Người ta thường bảo là “Phật tại tâm”. Nhưng rốt cục Phật ở nơi nào trong tâm? Tại sao Phật tại tâm mà có người thiện lương, có người lại gian ác? Vậy làm thế nào mới tìm được vị Phật ở trong tâm chúng ta?
Phật tại tâm là gì?
Bạn có thể tìm hiểu thêm 16 Vị Hộ Pháp Trong Phật Giáo
Thế nào là Phật tại tâm?
Khái niệm “Phật tại tâm” đã có từ rất lâu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vua Trần Thái Tông Trần Cảnh từng nói: “Núi vốn không có Phật. Phật ở nơi tâm. Tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật”
Về bản chất, Phật tại tâm, hay Phật ở trong tâm, là lời khuyên con người sống hướng đến những hạt giống từ bi hỷ xả, những mầm thiện lành một cách chân thật; đồng thời tránh gieo trồng những hạt giống gian ác, làm những điều hại người. Phải khẳng định đây là
Phật tại tâm hay trong tâm có Phật không có nghĩa là trong tâm trí của chúng ta phải tôn thờ, cung kính một vị Phật, vị Bồ Tát nào. Hay như giáo lý Phật giáo nguyên thủy cũng không yêu cầu Phật tử phải hành hương, phải sắm sửa lễ vật, cúng bái tại các chùa chiền.
Những việc này chỉ mang tính hình thức, không cần thiết và không đúng với bản chất của khái niệm Phật tại tâm.
Theo triết lý đạo Phật, khái niệm “Phật tại tâm” không đồng nghĩa với với ở trong tâm ngự một ông Phật nào mà khi tâm đã giác ngộ thì tâm ấy mới chính là Phật. Có nghĩa, cũng là cái tâm ấy nhưng khi chưa giác ngộ, tâm ấy còn u mê, còn vô minh, còn chìm đắm trong tham – sân – si, còn chấp chước. Đây chính là cái tâm của đại đa số chúng sanh cõi Ta Bà.
Cái tâm u mê của chúng sanh được ví như hư không. Bản chất của hư không là u tối. Nhưng nếu được ngọn đèn soi vào thì nó sẽ sáng. Còn nếu không có ngọn đèn nào soi vào thì nó lại trở về tối. Nói cách khác, hư không không tự có sáng hay tối, sáng hay tối được quyết định bởi có hay không có đèn soi tỏ mà thôi.
Trong kinh Kim Cang ghi chép lời Đức Phật Thích Ca nói với Ngài Tu Bồ Đề rằng: “Này Tu Bồ Đề, chúng sanh kia chẳng phải chúng sanh. Tại sao vậy? Này Tu Bồ Đề, những chúng sanh đó chẳng phải chúng sanh mà chỉ tạm gọi là chúng sanh thôi”. Nên hiểu lời dạy này của Đức Thế Tôn thế nào? “Chúng sanh đó chẳng phải chúng sanh mà tạm gọi là chúng sanh”, phải chẳng vì một lẽ, chúng sanh đó chưa có Phật tâm, chưa được ngọn đèn sáng soi tỏ màn đêm tăm tối trong tâm?
Làm thế nào để biết có Phật trong tâm?
Có câu chuyện như thế này. Vào thời Trần, vua Trần Thái Tông Trần Cảnh một lần chạy trốn ngôi báu lên núi Yên Tử để nương nhờ cửa Phật. Tại đây, nhà vua gặp Quốc sư Phù Vân là thiền sư Đạo Viên. Thiền sư hỏi nhà vua nguyên cơ vì sao lại tìm về chốn núi rừng hoang vu này thì nhà vua lệ tuôn hai hàng, bộc bạch về những nỗi khổ, phiền não mà mình đã phải chịu đựng từ thuở còn thơ, khi quyền hành nằm hết trong tay của Thái sư Trần Thủ Độ:
“Trẫm thuở còn thơ ấu đã sớm mất mẹ mất cha, chơ vơ trên sĩ dân, không có nơi nào nương tựa. Lại nghĩ rằng sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường, cho nên trẫm mới vào đây, chỉ muốn cầu thành Phật, chứ chẳng muốn tìm gì khác.”
Thiền sư Đạo Vân nghe xong thì đáp lại nhà vua rằng: “Trong núi này vốn chẳng có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng lại và trí tuệ xuất hiện thì đó chính là Phật.”
Nghe lời dạy của thiền sư Đạo Viên, vua Trần Thái Tông bừng tỉnh. Ngài quyết định quay trở về cung cấm tiếp tục trị vì đất nước. Chỉ khác là, nhà vua không còn phiền não nữa mà mỗi ngày ngồi trên ngai vàng đều rất an lạc.
Từ câu chuyện về vua Trần Thái Tông, có thể biết ngay khi nào trong tâm ta có Phật. Đó là khi ta lắng đọng như mặt hồ phẳng lặng. Những hạt giống sân hận, đố kỵ, chấp chước, ái dục, mong cầu… không còn khuấy động mặt hồ phẳng lặng trong tâm ta được nữa. Thì khi đó ắt hẳn trong tâm ta đã có Phật rồi. Và ta sẽ được sống những ngày an lạc, vui vẻ, không phiền não nữa. Chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê, giem pha, chửi bới…
>>> Xem thêm Đại Lễ Phật Đản Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Và khi trong tâm đã có Phật thì chúng ta không còn cần phải chạy theo những cầu nguyện nơi các vị thần, vị thánh nào để mong được họ ban rải nhiệm màu, giúp chúng ta sở cầu như ý nữa.
Các mẫu tượng Phật bằng đá đẹp
Lời kết
Trên đây, tượng phật bằng đá Cao Trang vừa chia sẻ góc nhìn của chúng tôi về quan niệm Phật tại tâm. Vì là quan điểm cá nhân nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc hoan hỷ bỏ qua! Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc trọn vẹn bài viết này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn