Cuộc Đời 80 Năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tìm hiểu cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc đại giác ngộ. Cuộc đời của Ngài bắt đầu từ khi đản sanh, trở thành Thái tử Tất Đạt Đa, xuất gia tu hành đến khi chứng ngộ thành Phật, đi thuyết pháp liên tục trong 45 năm, cuối cùng nhập Niết bàn khi Ngài ở tuổi 80.

Đối với người tu học Phật pháp, cuộc đời vĩ đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn là “tấm gương” sáng để neo theo trên con đường tu hành, đạt được giác ngộ.

Với tâm nguyện giúp bạn đọc hiểu hơn, nắm rõ hơn về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tượng Phật Đá Cao Trang xin tổng hợp một cách cô đọng nhất những dấu mốc quan trọng trong 80 năm Ngài xuất hiện tại trái đất qua bài viết dưới đây.

Trước khi bước vào bài viết Cao Trang xin được lưu ý một chút. Bài viết này sẽ được chia cuộc đời đức Thích Ca Mâu Ni Phật thành 4 giai đoạn. Khởi đầu từ khi Ngài đản sinh và kết thúc khi Ngài nhập Niết bàn.

Bài viết được Cao Trang nghiên cứu và tổng hợp một cách tinh gọn nên sẽ lược bỏ những chi tiết không cần thiết. Mong bạn đọc hoan hỷ bỏ qua.

Bây giờ, mời bạn cùng Cao Trang tìm hiểu cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tìm hiểu cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Tìm hiểu cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Cao Trang xin mạn phép chia cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành 4 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1: Thái tử Tất Đạt Đa
  • Giai đoạn 2: Xuất gia tu hành
  • Giai đoạn 3: Hành trình thuyết pháp
  • Giai đoạn 4: Nhập diệt

Cụ thể từng giai đoạn trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như sau:

Giai đoạn 1: Khi Phật còn là Thái tử

Ở giai đoạn 1, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn là hoàng tử Tất Đạt Đa, chia thành 2 giai đoạn nhỏ: khi Phật đản sinh và cuộc sống của Ngài khi là Thái tử.

Đức Phật ra đời (Phật Đản Sanh)

Đức Phật, trước đó là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, sinh ra vào khoảng năm 624 – 563 trước Công nguyên tại một tiểu quốc nằm dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) với kinh đô là thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu).

Cha của Ngài là vua Tịnh Phạn, cũng là người bộ tộc Thích Ca. Mẹ của Ngài là hoàng hậu Maya. Tương truyền, hoàng hậu Maya một hôm nằm chiêm bao thấy một con voi trắng sáu ngà, vòi cuốn hoa sen lớn, từ trên trời bay xuống nhập vào bụng của mình, liền khi đó hoàng hậu bỗng thấy tâm mình an lạc lạ thường. 

Hoàng hậu Maya mơ thấy con voi trắng chui vào bụng
Hoàng hậu Maya mơ thấy con voi trắng chui vào bụng

Biết là điềm lạ, hoàng hậu mang giấc mộng nhờ 64 tiên tri Bà-la-môn giải mộng. Tất thảy các vị đều đoán rằng hoàng hậu đang mang thai và hoàng tử sắp ra đời sẽ trở thành một bậc thánh nhân. Nếu làm vua sẽ là Chuyển luân Thánh vương (vua của các vị vua), nhưng nếu học đạo sẽ trở thành bậc Thánh giác ngộ.

Quả nhiên, sau giấc chiêm bao này không lâu thì hoàng hậu Maya mang thai.

Theo phong tục, gần đến kỳ sinh nở, hoàng hậu Maya lên đường trở về quê ngoại là thành Câu Lợi (Koliya) để hạ sinh em bé. Nhưng khi đến vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nay thuộc Nepal, thì hoàng hậu trở dạ và hạ sinh em bé, đặt tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha), nghĩa là “Người thành đạt mọi nguyện vọng).

Các mẫu tượg Phật Đản Sanh

Bảy ngày sau khi hạ sinh Đức Phật, hoàng hậu Maya tạ thế. Việc nuôi nấng được giao lại cho người dì ruột của Ngài là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề.

Đức Phật đản sinh bởi hoàng hậu Maya tại vườn Lâm Tỳ Ni
Đức Phật đản sinh bởi hoàng hậu Maya tại vườn Lâm Tỳ Ni

Khi là Thái tử Tất Đạt Đa

Một lần nọ, vua Tịnh Phạn cho mời vị cao nhân có tài tiên tri A-tư-đà (Asita) đến xem tướng cho thái tử Tất Đạt Đa. Ông A-tư-đà quan sát từ chân lên đầu đứa bé và nói:

“Dưới 2 lòng bàn chân của thái tử có hình bánh xe ngàn căm và 32 tướng tốt, sau này chắc chắn sẽ là một nhà tu hành đắc đạo, hoặc là một chuyển luân thánh vương (vua của các vị vua) cai trị toàn Ấn Độ”.

Nói xong, ông A-tư-đà bỗng bật khóc. Vua Tịnh Phạn gặng hỏi thì ông đáp:

“Tiếc là sau này tôi không thể nghe được một bậc thánh nhân giảng pháp vì tôi đã quá già mất rồi”. 

Vua Tịnh Phạn nghe thế thì tức giận lắm. Nhà vua nói:

“Con ta sau này sẽ là một bậc chuyển luân thánh vương, một Sát-đế-lỵ, nên mời ông về cho”. 

Mặc dù vậy, vua Tịnh Phạn cũng sợ lời tiên tri của ông A-tư-đà rằng: “Thái tử sẽ xuất gia tu hành khi sẽ ứng nghiệm khi thấy một người già, một người bệnh, một xác chết và một Sa môn” ở bốn cửa đông, tây, nam, bắc của thành Ca Tỳ La Vệ”.

Cho nên nhà vua tìm mọi cách để “giam giữ” hoàng tử Tất Đạt Đa trong cuộc sống hưởng lạc, tuyệt nhiên không để cho thái tử chứng kiến cảnh đau khổ, bệnh tật, sinh ly tử biệt trên đời.

Thái tử lớn lên trong nhung lụa, giàu sang. Đến năm 18 tuổi thì kết hôn công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara). Thái tử và công chúa có với nhau một người con trai (sau này cũng đi theo trở thành đệ tử của Đức Phật với danh hiệu: Mật Hạnh Đệ Nhất) tên là La-hầu-la (Rahula).

Cao nhân A-tư-đà xem tướng cho thái tử Tất Đạt Đa
Cao nhân A-tư-đà xem tướng cho thái tử Tất Đạt Đa

Bước ngoặt lịch sử: Lễ hạ điền

Một ngày xuân nọ, thái tử nhỏ cùng vua cha và các quan đại thần, dân chúng ra đồng cày cấy. Trước cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thái tử không thấy tâm an lạc, tươi vui mà lại thấy bất an, xao động.

Ngài nhận ra, cõi đời này bản chất không hoa lệ, không đẹp đẽ như vẻ bề ngoài. 

Bởi, trên cánh đồng, bao con người và trâu bò đang phải còng lưng làm việc dưới cái nóng “cháy da cháy thịt” để đổi lấy miếng ăn. Dưới đất, những con giun ngoe nguẩy bị cắt đôi vì từng nhát cuốc của nông dân, hoặc bị chim sà xuống đớp lấy. Trong rừng, người thợ săn đang nhắm bắn một chú chim non mà chẳng để ý con hổ đang rình mồi sau một bụi rậm.

Hoàng tử Tất Đạt Đa lóe lên suy ngẫm, chỉ vì miếng ăn mà chúng sanh nỡ tàn hại lẫn nhau không ghê tay. Từ đây, Ngài ngộ ra một sự thật: “Đời là bể khổ”.

Sự thật bị che giấu đã hiển lộ trước mắt Phật

Một lần khác, hoàng tử Tất Đạt Đa xin phép vua cha đi dạo và tiếp xúc với thần dân trong thành Ca Tỳ La Vệ. 

Đến cửa đông thái tử gặp một cụ già râu tóc trắng xóa, miệng móm, mắt mờ, lãng tai, yếu đến nỗi phải chống gậy bước từng bước khó khăn như chực ngã.

Sang cửa nam thái tử trông thấy một bệnh nhân cận kề cái chết đang than khóc những tiếng ai oán, não nề.

Qua cửa tây thái tử xót xa khi thấy một các xác chết bờ chết bụi chắn giữa đường đi, bị ruồi nhặng bu kín, bốc mùi hôi thối do phân hủy. 

Đến cửa bắc thái tử bắt gặp một vị sa môn tướng mạo nghiêm trang, thanh tịnh qua đường. Thái tử bèn lại hỏi về nguyên nhân vị sa môn kia xuất gia tu hành. Vị sa môn điềm tĩnh đáp lại rằng:

Tôi tu hành là quyết dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cuộc đời, để cầu cho mình khỏi khổ và được chánh giác để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát như mình”.

Thái tử Tất Đạt Đa đi thị sát thành Ca Tỳ La Vệ và phát hiện đời là bể khổ
Hoàng tử Tất Đạt Đa đi thị sát thành Ca Tỳ La Vệ và phát hiện đời là bể khổ

Quay trở về hoàng cung lộng lẫy, thế giới quan trước đây của thái tử trẻ tuổi bị sụp đổ. Cuộc đời không phải chỉ có hưởng lạc, sa hoa như Ngài tưởng mà đầy rẫy cảnh: sinh, lão, bệnh, tử. Ngài nhớ lại và suy ngẫm về câu nói của vị vị sa môn gặp lúc sáng, một tia sáng mặt trời ấm áp lóe lên đập tan những u minh trong tâm tưởng của Ngài bấy lâu. 

Khi ấy, trong Ngài đã nhen nhóm ý đi xuất gia tu hành cầu giải thoát.

Giai đoạn 2: Xuất gia tu hành

Trước khi đạt được giác ngộ

Sau những cuộc gặp định mệnh, hoàng tử Tất Đạt Đa tỏ ra vô cùng sầu não. Vua Tịnh Phạn thấy vậy lại cho xây dựng cung điện sa hoa, tổ chức tiệc tùng, múa hát để giúp con mình vui vẻ. Ngài con cưới vợ cho con mình.

Nhưng những cách này chẳng thể làm thái tử hết ưu phiền.

Một đêm nọ, khi cả hoàng cung đang chìm trong giấc ngủ say, thái tử lẻn ra khỏi cung điện, cùng người tùy tùng là Sa-nặc (Channa) và con ngựa Kiền Trắc (Kanthaka).

Tới bên bờ sông Anoma, thái tử cởi bỏ trang phục và trang sức hoàng gia, khoác lên mình áo của người tu hành, cạo tóc và râu rồi một mình một ngựa tiếp tục hành trình tìm đạo. 

Hôm đó là rạng sáng ngày 8/2/595 TCN. Sử sách gọi cái đêm lịch sử này là cuộc “Đại xả ly”, tức cuộc ra đi vĩ đại.

Thái tử Tất Đạt Đa bỏ ngôi báu để xuất gia tu hành
Thái tử Tất Đạt Đa bỏ ngôi báu để xuất gia tu hành

Quá trình tu hành

Như phần lớn các sa môn lúc bấy giờ, thái tử Tất Đạt Đa cũng chọn pháp tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ. Khi cảm thấy không còn học hỏi thêm điều gì mới trên con đường tìm đạo, Ngài lại rời đi để tìm thầy mới.

Nhờ phước báu tu hành các kiếp, Ngài nhanh chóng chứng đắc các cấp độ thiền, từ Thiền vô sở hữu xứ đến Thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, trạng thái siêu việt nhất của thiền định.

Mặc dù thăng tiến rất nhanh trên con đường học đạo nhưng thái tử vẫn bế tắc trong việc tìm ra đáp án cho câu hỏi làm sao thoát được khổ của mình. Kể cả cấp độ siêu việt nhất của thiền định cũng chưa phải chân lý tối thượng, chưa giúp ngài thoát khổ nên ngài tiếp tục hành trình tìm đường giải thoát.

Đồng hành cùng ngài lúc này có 5 anh em Kiều Trần Như (Kondanna).

5 anh em Kiều Trần Như và Đức Phật
5 anh em Kiều Trần Như và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Sau khoảng 5 năm hành trì pháp tu khổ hạnh, cơ thể Ngài suy yếu do thiếu ăn đến mức chỉ còn da bọc xương, cái chết tưởng như đã cận kề. Ngài nhận ra, pháp tu hành xác này dẫn đến giải thoát, để đạt được giải thoát thì tâm phải thanh tịnh chứ không phải hành hạ bản thân.

Ngài quyết định chọn con đường mới mẻ để tìm giải thoát.

Ngài gọi đó là con đường Trung đạo, dùng Giới – Định – Tuệ để gạt lọc những cặn bẩn trong tâm, sau cùng trừ hết các căn bản bất thiện tức là ly dục, ly bất thiện pháp.

Vì Ngài bỏ tu khổ hạnh nên 5 anh em Kiều Trần Như cũng bỏ Ngài mà đi.

Sau lần thoát chết vì tu khổ hạnh, Ngài nhận thấy để tu hành cũng cần cơ thể khỏe mạnh. Từ đó Ngài bắt đầu đi khất thực, bắt đầu tắm rửa. Ngài coi tấm thân mình như một con thuyền chở tâm Ngài đến bến đỗ của sự Giác ngộ.

Đức Phật khi đang tu khổ hạnh
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ốm yếu khi đang tu khổ hạnh

Đạt được giác ngộ dưới cội bồ đề trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni

Một lần, sau khi uống bát cháo sữa do một cô gái tên Sujata cúng dường, Ngài đến dưới gốc cây Tất-bạt-la (sau này gọi là cây Bồ-đề) tĩnh tọa và thề rằng:

“Nếu ta ngồi đây mà không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy”.

Suốt 49 ngày đêm ngồi thiền dưới cội Bồ-đề, phải chiến đấu với vô số loài ma quỷ của tâm thức, cuối cùng thái tử Tất Đạt Đa cũng tìm được chân lý, chứng được giác ngộ toàn thượng, trở thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thành Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni).

Xem thêm: Phật Thích Ca có bao nhiêu xá lợi?

Theo ghi chép lịch sử Phật giáo, ngày đó là ngày mùng 8 tháng Chạp âm lịch năm 589 TCN, khi ấy Đức Phật 35 tuổi.

Thái tử Tất Đạt Đa đắc Phật quả dưới cội Bồ Đề
Thái tử Tất Đạt Đa chứng đắc trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni dưới cội Bồ Đề

Giai đoạn 3: Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp

Sau khi thành Phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nghĩ ngay đến sứ mệnh cao cả là: “Thay thế chư Phật đời trước mà tiếp tục chuyển mê khai ngộ cho tất cả mọi người”. 

Đây không phải là sứ mạng dễ dàng thành tựu được bởi chúng sinh căn cơ không giống nhau, đã ngụp lặn rất lâu trong luân hồi, tạo nhiều nghiệp báo nên không phải ai cũng lĩnh hội được giáo lý giải thoát của Ngài.

Đức Thích Ca Mâu Ni tiếp tục tọa thiền dưới gốc Bồ-đề trong 7 tuần lễ tiếp theo sau khi thành Phật. Khi đó có một vị phạm thiên thỉnh cầu Phật hoằng dương chánh pháp. Vì thế Phật đã dùng thiên nhãn quán chiếu những chúng sanh đã khởi duyên lành, có thể hóa độ để trở thành những bậc thánh nhân. Và Phật bắt đầu hành trình đi giáo hóa những chúng sinh này.

Đức Phật thuyết pháp
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp

Hai vị quy y Phật đầu tiên là Tapassu và Bhallika tới từ Miến Điện. Hai vị này quy y nhị bảo chứ không phải quy y tam bảo vì khi ấy chưa có Tăng. Đây cũng là 2 Phật tử tại gia đầu tiên.

Tiếp theo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi tìm 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Nai (Lộc Uyển) gần thành Benares để truyền pháp cho họ. Năm người này sau đó đều chứng quả A-la-hán.

45 năm tiếp theo, Đức Phật liên tục đi nhiều nơi trên khắp lục địa Ấn Độ để giảng pháp. Mỗi vùng đất Ngài đi qua đều hóa độ được nhiều chúng sanh. Tăng đoàn của Ngài khi ấy lên tới hàng nghìn người.

Giai đoạn 4: Phật nhập Niết bàn

Ghi chép trong kinh Đại Bát-Niết-Bàn cho biết, vào một mùa mưa nọ, lúc ấy Đức Phật đã 80 tuổi rồi. Ngài đã tiên đoán trước sẽ nhập diệt. Một hôm sau khi dùng bữa có chứa nấm độc do một người thợ rèn cúng dường, sức khỏe của Ngài bắt đầu suy yếu. Ngài nhập diệt tại thành Câu-thi-na (Kushinagar) vào năm 544 TCN.

Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn

Các mẫu tượng Phật nhập Niết bàn bằng đá

Các di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

  • Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini): Nơi Đức Phật đản sanh
  • Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya): Nơi Đức Phật thành đạo
  • Vườn Lộc Uyển (Sarnath): Nơi Đức Phật giải bài pháp đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như
  • Câu Thi Na (Kushinagar): Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn

Tại Sao Phật Thích Ca không Cạo Đầu?

Lời kết

Trên đây Cao Trang đã chia sẻ đến bạn tóm lược cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì là nội dung tóm gọn nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong quý bạn đọc hoan hỷ bỏ quá.

Nếu bạn phát nguyện thỉnh tượng phật thích ca bằng đá về chùa hay thờ tại gia, hãy liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ:

Tham khảo các mẫu tượng Phật Thích Ca đẹp nhất bằng đá sau đây

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *