Tượng Văn Thù và tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá luôn là lựa chọn của không ít Phật tử, Trụ trì khi mong muốn thỉnh tượng 2 Ngài để thờ phụng. Là một trong những mẫu tượng quan âm bằng đá được thờ phụng nhiều hiện nay.
Nếu như trong bộ 3 tượng Tây Phương Tam Thánh có 2 vị Bồ Tát đứng bên cạnh Đức Phật A Di Đà là Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát, thì trong bộ 3 tượng Thích Ca Tam Thánh cũng có 2 vị Bồ Tát đứng cạnh tôn tượng Ngài. Nhị vị Bồ Tát này là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
So với tượng nhị vị Bồ Tát trong Tây Phương Tam Thánh, nhị vị Bồ Tát trong Thích Ca Tam Thánh có vị trí quan trọng không kém trong Phật giáo nên tôn tượng của các Ngài cũng được thờ phụng phổ biến tại nhiều ngôi chùa và gia đình Phật tử.
Trong bài viết này, xin mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những mẫu tượng Văn Thù Bồ Tát và tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá đẹp và uy nghiêm nhất nhé. Nhưng trước tiên, chúng ta vẫn nên tìm hiểu đôi nét về 2 vị Bồ Tát này nhé.
Tìm hiểu về 2 vị Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát
Là hai vị Bồ Tát đứng cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho nên Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đức Phổ Hiền Bồ Tát có vai trò vô cùng quan trọng chẳng hề thua kém Đức Đại Thế Chí Bồ Tát và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đứng cạnh Đức Phật A Di Đà.
Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?
Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (文殊師利) cũng thường được gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, trong tiếng Phạn là Manjusri, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường hoặc cũng có lúc được dịch là Diệu Âm – có thể hiểu ý nghĩa là tất thảy các đức hạnh đều tròn đầy, đầy đủ. Ngài là vị Bồ Tát đại diện cho trí huệ và là một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo.
Trước khi đắc đạo, Ngài là Thái tử Vương Chúng, con thứ ba của vua Vô Chánh Niệm. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng cùng với Tăng chúng trong trọn 3 tháng đồng thời phát đại nguyện độ sinh nên được Đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký và đặt pháp hiệu là Văn Thù Sư Lợi.
Sau khi được Bảo Tạng Như Lai thọ ký, Ngài phải trải qua vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau sẽ thành Phật trụ tại thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi ở phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù.
Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát xuất hiện trong rất nhiều kinh điển Phật giáo Đại thừa như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa hay Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh với vai trò một vị trí giả đứng bên cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đức Phổ Hiền Bồ Tát là ai?
Đức Phổ Hiền Bồ Tát (普贤菩萨), tiếng Phạn là Samantabhadra tạm phiên âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà La hay Tam Mạn Đà Bạt Đà. Giải nghĩa pháp hiệu của Ngài, chữ Phổ có nghĩa là phổ biến khắp nơi, chữ Hiền có nghĩa là Đẳng Giác Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát Đẳng giác có thần thông hiện thân khắp mười phương thế giới để cứu độ chúng sinh.
Theo kinh điển Phật giáo, Bồ Tát Phổ Hiền xuất thân là con thứ tư của vua Vô Chánh Niệm tên là Năng Đà Nô. Danh hiệu của Ngài xuất hiện đầu tiên nhất trong kinh Mạn Đà La Bồ Tát rồi đến Kinh Hoa Nghiêm hay Kinh Pháp Hoa. Ngài được xem là vị Bồ Tát bảo hộ cho những người nhất tâm truyền bá Phật pháp và đại diện cho sự “Bình đẳng tính trí” có thể hiểu là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Trong Kinh Pháp Hoa có chép, Phổ Hiền Bồ Tát trụ tại quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai nằm ở phía Đông cõi Ta Bà. Khi lắng nghe tại thế giới này có vị thuyết pháp kinh Pháp Hoa, Phổ Hiền Bồ Tát lãnh đạo chư vị Bồ Tát đến nghe thuyết pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp. Vị thuyết pháp kinh Pháp Hoa khi đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Chính vì thế, hiện nay tranh ảnh hoặc tôn tượng Phổ Hiền Bồ Tát thường được thờ bên cạnh tranh ảnh, tôn tượng của Đức Phật Thích Ca cùng với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi.
>>> Xem thêm: 10 Điều Về Phổ Hiền Bồ Tát Nên Biết
Cách phân biệt giữa Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đức Phổ Hiền Bồ Tát
Mặc dù tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát được thờ phụng tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia có truyền thống Phật giáo trong đó có Việt Nam, tuy nhiên những người không hoặc ít am tường về Phật học đôi khi có sự nhầm lẫn, không thể phân biệt được đâu là tôn tượng của Bồ Tát Văn Thù đâu là tôn tượng của Bồ Tát Phổ Hiền.
Thực tế, chỉ cần dựa vào một số điểm hết sức rõ ràng trên hình tướng của các Ngài dưới đây là chúng ta có thể phân biệt được tôn tượng của các Ngài:
Sự khác biệt về hình tướng:
- Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: các kinh điển Phật giáo ghi chép hình tướng của Ngài có nhiều điểm không tương đồng. Tuy vậy, Ngài thường được mô tả là vị Bồ Tát tay phải cầm một thanh kiếm, tay trái cầm cành hoa sen ngồi tự tại trên lưng một con sư tử vô cùng dũng mãnh. Song cũng có những bức tranh, tượng Ngài không cầm bất cứ pháp bảo nào trên tay mà chỉ ngồi trên lưng thần thú sư tử mà thôi.
- Bồ Tát Phổ Hiền: tranh ảnh, tượng Ngài thường được mô tả trên tay cầm cành hoa sen ngồi trên một con voi màu trắng có 6 ngà. Thần thú voi trắng biểu tượng cho trí huệ vượt chướng ngại còn 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng 6 giác quan gồm: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý. Hình ảnh voi trắng 6 ngà biểu tượng cho Lục độ gồm: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ
Sự khác biệt về vị trí đặt tượng:
Trong bộ 3 tượng Thích Ca Tam Thánh, tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được đặt ở bên trái, còn tượng Phổ Hiền Bồ Tát được đặt ở bên phải tượng Đức Phật Thích Ca.
Sự khác biệt về ý nghĩa tượng trưng:
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho Trí huệ Phật pháp, trong khi đó Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho Hạnh nguyện vĩ đại.
Mối liên hệ giữa Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát
Đời nhà Đường có hai vị Đại sư. Một vị là Hàn Sơn, một vị là Thập Đắc.
Ngài Hàn Sơn là hóa thân của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, còn ngài Thập Đắc là hóa thân của Đức Phổ Hiền Bồ tát.
Cả hai vị, Hàn Sơn và Thập Đắc, vốn là bạn đồng tu rất tốt với nhau. Ngài Thập Đắc (được Hòa thượng Phong Can đem về nuôi ở chùa Quốc Thanh từ nhỏ và dạy dỗ nên người) thì chuyên lo việc nấu nướng trong nhà trù (nhà bếp ở chùa).
Mỗi ngày ngài Thập Đắc góp nhặt các thức ăn thừa rồi cho vào ống trúc, đem cúng dường ngài Hàn Sơn.
Ngài Hàn Sơn thì ngụ ở động Nguyệt Quang trên núi Thiên Thai, hằng ngày tới chùa Quốc Thanh nhận đồ thừa để ăn. Bởi vì hai vị “chí đồng, đạo hợp”, thường cười đùa chuyện trò với nhau, nên cả chùa ai cũng cho hai vị là hai tên điên cuồng, do đó chẳng đếm xỉa gì tới họ cả.
Không ai ngờ rằng hai vị là Bồ tát hóa thân “du hí nhân gian” để độ những chúng sanh cần được độ!
Một hôm, quan Thái thú Lã Khưu Yên tới gặp Hoàng thượng Phong Can (hóa thân của Đức A Di Đà), hỏi rằng: “Bạch Thiền sư, trong quá khứ chư Phật và chư Bồ tát thường hóa thân tới thế giới này, thế hiện nay chư Phật và chư Bồ tát có còn hóa thân tới cõi này chăng?”
Ngài Phong Can đáp: “Có chứ! Vì quan Thái thú không nhận ra mà thôi. Bây giờ tại nhà trù của chùa Quốc Thanh trên núi Thiên Thai có vị sư chuyên nấu nướng, chính y là Phổ Hiền Bồ Tát đấy! Ngài có một người bạn là Hàn Sơn, tức là Văn thù Bồ Tát. Sao quan Thái thú nói chẳng có ai?”
Vị Lã Thái thú nghe xong mừng rỡ, mới bái biệt, nhắm chùa Quốc Thanh gấp gấp tiến tới, với lòng thành khẩn lễ lạy hai vị Bồ Tát Hàn Sơn và Thập Đắc.
Khi thầy Tri khách thấy quan Thái thú quang lâm chùa Quốc Thanh thì ân cần tiếp đãi vô cùng.
Nhưng khi thầy Tri khách nghe quan Thái thú muốn bái phỏng hai ngài Hàn Sơn và Thập Đắc, thì ngạc nhiên vô cùng; thầy chẳng hiểu vì sao quan Thái thú lại muốn gặp hai thằng điên.
Tuy không hiểu được lý do, thầy Tri khách cũng dẫn quan Thái thú tới nhà trù. Bấy giờ đúng ngay lúc hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc đang bô bô cười nói, dáng vẻ điên tàng khiến ai cũng nực cười. Song le, Lã Thái thú vô cùng cung kính đảnh lễ hai vị, rồi cũng hết sức cung kính nói: “Đệ tử là Lã Khưu Yên xin thỉnh cầu hai vị đại Bồ Tát từ bi chỉ điểm chỗ mê muội.”
Ngài Thập Đắc hỏi: “Ông làm gì thế?”
Thái thú đáp: “Con nghe Hòa thượng Phong Can dạy rằng hai ngài chính là hóa thân của Đức Văn Thù và Phổ Hiền; bởi vậy con đặc biệt tới đây tham vấn bái phỏng, khẩn cầu hai ngài chỉ dạy.”
Ngài Thập Đắc nghe xong thì bước thụt lùi, nói: “Phong Can nhiều lời! Phong Can nhiều lời! Phong Can là hóa thân của Đức Di Đà, sao ngươi không lạy Đức Di Đà mà lại tới đây quấy rầy bọn ta?”
Ngài vừa nói vừa đi lui, khi Ngài dứt lời thì cũng vừa tới cổng chùa, đến động Nguyệt Quang thì hai ngài ẩn vào vách đá và biến mất.
Quan Thái thú thấy vậy thì vô cùng thất vọng, bởi vì hai vị Bồ Tát đã ẩn mình trong vách núi, không ra nữa. Do đó quan lại nghĩ: “Thôi, hãy về lạy Đức A Di Đà vậy!” Song, đến khi quan Thái thú về tới chùa thì Hòa thượng Phong Can đã viên tịch rồi! Đúng là “đang diện thác quá” (tức: để vuột mất cơ hội trước mắt)!
Đó cũng gọi là:
“Đối diện bất thức Quán Thế Âm.”
(Gặp mặt Đức Quan Thế Âm mà lại không nhận ra Ngài.)
Tượng Văn Thù Bồ Tát, tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá rất được ưa chuộng
Hiện nay, tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát được chế tác từ rất nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gỗ, gốm sứ, nhựa composite, thạch cao, mạ vàng…được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên được ưa chuộng hơn tất thảy vẫn là những tôn tượng được làm từ chất liệu đá tự nhiên.
Khác với những chất liệu kể trên, tượng Phật bằng đá tự nhiên có tính thẩm mỹ cực cao như công nghệ chế tác đá hiện đại mang đến cho các tôn tượng Phật vẻ đẹp thuần khiết, thần thái uy nghiêm nhưng vô cùng hiền từ đức độ. Nhìn vào bức tượng Phật làm bằng đá tự nhiên luôn khiến người chiêm bái tượng Phật dấy lên một sự an lạc lạ kỳ mà chất liệu khác không thể mang lại.
Ngoài ra, tượng Phật làm từ đá tự nhiên có “sức sống” mãnh liệt, thách thức thời gian và những điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nhất. Đây là ưu điểm vượt trội của những tôn tượng Phật đá so với những tôn tượng Phật làm từ những chất liệu khác vốn không thể “trụ vững” trước những ảnh hưởng của thời gian và điều kiện thời tiết.
Sự trường tồn của những tôn tượng Phật bằng đá tự nhiên trước những thử thách của môi trường, khí hậu, thời gian có thể liên tưởng với sự bất diệt của Phật pháp. Dù trải qua muôn vàn thử thách thì ánh sáng Phật pháp vẫn luôn tồn tại trong tâm của mỗi người, chẳng thể nào lụi tàn.
Công đức vô lượng khi tạc tượng Văn Thù – Phổ Hiền bằng đá
Công đức khi phát nguyện tạc, chế tác tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát là không thể cân đo đong đếm hết được.
Khi Phật tử tạc tượng hai Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát, đồng thời trì niệm danh hiệu của các Ngài, sẽ giúp tâm bớt đi tính tham lam, ích kỷ chỉ biết nghĩ tới bản thân mình. Ngược lại, tâm lành phát khởi, siêng năng bố thí, mở rộng tấm lòng để giúp đỡ mọi người.
Từ đó, người tạc tượng và trì tụng được thoát khỏi phiền não, khổ đau, tránh làm những điều ác, tu tâm tích đức giúp đời sống bình an và hạnh phúc.
Mẫu tượng Văn Thù Bồ Tát và tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá đẹp nhất
Mời bạn cùng tham khảo một số mẫu tượng Văn Thù Bồ Tát bằng đá và tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá đẹp nhất được giới thiệu ngay bên dưới đây:
Ý nghĩa của tôn tượng Văn Thù Bồ Tát bằng đá
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là đại diện cho trí tuệ cho nên việc việc thờ phụng tôn tượng Ngài thể hiện sự thành tâm hướng về ánh sáng trí tuệ Phật pháp vốn tiềm tàng sẵn bên trong chúng ta, nhưng do màn đêm của những dục vọng, vô minh đã khiến chúng ta cứ mãi chìm đắm trong vòng luẩn quẩn của sinh tử, khổ đau, phiền não chẳng thể nào thoát ra được.
Thờ phụng, trì tụng pháp danh, thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là cách để chúng ta khẩn cầu Ngài với trí tuệ của mình cứu giúp chúng ta thoát khỏi vô minh, lầm lạc của dục vọng, tham sân si để thức tỉnh, quay về chánh đạo, tìm được thoát ra khỏi bể khổ trần gian.
Ý nghĩa của tôn tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá
Công đức của việc thỉnh, thờ phụng tôn tượng và trì tụng danh hiệu Đức Phổ Hiền Bồ Tát là không thể bàn.
Thờ tượng Ngài giúp chúng ta tiêu trừ những dục vọng, tham lam, ích kỷ vốn là những nguyên nhân gây ra khổ đau, phiền não cho thân và tâm.
Đồng thời giúp chúng ta phát tâm, khai mở tấm lòng từ bi để chia sẻ, bố thí, giúp đỡ chúng sinh. Giúp chúng ta khởi tâm tu học Phật pháp, hướng về chánh đạo, giác ngộ chân lý, mưu cầu giải thoát khỏi cõi Ta bà đầy rẫy những đau khổ.
Nhất tâm thờ phụng, tụng niệm Phổ Hiền Bồ Tát thì khổ não mỗi lúc một xa lìa, công đức ngày một lớn lao, những loài ma quỷ của tham sân si không thể chạm tới, không bị bệnh khổ, tránh được tai ương, được người yêu mến quỷ thần bảo hộ…
Một vài lưu ý khi thỉnh và thờ tôn tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá
Những điều cần ghi nhớ khi thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát để thờ phụng đó là:
- Xác định mục đích thỉnh tượng Phật bằng đá để cúng dường cho chùa hoặc thờ phụng tại gia.
- Lựa chọn cơ sở chế tác tượng Phật đá uy tín, giàu kinh nghiệm để thỉnh tượng Phật
- Xác định sẵn vị trí đặt tượng của các Ngài để cân nhắc kích thước tượng cho phù hợp và nhằm tránh việc phải di dời thay đổi vị trí đặt tượng thường xuyên.
- Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát có thể thờ riêng biệt nhưng thường được thờ cùng với tượng Phật Thích Ca.
Thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá ở đâu?
Để thỉnh tượng Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đức Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá tự nhiên có tính thẩm mỹ và chất lượng cao, đồng thời có thể “đứng vững” trước những thử thách đến từ tự nhiên, chắc chắn bạn không thể không tìm đến một cơ sở chuyên chế tác tượng Phật đá giàu kinh nghiệm và có uy tín.
>>> Tham khảo thêm: Mua tượng Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Hiền Bồ Tát ở đâu uy tín?
Tượng Phật Đá Cao Trang chính là địa chỉ mà bạn có thể tin tưởng để thỉnh tượng quan âm bằng đá. Các sản phẩm tượng Phật bằng đá tại Cao Trang đã được khách hàng trên khắp cả nước và hải ngoại tin tưởng lựa chọn, vì vậy bạn có thể an tâm khi liên hệ với chúng tôi để thỉnh tượng Phật đá cúng dường cho chùa hoặc thờ phượng tại gia.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn