Khi đến thăm các ngôi chùa, đặc biệt chùa lớn, sẽ thường thấy tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được đặt bên cạnh tượng Đức Phật Thích Ca. Như vậy đã đủ thấy Ngài có vị trí đặc biệt thế nào trong quan niệm Phật giáo. Dẫu thế, không phải ai cũng biết đến danh xưng của Ngài, và nếu có biết cũng không biết thật tỏ tường.

Trong bài viết này, Tượng Phật Đá Cao Trang sẽ chia sẻ đến bạn đọc Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai và vì sao Ngài lại có vị thế quan trọng đến vậy trong đạo Phật.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (tiếng Phạn là Manjusri) là một trong những vị Bồ Tát cực kỳ quan trọng của Phật giáo. Ngài tượng trưng cho ánh sáng trí huệ đập tan vô minh trong thần thức chúng sanh.

Ngoài danh xưng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát như chúng ta vẫn quen ca tụng, Ngài còn có những danh xưng khác như Mạn Thù Thất Lỵ (phiên âm Hán tự của Manjusri), Diệu Đức (đức toàn vẹn, tròn đầy), Diệu Cát Tường.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng là một trong Bát Đại Bồ Tát mà trong một bài viết trước đó Cao Trang cũng đã có đề cập.

Xem thêm: Bát Đại Bồ Tát

Lịch sử Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Theo ghi chép trong kinh điển Phật giáo, rất nhiều năm về trước, tại cõi Trần Đề Lam, một thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, cũng tức là vua Vô Chánh Niệm, là vị vua kiệt xuất, đã thống lãnh cả bốn châu gồm Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lô Châu.

Vua Vô Chánh Niệm có 4 người con gồm: Bất Huyến thái tử, Ni Ma thái tử, Vương Chúng thái tử và Năng Đà Nô thái tử. Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chính là vị thái tử thứ 3 của nhà vua – tức Vương Chúng thái tử.

Vào thời này cũng là thời kỳ Phật Bảo Tạng (tức Đức Phật A Di Đà) tại thế. Ngài Văn Thù đã được Phật Bảo Tạng thọ ký cho, và cho biết, Ngài phải trải qua vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau thì mới có thể chứng đắc thành Phật, gọi là Phật Văn Thù.

Hình tượng Văn Thù Bồ Tát xuất hiện rất nhiều trong các kinh điển Phật giáo Đại Thừa như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ca Mật… Trong các kinh sách, Ngài là Bồ Tát vô cùng thân cận với Phật Thích Ca. Cũng có lúc, Ngài thay mặt Phật Thích Ca giảng giải chánh pháp, hoặc có lúc Ngài lại là người điều phối cuộc giảng pháp quan trọng của Đức Thế Tôn.

Hình tướng của Văn Thù Bồ Tát
Hình tướng của Văn Thù Bồ Tát

Hình tướng của Văn Thù Bồ Tát

Trong các bức tranh vẽ, hình ảnh, tượng… Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được miêu tả trong hình tướng một người trẻ ngồi kiết già, hoặc ngồi tự tại trên đài sen.

Tay phải Ngài giơ qua đầu một thanh gươm bốc lửa. Thanh gươm lửa mang ý nghĩa ánh sáng trí tuệ thanh sạch của Ngài có thể chém lìa những “xúc tu” của sự vô minh đang quấn chặt lấy chúng sanh gây cho chúng sanh đầy khổ đau, phiền não; độ trì con người hướng đến con đường tu hành, chứng đắc trí tuệ viên mãn.

Tay trái Ngài giữ một cuốn kinh Bát Nhã theo hướng ôm trọn vào lồng ngực, nâng niu như một thứ vô cùng quý giá với Ngài. Hình ảnh này biểu trưng cho sự giác ngộ chánh pháp của Ngài. Ngoài ra, ở một số hình vẽ hay tượng, tay trái Ngài cầm cành hoa sen thay vì kinh sách.

Sen biểu tượng cho sự trong sạch, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”. Tay cầm hoa sen tức cầm một thư thanh sạch, không thể bị lem bụi trần. Vậy thì Ngài không chỉ tu hành an nhàn ở chốn thanh tịnh, mà có thể đến bất cứ nơi tận cùng tăm tối để độ trì chúng sanh hướng về ánh sáng trí huệ vô lượng của chánh pháp, quyết tâm xa rời cặn bẩn trong tâm.

Đức Văn Thù Bồ Tát cưỡi linh thú nào?

Tọa kỵ của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một con mãnh sư vô cùng uy nghiêm. Dưới bốn chân của mãnh sư là bốn đài sen. Mãnh sư có thể đi mây về gió, đưa Ngài đến bất cứ đâu cần ánh sáng trí tuệ của Ngài soi đến.

25 hạnh nguyện của Văn Thù Bồ Tát

1. Công đức tôi cúng dường Phật, Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.

2. Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn Lục Độ.

3. Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết Pháp trước tôi, và trong khi thuyết Pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

4. Tôi nguyện trong khi tu Bồ Tát đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả.

5. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.

6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyên hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi.

7. Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cần phải ăn uống những đồ vật chất.

8. Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thanh Văn và Duyên Giác. Thảy đều là các bực Bồ Tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

9. Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

10. Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí; trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ tát, Thanh Văn, và Duyên Giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài Ngạ quỉ đói khát đều dùng no đủ. Còn phần chúng đẹp, tức là món ăn.

11. Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam Muội, gọi là “Bất Khả Tư Nghị Hạnh”. Có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả. Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp các thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các Pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn.

12. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, cũng không có những người phá hư giới luật.

13. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lung và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Các vị Bồ Tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bong nở thì cho là ban ngày lúc nào bong xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá và không lạnh quá.

14. Nếu có vị Bồ Tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung trời Đâu Suất, sau mới giáng sanh đến cõi ấy.

15. Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên hư không mà nhập diệt.

16. Trong lúc tôi nhập diệt thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ Tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

17. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyên khi làm Bồ Tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của Chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.

Hình ảnh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Hình ảnh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

18. Tôi nguyện các vị Đẳng Giác Bồ Tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu có vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện.

19. Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, mà đặng bự bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả.

20. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện ngồi khoanh chân trên tọa Kim cang ở dưới cây Bồ Đề, trong giây lát chứng thành chánh giác.

21. Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa Phật và các vị Bồ Tát, nhiều như số cát sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các phép nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe pháp rồi đều phát Bồ Đề tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.

22. Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.

23. Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi , người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không thiếu món gì. Nếu các vị Bồ Tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đêu thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ Đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo Pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần phải đợi tôi giải quyết nữa.

24. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

25. Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ tát đủ tướng mạo Tỳ Khưu, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.”

Giải mã Văn Thù Bồ Tát là nam hay nữ

Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là bậc đã giác ngộ chánh pháp. Nên việc Ngài là nam hay nữ bản chất không còn quan trọng nữa.

Mặc dù vậy, trong kinh sách có chép Văn Thù Bồ Tát là thái tử thứ 3 của Vô Chánh Niệm nên có thể nói Ngài là nam. Nhưng trong hành trình cứu độ chúng sanh, Ngài có thể biến hóa thành những hình tướng khác nhau để phù hợp với bối cảnh.

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là thần chú giúp khai mở trí tuệ sáng ngời, soi rọi tâm can tăm tối, xua đuổi vô minh. Thần chú của Ngài bằng tiếng Phạn như sau:

Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi

Om Ah Ra Pa Ca Na Dhi

Tham khảo video tụng thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Ngày vía Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ngày nào?

Ngày vía Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rơi vào ngày 04/04 Âm lịch hàng năm.

Văn Thù Bồ Tát hợp tuổi gì?

Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Phật bản mệnh cho tuổi Mão, tức con Mèo.

Ý nghĩa của tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng đá

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là biểu tượng cho ánh sáng của trí huệ soi tỏ màn đêm tắm tối, với thanh gươm lửa chặt đứt xiềng xích vô mình.

Do đó, tượng của Ngài mang ý nghĩa cầu thỉnh trí tuệ sáng suốt, quyết tâm đoạn trừ “vũng bùn vô minh” để bước đến cánh đồng tu hành với những hạt gạo đức hành trắng ươm, ngọt dẻo.

Cách thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Thỉnh và thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là cách để những người con Phật nương nhờ ánh sáng chánh pháp Ngài tỏa ra. Cầu nguyện Ngài chở che cho gia đạo nói chúng, và chính tâm can chúng ta được thanh sạch, bình an và khỏe mạnh.

Nhờ ánh sáng trí huệ ấm áp của Ngài, ta có năng lực. phân định rạch ròi đúng sai, thiện ác để biết cách đối nhân xử thế sao cho tâm luôn an vui, trong sáng, thiện lành.

Có nên thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tại gia?

Thông thường tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ít được thỉnh thờ tại gia. Vì tượng Ngài luôn được đặt bên trái tượng Phật Thích Ca nên thường chỉ được thờ tại chùa, nhất là những ngôi chùa lớn.

Tuy nhiên, nếu quý đạo hữu đủ duyên với Ngài thì hoàn toàn có thể thỉnh chân tượng của Ngài về để thờ phượng tại gia. Mỗi ngày nhìn thấy tượng Ngài như một lời nhắc nhở phải sống thật đẹp, làm nhiều việc tốt giúp người giúp đời; tránh xa những hạt mầm ác, hại người hại đời.

Cách thờ Văn Thù Bồ Tát tại gia

Các bước thỉnh và thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tại gia như sau:

  • Bước 1: Liên hệ đến một địa chỉ chế tác tượng Phật uy tín để thỉnh tượng Phật.
  • Bước 2: Nhờ nhà chùa đến nhà hoặc mang tượng lên chùa để làm lễ khai quang.
  • Bước 3: Chọn vị trí trang nghiêm trong nhà để an vị tượng Ngài.
  • Bước 4: Những ngày Rằm, lễ trong đạo Phật, ngày vía của Ngài sắm sửa nhang đèn, hoa thơm, lễ chay để cúng dường Ngài.

Chú ý:

  • Nên thường xuyên lau chùi nơi thờ tượng Ngài.
  • Dịp cuối năm, ngày vía của Ngài thì lau chùi tượng Ngài cho sạch sẽ bằng nước thảo mộc thơm.
  • Tuyệt đối không cúng các món mặn, bia rượu.

Thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng đá ở đâu?

Nếu đã phát nguyện thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng đá để thờ tại gia, cúng dường cho chùa, quý đạo hữu nên chọn thỉnh tượng Ngài tại một cơ sở chế tác uy tín như Cao Trang. Chúng tôi có duyên được là nơi nhiều Phật tử, đạo hữu, trụ trì lựa chọn để thỉnh tượng Phật đá về thờ phượng.

Thảm khảo một số mẫu tượng Văn Thù Bồ Tát bằng đá

Tượng Văn Thù, Tượng Phổ Hiền Bồ Tát Bằng Đá Đẹp Nhất

Để thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng đá, hãy liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ sau:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn
Fanpage: facebook.com/tuongphatdacaotrang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *