Mẹ Quan Âm Bồ Tát Và 10 Điều Cần Biết

Tìm hiểu về ngài Quan Âm Bồ Tát. Nguồn: Cao Trang

Nhắc đến Ngài Quan Âm, Phật tử Việt chúng ta đều kính trọng gọi là mẹ Quan Âm Bồ Tát. Nhưng liệu chúng ta có thực sự hiểu hết về “người mẹ hiền” này chăng?

Với nhiều Phật tử, những điển tích, sự tích, truyền thuyết về mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát đã thuộc nằm lòng. Nhưng cũng có không ít Phật tử hiểu biết về Ngài còn khá hạn chế.

Với ý nguyện muốn nhiều hơn nữa những người thật biết về Quan Âm Bồ Tát, Cao Trang đã dụng công nghiên cứu và viết nên bài viết này.

Mời bạn dành chút ít thời gian để đọc nhé!

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!

Quan Âm Bồ Tát: Ngài là ai?

Bằng chứng là, tại hầu hết chùa chiền đều có thờ tượng Ngài. Những gia đình Phật tử, hoặc hướng Phật, nếu có thờ tượng Phật, thì chắc chắn sẽ có thờ tượng Quan Âm.

Hình ảnh Quan Âm Bồ Tát
Hình ảnh Quan Âm Bồ Tát. Nguồn: Cao Trang

Ý nghĩa hồng danh mẹ Quan Âm Bồ Tát

Trong tiếng Phạn, hồng danh của mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát là Avalokitesvara Bodhisattva. Còn danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát mà chúng ta vẫn quen gọi là tên phiên theo tiếng Hán. 

Trong Hán ngữ, tên Ngài Quan Âm là 觀世音菩薩, cũng tức là Quán Thế Âm Bồ Tát. Phân tích từng chữ sẽ như sau:

  • Quán: tức là quán chiến, quan sát, lắng nghe
  • Thế: tức là thế gian, ý chỉ tất thảy chúng sinh sống trên trái đất.
  • Âm: tức là âm thanh khẩn cầu của chúng sinh.

Tóm lại: Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có thể quan sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại.

Xem thêm Phật Bà Quan Âm Độ Mạng Là Gì?

Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có thể quan sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Nguồn: Cao Trang
Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có thể quan sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Nguồn: Cao Trang

Sự tích về Phật Quán Âm Bồ Tát

Có rất nhiều sự tích, truyền thuyết về mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát được ghi chép lại cả trong kinh điển Phật giáo chính thống lẫn các câu chuyện dân gian. 

Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến truyền thuyết về Quan Âm Bồ Tát được ghi chép trong kinh điển Phật giáo.

Cụ thể, Bồ Tát Quan Âm tên thật là Bất Huyền là con trai cả của vua Vô Tránh Niệm, một vị vua huyền thoại có công sinh ra Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.

Bất Huyền Thái Tử được Đức Bảo Tạng Như Lai (cũng chính là Phật A Di Đà) thọ ký và phát nguyện tu hành hạnh Bồ Tát, dùng phép Thiên Nhĩ mà lắng nghe lời thỉnh cầu của tất thảy chúng sinh để cứu độ. Chừng nào còn chúng sinh cầu thỉnh nguyện không thành Phật.

Bất Huyền Thái Tử sau đó trải qua nhiều kiếp tu tập hạnh Bồ Tát và chứng đắc ngôi Chánh Đẳng Chánh Giác. Vị này chính là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Bồ Tát Quán Âm là con trai cả của vua Vô Tránh Niệm. Nguồn: Cao Trang
Bồ Tát Quán Âm là con trai cả của vua Vô Tránh Niệm. Nguồn: Cao Trang

Ngoài sự tích kể trên, còn những sự tích khác về Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu có thời gian bạn có thể đọc thêm những bài viết sau đây:

Ngày Vía Quan Âm Nên Cúng Gì?

5 thứ quán của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Theo như điển tích hay kinh sách của Phật giáo thì Quan Thế Âm là vị Bồ Tát có 5 thứ quán hay còn gọi là thần lực đó là:

  • Chân quán: chính là khả năng cảm nhận cực kỳ nhạy của 6 giác quan mà chỉ có Ngài mới có.
  • Thanh tịnh quán: chính là khả năng có thể gìn giữ sự thanh tịnh, dựa vào sự thanh tịnh mà loại bỏ những ô nhiễm của năng sở, hay còn gọi là bản năng.
  • Từ quán: được xem là khả năng siêu độ cho chúng sinh thoát khỏi những đau khổ của phiền não mà tìm đến vui vẻ và hạnh phúc.
  • Bi quán: chính là tâm từ bi vô điều kiện với tất cả chúng sinh, không giới hạn, có thể giúp cho chúng sinh từ bỏ cái tôi ích kỷ để tiêu diệt những cảm xúc sinh ra từ năng – sở, hiểu đơn giản đó chính là bản năng.
  • Quảng đại trí huệ quán: chính là trí tuệ siêu phàm, trí tuệ của Ngài chính là ánh sáng dẫn đường cho thế gian thoát khỏi sự u mê, ngu dốt.
5 thứ quán của Quan Âm Bồ Tát gồm chân quán, thanh tịnh quán, từ quán, bi quán, quảng đại trí huệ quán. Nguồn: Cao Trang
5 thứ quán của Quan Âm Bồ Tát gồm chân quán, thanh tịnh quán, từ quán, bi quán, quảng đại trí huệ quán. Nguồn: Cao Trang

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có phải là Phật không?

Theo ghi chép trong kinh điển Phật giáo, Thái tử Bất Huyền sau khi được Phật A Di Đà thọ ký đã phát nguyện chừng nào chúng sinh cõi Ta Bà, cũng tức là Trái đất này, còn lầm than trong vô mình và cầu cứu, thì Ngài quyết không thành Phật.

Nhìn lại cuộc sống xung quanh chúng ta thì vẫn còn rất nhiều chúng sanh khổ đau. Mỗi ngày không biết có bao nhiêu người quỳ lạy trước tôn tượng Quan Âm mà thỉnh cầu Ngài chở che khỏi hiểm cảnh, hoạn nạn. 

Nếu chiếu theo đại hạnh nguyện trên thì có thể khẳng định, Quan Âm Bồ Tát chưa thành Phật, mặc dù Ngài hoàn toàn có thể chứng đắc thành Phật.

Phật A Di Đà trước khi nhập Niết Bàn đã nói, Bồ Tát Quán Thế Âm sau khi trải qua hằng hà sa kiếp tu hành, rốt cục cũng sẽ thành Phật. 

Danh hiệu của Ngài khi thành Phật sẽ là Biến Xuất Nhất Thiết Quang minh Công Đức San Vương Như Lai, ở thế giới Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu.

Ngài Quan Âm Bồ Tát chưa thành Phật. Nguồn: Cao Trang
Ngài Quan Âm Bồ Tát chưa thành Phật dù Ngài đủ khả năng thành Phật. Nguồn: Cao Trang

Đức Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Nếu căn cứ theo truyền thuyết nêu trên, Quan Âm Bồ Tát tiền kiếp là Thái tử Bất Huyền, con trai vua Vô Tránh Niệm. Như vậy thì, Bồ Tát Quan Âm là nam nhân.

Tuy nhiên, bởi vì Ngài đã chứng đắc quả vị Bồ Tát nên việc là nam hay nữ không còn quan trọng. 

Nhiều kinh sách cũng đã ghi chép Ngài có rất nhiều hóa thân khác nhau để “tiện” cho việc hóa độ chúng sanh.

Phật Quan Âm Bồ Tát có những hóa thân ít người biết

Theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát có tất thảy 32 hóa ứng thân bên cạnh thân tướng nguyên thủy của Ngài, bao gồm:

  1. Phật
  2. Bích Chi (Duyên Giác)
  3. Thanh Văn
  4. Phạm Vương
  5. Đế Thích
  6. Đại Tự Tại Thiên
  7. Đại Tự Tại
  8. Thiên Đại tướng Quân
  9. Tỳ Sa Môn
  10. Tiểu Vương
  11. Trưởng giả
  12. Cư sĩ
  13. Tể quan
  14. Bà-la–môn
  15. Tỳ Kheo
  16. Tỳ Kheo Ni
  17. Ưu-bà-tắc
  18. Ưu-bà-di
  19. Phụ nữ
  20. Đồng nam
  21. Đồng nữ
  22. Thiên
  23. Long
  24. Dạ xoa
  25. Càn-thát-bà
  26. Ca-lâu-la
  27. A-tu-la
  28. Khẩn-na-la
  29. Ma-hầu-la-già
  30. Nhân
  31. Phi nhân
  32. Thần chấp Kim Cang
Quan Thế Âm Bồ Tát có đến 33 ứng hóa thân khác nhau. Nguồn: Cao Trang
Quan Thế Âm Bồ Tát có đến 33 ứng hóa thân khác nhau. Nguồn: Cao Trang

Sau này người xưa kết hợp tín ngưỡng dân gian với tư tưởng lục đạo cùng với những hóa thân kể trên để sáng tạo ra hình tượng 33 ứng hóa thân khác của Quan Âm Bồ Tát gồm:

  1. Dương Liễu Quán Âm
  2. Long Đầu Quán Âm
  3. Trì Kinh Quán Âm
  4. Viên Quang Quán Âm
  5. Du Hý Quán Âm
  6. Bạch Y Quán Âm
  7. Liên Ngọa Quán Âm
  8. Lang Kiến Quán Âm
  9. Thí Dược Quán Âm
  10. Ngư Lam Quán Âm
  11. Đức Vương Quán Âm
  12. Thủy Nguyệt Quán Âm
  13. Nhất Diệp Quán Âm
  14. Thanh Cảnh Quán Âm
  15. Uy Đức Quán Âm
  16. Diên Mạng Quán Âm
  17. Chúng Bảo Quán Âm
  18. Nham Hộ Quán Âm
  19. Năng Tĩnh Quán Âm
  20. A Nậu Quán Âm
  21. Vô Úy Quán Âm
  22. Diệp Y Quán Âm
  23. Lưu Ly Quán Âm
  24. Đa La Quán Âm
  25. Cáp Lỵ Quán Âm
  26. Lục Thời Quán Âm
  27. Phổ Bi Quán Âm
  28. Mã Lang Phụ Quán Âm
  29. Hiệp Chưởng Quán Âm
  30. Nhất Như Quán Âm
  31. Bất Nhị Quán Âm
  32. Trì Liên Quán Âm
  33. Sái Thủy Quán Âm 

Hình ảnh một số ứng hóa thân của Quan Âm Bồ Tát. Nguồn: Cao Trang

Những ngày vía Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cần ghi nhớ

  • Ngày 19/02 âm lịch: vía Quán thế Âm Đản Sanh.
  • Ngày 19/06 âm lịch: vía Quán thế Âm Thành Đạo.
  • Ngày 19/09 âm lịch: vía Quán thế Âm Xuất Gia.

Khác biệt giữa hình tướng Phật Quan Âm Bồ Tát giữa các nước Phật giáo

Phật giáo Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Phật giáo truyền từ Trung Quốc, tức Phật giáo Đại Thừa. Cho nên hình tượng Bồ Tát Quan Âm thường được miêu tả là một nữ nhân mặc y phục màu trắng (Bạch Y Quan Âm).

Thế nhưng, bạn có biết rằng, ở các nước theo Phật giáo Tiểu thừa, hoặc Phật giáo Nam truyền (truyền từ Ấn Độ) như Tây Tạng, Myanmar, Nepal… Quan Âm Bồ Tát lại được miêu tả trong thân tướng một nam nhân cường tráng, khôi ngôi.

Cao Trang xin đưa ra hình ảnh tượng Quan Âm tại Việt Nam và tượng Quan Âm được tìm thấy tại Ấn Độ để bạn tiện so sánh sự khác nhau.

12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Âm

Quan Âm Bồ Tát có 12 đại nguyện vô cùng thanh tịnh mà Cao Trang cũng đã từng có một bài viết viết rất sâu về chủ đề này.

Để không làm mất thời gian của bạn nên Cao Trang xin phép không liệt kê ra trong bài viết này. 

Bình Thanh Tịnh, nước Cam Lồ, cành Dương Liễu có ý nghĩa gì?

Quán Thế Âm Bồ Tát có 2 pháp khí quen thuộc luôn mang bên mình là bình thanh tịnh chứa nước cam lồ và nhành dương liễu. 

Vậy ý nghĩa của 2 pháp khí này là gì?

Theo lý giải của trang phatgiao.org:

Bình thanh tịnh tượng trưng cho giới đức. 

Bình chứa nước cam lồ, một loại nước thần vô cùng mát mẻ, tượng trưng cho lòng từ bi của mẹ Quan Âm. Dòng nước cam lồ này rưới đến đâu, tâm được thanh sạch, tươi mát đến đó. 

Còn cành dương liễu chính là thứ Quan Âm Bồ Tát dùng để rưới nước mát cam lồ để cứu độ chúng sinh. Cành dương liễu mềm dẻo mà chống chọi được mưa to gió lớn, ý chỉ sự nhẫn nhục.

Tóm lại, bình thanh tịnh, nước cam lồ, cành dương liễu có ý nghĩa chỉ có lòng từ bi được nâng niu bởi đức hạnh và sự hiền dịu, nhẫn nhục mới có thể cảm hóa được tâm của chính mình và giúp được cho các chúng sanh khác.

Quan Âm Bồ Tát cầm cành dương liễu, bình thanh tịnh chứa nước cam lồ
Quan Âm Bồ Tát cầm cành dương liễu, bình thanh tịnh chứa nước cam lồ

 

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn là bài kinh tụng niệm với thỉnh nguyện Đức Quan Âm Bồ Tát nghe thấu và cứu giúp khỏi nghịch cảnh.

Vì bài kinh này tương đối dài nên Cao Trang sẽ không nêu trong khuôn khổ bài viết này.

Nhưng Cao Trang cũng đã viết một bài viết hướng dẫn tụng Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn chi tiết. Trong đó có trọn bộ bài kinh này.

(*) Thông thường nên tụng đủ 108 biến. 

Nhưng bạn có thể tùy chỉnh số lần tụng sao cho phù hợp với quỹ thời gian của mình.

Lưu ý khi tôn thờ tượng Phật Quan Âm

Tượng Quan Âm Bồ Tát được thỉnh và thờ rất phổ biến trong chùa và nhà riêng. 

Khi thỉnh thờ tượng của Ngài, có một số điều mà bạn cần nắm.

Đó là:

Chất liệu tạc tượng Quan Âm

Tượng Phật Quan Âm được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Đơn cử như:

  • Đá tự nhiên
  • Gỗ
  • Gốm sứ
  • Nhựa composite
  • Đồng
  • Vàng
  • Đất sét
  • Bê tông

Mỗi loại chất liệu có những ưu, nhược điểm khác nhau và có mức độ phù hợp đặt ngoài trời hay trong nhà khác nhau.

Một mẫu tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh Ấn Độ. Nguồn: Cao Trang
Một mẫu tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh Ấn Độ. Nguồn: Cao Trang

Vị trí đặt tượng Quan Âm Bồ Tát

Tượng Quan Âm Bồ Tát được đặt đơn lẻ, hoặc đặt chung trong bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gồm Phật A Di Đà (chính giữ), Bồ Tát Đại Thế Chí (bên trái) và Bồ Tát Quán Thế Âm (bên phải)

Tôn tượng Ngài phải được đặt tại nơi cao ráo và trang nghiêm.

Vì sao nên thỉnh tượng Phật Quan Âm bằng đá

Bởi vì tượng Phật đá sở hữu những ưu điểm mà những chất liệu khác khó bề sánh được:

  • Tính thẩm mỹ rất cao, độ tinh xảo không thể bàn
  • Thách thức mọi loại hình khí hậu thất thường như tại Việt Nam
  • Vẻ đẹp đứng vững bất chấp sự bào mòn của thời gian (trên thế giới những công trình tồn tại lâu nhất ghi nhận đến hiện nay đều được làm từ đá)
  • Thích hợp an vị cả trong nhà lẫn ngoài trời
  • Đa dạng chất liệu đá khác nhau
Tôn tượng mẹ Quan Âm sừng sững ngoài trời cao rộng. Nguồn: Cao Trang
Tôn tượng mẹ Quan Âm sừng sững ngoài trời cao rộng. Nguồn: Cao Trang

Thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá ở đâu?

Đại đa số các trụ trì của các chùa lớn tại Đà Nẵng cũng như các khu vực toàn quốc, hải ngoại đều tin tưởng và lựa chọn cơ sở chúng tôi khi mong muốn thỉnh tượng Quan Âm bằng đá lớn, nhỏ khác nhau để an vị trong chùa.

Phật tử có thể chọn thỉnh tượng quan âm bằng đá kích thước nhỏ, từ 1 – 2m để thờ tại gia.

Hoặc cũng có thể thỉnh tượng về cúng dường cho chùa. Công đức không thể kể bàn!

  • Cao Trang cung cấp rất nhiều loại tượng phật đá với giá tốt nhất thị trường.
  • Tất cả các tượng phật đá đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp.
  • Tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng phật bằng đá.
  • Hỗ trợ vận chuyển tượng phật đá tận nơi. Ngoài ra, Cao Trang còn có dịch vụ hỗ trợ ship quốc tế.
  • Chi phí phù hợp với ngân sách của bạn.

 

video tượng Quan Âm bằng đá do Cao Trang chế tác

Tượng Phật Đá Cao Trang luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc mỗi pho tượng ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Một mẫu tượng Phật Quan Âm bằng đá đẹp nhất

Mời bạn chiêm bái một số mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá tự nhiên tuyệt đẹp do Cao Trang chế tác dưới đây:

tuong quan am tho tai gia 34 tuong quan am tho tai gia 35 tuong quan am tho tai gia 30 tuong quan am tho tai gia 32 tuong quan am tho tai gia 27 tuong quan am tho tai gia 28 tuong quan am tho tai gia 25 tuong quan am tho tai gia 20 tuong quan am tho tai gia 16 tuong quan am tho tai gia 15 tuong quan am tho tai gia 14 tuong quan am tho tai gia 13 tuong quan am tho tai gia 12 tuong quan am tho tai gia 11 tuong quan am tho tai gia 10 tuong quan am tho tai gia 9 tuong quan am tho tai gia 4 tuong quan am tho tai gia 2 tuong quan am tho tai gia 1 tuong quan am 60 tuong quan am 57 tuong quan am 56 tuong quan am 4m 2 tuong quan am 3m 14 tuong quan am 50 tuong quan am 48 tuong quan am 46 tuong quan am 23 tuong quan am 17

Vậy là Cao Trang và bạn đã cùng nhau tìm hiểu mọi điều về Ngài Quan Âm Bồ Tát rồi. Mong rằng sau khi đọc hết bài viết, bạn sẽ có kiến thức thật sâu về mẹ Quan Âm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *