đức Phật Ca về khái niệm Cực lạc. Cụ thể, trong một lần hội thoại với ngài Xá-lợi-phất, Phật Thích Ca hỏi: “Này Xá-lợi-phất, vì sao cõi ấy được gọi là Cực Lạc?”
Hỏi xong, đức Phật không cần đệ tử mình trả lời, bậc đại trí như ngài Xá-lợi-phất cũng im, và Ngài tự trả lời như sau: “Dân chúng cõi ấy không còn đau khổ, ngay cả từ “khổ” cũng không còn có mặt, huống chi là có thật. Dân chúng luôn sống trong an vui, thân tâm thơi thới cho nên cõi ấy gọi là Cực Lạc”.
Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì?
Theo ghi chép trong cuốn Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư, có tất thảy 3 cõi Tịnh độ (theo quan niệm Phật giáo là những thế giới tốt đẹp và lý tưởng nhất để tái sinh và tu hành) bao gồm: Thế giới Tịnh độ ánh sáng căn bản, Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật và Thế giới Tịnh độ của năm vị thần Trì Minh.
Trong đó, cõi Tây Phương Cực Lạc mà chúng ta đang tìm hiểu nằm trong Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật. Thế giới này nằm tại núi Tu Di (Meru). Trong thế giới này lại được chia thành 5 thế giới Tịnh độ do 5 vị Phật trụ ở đó, chia theo Đông – Tây – Nam – Bắc và Trung tâm.
- Phương Đông là Nước Phật Diêu Lạc (Abhirati) của Phật A Súc Như Lai.
- Phương Tây là Thế giới Cực Lạc (Sukhavati) của Phật A Di Đà
- Phương Nam là Nước Phật giáo Vinh Diệu (Shrimat) của Phật Bảo Sinh Như Lai
- Phương Bắc là Nước Phật Diệu Hạnh Thành Tựu (Karmasampat) của Phật Bất Không Thành Tựu
- Chính giữa là Nước Phật Mật Nghiêm (Ghanavyuha) của Phật Đại Nhật Như Lai.
Như vậy, Tây Phương Cực Lạc hiểu đơn giản là một thế giới vô cùng tốt đẹp hay thế giới Tịnh độ nằm ở phương Tây núi Tu Di, do Đức Phật A Di Đà giữ ngôi giáo chủ.
Vì là thế giới tốt đẹp vô cùng nên bất kỳ người tu hành hay Phật tử nào cũng đều muốn vãng sanh vào thế giới Tây Phương Cực Lạc, được Phật A Di Đà tiếp dẫn để hoàn thành nốt con đường tu tập và giải thoát sau khi linh hồn rời khỏi thân phàm.
Tây Phương Cực Lạc có thật không?
Hẳn Phật tử chúng ta được nghe nhắc rất nhiều về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và đều mong sau khi xa lìa cõi trần được theo Ngài về cõi này. Chúng ta đều rất tin vào sự hiện hữu của thế giới này.
Tuy nhiên trong tư tưởng những người không hiểu đạo thì cho rằng, Tây Phương Cực Lạc là một thế giới hư ảo mà Phật giáo đã thêu dệt, tô vẽ lên để u mê người tu hành. Họ cho rằng, thế giới cực lạc phải là một nơi thấy được, sờ được giống như một đất nước, một thành phố vật chất trên trái đất này. Và vì chẳng thêm tìm được một viên gạch vỡ, một mái ngói nào của thế giới Tây Phương Cực Lạc nên họ bác bỏ sự tồn tại của thế giới này.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận như vậy là chưa phù hợp mà cần phân tích ở nhiều góc độ khác nhau, cả trên phương diện khoa học và tôn giáo.
Tây Phương Cực Lạc dưới góc nhìn của khoa học
Nền khoa học hiện đại cần phải có bằng chứng mắt thấy tai nghe. Do vậy, nếu nhìn nhận với con mắt khoa học thì thế giới Tây Phương Cực Lạc không tồn tại vì nó không cảm nhận được bằng cả 5 giác quan của con người. Tuy nhiên, không phải khoa học không thể chứng minh được đồng nghĩa là không tồn tại.
5 giác quan của con người dù sắc bén ra sao cũng có giới hạn. Chúng ta không thể cảm nhận được những thứ nằm ngoài khả năng của 5 giác quan của chúng ta. Vật chất được tạo thành từ những hạt vi tế với tần số rung động nhanh – chậm khác nhau và chúng ta cần có công cụ hỗ trợ mới có thể quan sát được chúng. Khoa học càng phát triển, công cụ hỗ trợ càng hiện đại thì chúng ta càng tiếp cận được nhiều dạng vật chất vi tế hơn mà 5 giác quan thông thường không thể nào tiếp nhận được.
Ngay từ 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca đã biết ngay cả một hạt cát nhỏ xíu cũng chứa đựng hàng triệu hạt nhỏ hơn. Đây là điều mà phải hơn 2.000 năm sau, hậu thế mới chứng minh được. Có nghĩa, lời dạy của Đức Phật là đúng đắn, chỉ là khoa học chưa có công cụ phù hợp để chứng minh mà thôi.
Vậy thì cõi Tây Phương Cực Lạc có lẽ cũng không phải ngoại lệ. Vì Đức Phật Thích Ca khi giảng pháp đã nói về thế giới Tịnh độ của Phật A Di Đà được chép lại trong Tịnh Độ Tam Kinh. Nếu theo lối suy luận trên thì Tây Phương Cực Lạc có thể là thế giới có thật nhưng khoa học chưa đủ điều kiện để thực chứng mà thôi.
Tam Bảo Là Gì? Quy Y Tam Bảo Là Như Thế Nào?
Quan điểm của Phật giáo
Trong quan niệm Phật giáo, Tây Phương Cực Lạc có tồn tại nhưng không ở dạng vật chất mà là tinh thần. Đây là “ngôi nhà chung” cho những bậc tu hành đắc đạo, đạt được giác ngộ. Thế giới này chỉ có thể quan sát thấy thông qua tuệ nhãn, còn con mắt thịt phàm tục thì chẳng thể nào thấy biết được.
Cuộc sống ở Tây Phương Cực Lạc tốt đẹp thế nào?
Thế giới Cực Lạc tức là nơi chỉ có sự hỷ lạc, hạnh phúc, đạo đức thanh cao, sự thiện lành. Nơi này sẽ hoàn toàn “vắng bóng” sầu bi, lo toan, khổ não, chẳng có sinh – lão – bệnh – tử. Chẳng có thiên tai, chẳng có 4 bốn mùa mà chỉ có duy nhất một mùa tươi đẹp khi hoa Mạn đà la nở trắng khắp nơi và toả hương thơm dễ chịu. Nói tóm lại, vẻ đẹp của thế giới này chẳng thể nào diễn tả hết nổi bằng bất kỳ mỹ từ nào.
Làm sao để về cõi Tây Phương Cực Lạc?
Chỉ có một con đường duy nhất để được về cõi Tây Phương Cực Lạc với Đức Phật A Di Đà đó chính là tinh tấn tu tập theo chánh pháp nhà Phật, sống một cuộc đời có đạo đức, giữ tâm hồn thanh sạch.
Hình ảnh cõi Tây Phương Cực Lạc
Mặc dù không một họa sĩ tài hoa nhất nào có thể diễn tả hết nổi vẻ đẹp của thế giới Tây Phương Cực Lạc, song để bạn có thể mường tượng được cõi này, mời bạn tham khảo một số hình ảnh dưới đây:
10 điều thù thắng ở cõi Cực Lạc Tây Phương
Theo ghi chép trong Kinh A Di Đà, cõi Tây Phương Cực Lạc có nhiều điều tốt đẹp hơn hẳn thế giới Ta Bà ngũ trược của chúng ta. Trong số những điều tốt đẹp này phải đề cập đến khái niệm 10 điều thù thắng.
Dưới đây là bảng trình bày về 10 điều thù thắng tại cõi Tây Phương Cực Lạc so sánh với cõi Ta Bà:
10 điều thù thắng | Cõi Tây Phương Cực Lạc | Cõi Ta Bà |
1 | Hóa sinh từ hoa sen | Sinh ra từ bào thai |
2 | Vừa sinh ra đã có tướng trang nghiêm | Sinh ra thọ thân xương thịt ô uế |
3 | Mặt đất làm bằng vàng ròng lấp lánh | Đất cát dơ bẩn, nhớp nhúa |
4 | Y phục và thức ăn tự nhiên hóa hiện | Phải thường chịu đói rét, khổ cực |
5 | Cung điện tùy ý hiện ra | Phải xây dựng bằng công sức rất vất vả |
6 | Tùy ý đi lại giữa hư không | Thân túi da chứa đầy bệnh khổ |
7 | Sống với đồng đạo, bạn thiện lành | Thường gặp oan gia, trái chủ |
8 | Tuổi thọ dài lâu vô lượng | Kiếp sống ngắn ngủi |
9 | Vĩnh viên không còn thối chuyển | Nghiêp duyên che chướng đường tu hành |
10 | Được thọ ký sẽ thành Phật | Chìm đắm trong luân hồi, khó thoát ra được |
Trên đây, Tượng Phật Đá Cao Trang đã chia sẻ những điều thú vị về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Mong rằng bạn đọc sẽ thích nội dung này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn