Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề và sau 49 ngày ngồi thiền thì Ngài đã đắc đạo, trở thành vị Phật đầu tiên trên trái Đất này trong hiện kiếp đó. Và từ đó, bồ đề trở thành biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên còn được gọi là “cây giác ngộ”.

Huyền Thoại Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề
Huyền Thoại Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề

Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề Đã Thiền định như nào?

Bodh Gaya nằm trên bờ sông Falgu. Nơi đây xưa kia là một ngôi làng nhỏ gọi là làng Sambodhi với nhiều rừng rậm. Nay Bodh Gaya thuộc bang Bihar, Bắc Ấn Độ. Bodh Gaya được coi là nơi Đức Phật thành đạo và được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”. Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni (người Việt Nam quen gọi là Đức Phật Thích Ca).

Trong khoảng năm 300 trước Công nguyên, một nữ tăng ni Phật giáo đã lấy một nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định và giác ngộ rồi mang tới Sri Lanka trồng. Đến nay, cây Bồ đề này vẫn còn tồn tại ở Anaradapura, Sri Lanka, được đánh giá là cây Bồ đề nổi tiếng nhất và lâu đời nhất. Người ta cũng lấy nhiều nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Một số ngôi chùa cũng vì thế mà có cây Bồ đề có nguồn gốc từ điển tích về Đức Phật.

Đã từ rất lâu, cây bồ đề nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo, đã trở thành một trong những nơi chiêm bái của Phật tử từ khi đức Phật nhập niết bàn cho đến ngày nay. Cũng do vậy cây bồ, lá bồ đề trở thành một biểu tượng tâm linh gắn liền với Phật giáo.

Tìm Hiểu Về Huyền Thoại Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề
Tìm Hiểu Về Huyền Thoại Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề

Theo truyền thuyết Phật giáo, vào khoảng 500 năm trước Công nguyên, Hoàng tử Gautama Siddhartha (Thích Ca Mâu Ni) đã đi khất thực và đã đến bờ sông Falgu.

Tại đây, thái tử đã ngồi nhập định suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ-đề. Phương pháp hành thiền đưa đến giác ngộ gồm bốn giai đoạn nhập định là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Trong đêm thứ 49 Ngài chứng được Tam minh (tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh). Lúc đó nhằm ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, khi ấy Ngài 30 tuổi

Sau khi giác ngộ, Đức Phật tới Sarnath cũng như đã đi khắp châu Á để bắt đầu giảng dạy về Phật giáo. Chính vì vậy, cây Bồ đề được trồng khắp nơi trên thế giới và tượng trưng cho may mắn.

Xem thêm: Thỉnh tượng Phật Thích Ca về thờ

Đức Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề
Đức Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề

Cây thiêng trong Phật giáo

Bodh Gaya nằm trên bờ sông Falgu. Nơi đây xưa kia là một ngôi làng nhỏ gọi là làng Sambodhi với nhiều rừng rậm. Nay Bodh Gaya thuộc bang Bihar, Bắc Ấn Độ. Bodh Gaya được coi là nơi Đức Phật thành đạo và được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”. Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni (người Việt Nam quen gọi là Đức Phật Thích Ca).

Trong khoảng năm 300 trước Công nguyên, một nữ tăng ni Phật giáo đã lấy một nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định và giác ngộ rồi mang tới Sri Lanka trồng. Đến nay, cây Bồ đề này vẫn còn tồn tại ở Anaradapura, Sri Lanka, được đánh giá là cây Bồ đề nổi tiếng nhất và lâu đời nhất. Người ta cũng lấy nhiều nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Một số ngôi chùa cũng vì thế mà có cây Bồ đề có nguồn gốc từ điển tích về Đức Phật.

Đã từ rất lâu, cây bồ đề nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo, đã trở thành một trong những nơi chiêm bái của Phật tử từ khi đức Phật nhập niết bàn cho đến ngày nay. Cũng do vậy cây bồ, lá bồ đề trở thành một biểu tượng tâm linh gắn liền với Phật giáo.

Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề
Phật Thích Ca Ngồi Dưới Cây Bồ Đề

Bồ đề vẫn sống sau 2.500 năm

Cây bồ đề 2.500 tuổi, nơi Tất đạt đa Cồ đàm ngồi thiền 49 ngày trước khi giác ngộ, tại làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ hiện vẫn đang còn sống.

Cho đến ngày nay, vị trí của gốc cây bồ đề đã trở thành một trong bốn Thánh tích nổi tiếng tại Ấn Độ.

  1. Địa điểm Bảo tọa giác ngộ tại Bồ-Đề đạo tràng.
  2. Địa điểm nơi đức Phật Chuyển Pháp luân ở vườn Lộc Uyển.
  3. Địa điểm ở chân thành Saṅkassa, nơi Đức Phật đặt chân đầu tiên khi Ngài từ cung trời Đạo-lợi ngự về nhân giới.
  4. Địa điểm đặt chiếc giường của đức Phật trong Hương thất (Gandhakuṭi) ở Kỳ-Viên.

Mời các bạn xem thêm 1 số hình ảnh tượng Phật Thích Ca được Cao Trang điêu khắc:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn Phone: 0983.969.199 Email: admin@tuongphatda.vn Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *