Chúng ta thường nghe đến từ “cúng dường” rất nhiều khi đi chùa lễ Phật. Có người cúng dường gạo, muối, dầu, hoa; có người cúng dường cơm chay; có người lại cúng dường tượng Phật… Vậy cúng dường là gì và có ý nghĩa như thế nào? Trong bài viết này, mời bạn cùng Cao Trang tìm hiểu kỹ hơn về việc cúng dường trong đạo Phật nhé.
Bạn đã hiểu cúng dường là gì?
Trong quan niệm Phật giáo, cúng dường (còn gọi là cúng dưỡng) có nghĩa là cung cấp, nuôi dưỡng, dâng những thứ lễ vật như thực phẩm, hương đèn, hoa tươi, giáo thuyết, những việc làm thiện lành… Cúng dường đến chư Phật, chư vị Bồ Tát là để bày tỏ lòng thành kính với chư vị Phật và Bồ Tát, giống như việc báo hiếu, tôn kính của con cái với bậc phụ mẫu, của học trò với thầy giáo…
Hoà thượng Thích Thanh Từ viết trong cuốn Bước đầu học Phật về cúng dường như sau:
“Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học Chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải Chánh pháp.
Tam Bảo đều quý kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy Chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.”
Ý nghĩa của việc cúng dường trong Phật giáo
Trong quan niệm Phật giáo, cúng dường chính là cúng dường cho Tam Bảo, gồm Phật – Pháp – Tăng. Việc cúng dường Tam Bảo là nghĩa cử giúp duy trì ngôi Tam Bảo tiếp tục tồn tại và truyền bá rộng rãi để giáo hóa chúng sanh, giải thoát chúng sanh khỏi trầm luân, vô minh
Công đức cúng dường như thế nào?
Theo giảng giải của sư thầy Thích Trúc Thái Minh, Tam Bảo là ruộng phước điền của chúng sinh. Nếu ai biết cung kính và cúng dường ngôi Tam Bảo thì sẽ phát sinh được rất nhiều phước báu. Và phước báu đó như một chiếc áo giáp bảo vệ chúng ta khỏi những khổ đau, hoạn nạn trong cuộc sống.
Thầy Thích Trúc Thái Minh dẫn câu chuyện về Ngài Đại Đức Ca Diếp và Vua trời Đế Thích để giảng giải về công đức không thể kể bàn khi cúng dường Tam Bảo.
Cụ thể, Ngài Ca Diếp có hạnh nguyện đi khất thực tại những nơi có người nghèo khổ để họ gieo trồng phước báu, từ đó hết nghèo khổ. Vua trời Đế Thích vì mong muốn được hưởng phước báu nên khao khát được cúng dường cho Ngài Ca Diếp, nên đã hóa thân thành người nghèo khổ để chờ Ngài Ca Diếp tới để cúng dường nhưng bị Ngài phát hiện và quở trách vua Đế Thích “giành” phần phước báu với người nghèo.
Vua trời Đế Thích thưa: “Con tuy là vua cõi trời nhưng phước báu chưa viên mãn vì những đời trước cúng dường rất nhiều nhưng lại không trong thời kỳ Đức Phật tại thế. Nay xin được cúng dường Ngài để phước báu viên mãn.” Khi vua Đế Thích được Ngài Ca Diếp nhận cúng dường, phước báu thành tựu ngay lập tức nên vô cùng vui sướng vì công đức, phước báu đã thành tựu.
Những cách cúng dường Tam Bảo trong Phật giáo
Cúng dường Phật bảo
Mặc dù Đức Phật đã nhập cõi Niết bàn nhưng việc cúng dường chư Phật là việc thể hiện sự tôn kính, nhất tâm hướng Phật. Cúng dường Phật bảo là dâng lên Phật những món ăn, thức uống nhằm hình dung Đức Phật còn tại thế, đang dạy dỗ, giảng giải pháp cho chúng sanh.
Khi cúng dường Phật bảo, lễ vật không cần phải sa hoa, đắt tiền hoang phí vì quan trọng vẫn là chân tâm của người cúng dường. Tuy nhiên, thông thường khi cúng dường Phật bảo sẽ thường có những lễ vật sau: nhang đèn, hoa tươi, trái cây, nước trong, cơm trắng.
Ngoài ra, có thể cúng dường Đức Phật 5 món diệu hương bao gồm:
- Giới hương: Để trở thành người con của Phật chúng ta cần giữ gìn 5 giới cấm
- Định hương: Tu tập để cho tâm hồn mình thanh tịnh, không xao động thì đó là con Phật
- Huệ hương: Học hỏi giáo pháp của Phật, suy xét nghiền ngẫm và quyết tâm thực hành.
- Giải thoát hương: Phá trừ chấp ngã, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.
- Giải thoát tri kiến hương: Phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật.
Mời bạn xem thêm các sản phẩm tượng phật bằng đá đẹp
Cúng dường Pháp bảo
Để cúng dường Pháp bảo, Phật tử trước tiên phải nghiên cứu, học tập kinh điển, giáo pháp của Đức Phật để thấu tỏ giá trị vô lượng của các pháp ấy. Sau khi đã thấu tỏ pháp rồi, nếu có trình độ nhất định, có thể chép kinh Phật, diễn giảng, truyền bá những pháp này đến cho mọi người cùng nghe, cùng hiểu, cùng tu tập theo. Hoặc nếu có tiềm lực tài chính, có thể dùng tiền của mình để in ấn kinh sách để phổ biến cho mọi người cùng đọc, ấy cũng là một hình thức cúng dường Pháp bảo.
Cúng dường Tăng bảo
Tăng ni là những vị tiếp nối sự nghiệp truyền dạy giáo lý, giáo pháp đến chúng sanh. Vì thế, Phật tử nên cúng dường, cấp dưỡng cho chư Tăng để họ tiếp tục truyền bá những giá trị tốt đẹp của giáo pháp nhà Phật đến mọi nơi. Khi cúng dường cần tuyệt đối kính trọng các vị tăng ni, không nên phân biệt vị này vị nọ khi cúng dường.
Ngoài ra, khi cúng dường Tăng bảo nên chọn cúng những lễ vật có ích cho đời sống tu học của chư Tăng, chứ không nên chiều theo sở thích cá nhân của vị tăng ni nào mà cúng dường những lễ vật không đúng chánh pháp. Làm vậy, chẳng những người cúng dường không có phước báu, mà người thọ nhận lễ vật cúng dường cũng phải tội.
Phật tử làm thế nào để cúng dường đúng pháp?
Theo thầy Thích Trúc Thái Minh, theo tinh thần đạo Phật, khi chúng ta khởi tâm là Đức Phật liền biết, cho nên gọi là tâm xuất là Phật chứng. Nếu Phật tử muốn cúng dường thì ngay tại thời điểm tâm lành khởi phát là mười phương chư Phật đã chứng, đã biết. Khi đó, Phật tử dù cúng dường bằng tiền mặt, hoa trái, nhang đèn, dầu gạo… miễn xuất phát từ tâm một lòng hướng Phật, từ tâm thiện lành chân thành là được.
Còn theo thầy Thích Pháp Hòa, việc cúng dường để thành tựu công đức phải xuất phát từ tâm của người cúng dường.
“Cúng dường có nhiều nhiều cách, nếu Phật tử không thể cúng bằng tiền của được thì mình cúng cái công sức. Thí dụ, thỉnh thoảng Phật tử có ghé chùa để rửa chén, quét chùa hay việc gì trong khả năng của mình thì cứ làm. Còn nếu không có công thì cúng dường bằng lời nói, tâm nguyện của Phật tử. Chẳng hạn khi Phật tử đến xứ nào đó nghèo quá mà không giúp họ về tiền của được thì có thể cúng dường lời cầu nguyện cho họ mau thoát khỏi cảnh nghèo khổ và phát tâm,” thầy Thích Pháp Hòa nói.
Trong cuốn Bước đầu học Phật, Hòa thượng Thích Thanh Từ viết: “Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Đừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy.”
>>> Xem thêm: Góc Giải Đáp: Bàn thờ Phật có cần thờ nhiều Phật hay không?
Cúng dường tượng Phật cho chùa có ý nghĩa gì?
Hoà thượng Thích Nhật Quang giảng rằng, tượng Phật được gọi là thế gian trụ trì Phật bảo (tức là sau khi Đức Phật diệt độ, nhập cõi Niết bàn, chúng sanh không còn được chiêm bái dung nhan của Đức Phật mà chỉ thờ phụng thông qua tranh, tượng Phật).
Theo kinh Pháp hoa, những bức tranh vẽ hình Phật hay tượng Phật dù làm bằng chất liệu nào, chế tác khéo léo hay kém tinh xảo… đều được Đức Phật thọ ký hết, hay chấp nhận hết. Như vậy, việc tạo tượng Phật, cúng dường tượng Phật đều có vô lượng công đức. Công đức ở đây là công đức thành tựu vô thượng đẳng giác chứ không phải công đức tầm thường.
>>> Tham khảo 25 Lời Phật Dạy Giúp Cuộc Sống Ý Nghĩa Hơn
Thỉnh tượng Phật cúng dường ở đâu?
Tượng Phật đá Cao Trang là cơ sở chế tác tượng Phật đá được Phật tử, sư trụ trì không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nước ngoài lựa chọn để thỉnh tượng cúng dường cho chùa.
Chiêm ngưỡng những mẫu tượng Phật đá tuyệt đẹp tại Cao Trang
Để thỉnh tượng cúng tặng cho chùa, quý Phật tử vui lòng hoan hỷ liên hệ theo địa chỉ:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn