Thập Bát La Hán hay 18 vị La Hán là một khái niệm quen, hình tượng nổi tiếng trong Phật giáo. Tại Việt Nam, có một số ngôi chùa lớn có đặt thờ tượng Thập Bát La Hán, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Tây Phương (Sơn Tây) qua bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của cố thi sĩ Huy Cận.
Tuy nổi tiếng là thế song vì số lượng quá lớn, nên không phải Phật tử nào cũng thuộc tên của đầy đủ 18 vị cũng như ý nghĩa và sự tích về các vị. Vậy, hãy cùng Cao Trang tìm hiểu kỹ hơn về giá trị tâm linh của Thập Bát La Hán trong Phật giáo qua bài viết này nhé.
(Lưu ý: Bài viết này khá dài, mong quý Phật tử, quý bạn đọc hoan hỷ theo dõi)
![Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp [Duy Nhất Tại Cao Trang] 2 Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp](https://tuongphatda.vn/wp-content/uploads/2020/05/y-nghia-cua-thap-bat-la-han-1.jpg)
Thập Bát La Hán trong Phật giáo là gì?
Thập bát La Hán (Tiếng Hán: 十八羅漢) là một khái niệm nổi tiếng và quan trọng trong Phật giáo Đại thừa, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở 2 nước: Trung Quốc và Việt Nam.
Hiểu đơn giản, Thập Bát La Hán là danh xưng của một nhóm các vị đã chứng quả A-la-hán, một cảnh giới tu luyện trong đạo Phật. Theo Phật giáo Nguyên thủy, những người đạt tới cảnh giới A-la-hán đã giác ngộ rất sâu, thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, nhưng lại chưa thể thành Phật.
Như vậy, 18 vị La Hán là 18 vị đã đạt được công phu tu tập rất cao, chỉ thua Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một bậc.
![Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp [Duy Nhất Tại Cao Trang] 3 Thập Bát La Hán](https://tuongphatda.vn/wp-content/uploads/2021/03/tuong-thap-bat-la-han-bang-da-16-600x450.jpg)
Thập Bát La Hán gồm những ai? Làm sao để phân biệt các Ngài?
Khái niệm Thập Bát La Hán khai sinh tại Trung Quốc rồi lan truyền sang Việt Nam. Theo đó, thứ tự của 18 vị La Hán với các dáng vẻ khác nhau, được sắp xếp không theo trình tự thời gian thành đạo như sau:
1. Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán
Tân Đầu Lô Tôn Giả (Pindolabharadvaja) là vị La Hán đứng đầu trong tất thảy các La Hán. Ngài xuất thân từ đạo Bà la môn ở Ấn Độ. Trước khi theo Phật tu hành, Ngài là đại thần đặc lực và danh tiếng của nhà vua Ưu Điền. Sau khi nỗ lực tu tập và đắc thánh quả, Ngài cưỡi hươu về truyền để giáo hóa nhà vua theo Phật, bởi hình tượng này nên Ngài còn được gọi là La Hán cưỡi hươu (Tọa Lộc La Hán).
![Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp [Duy Nhất Tại Cao Trang] 4 Tọa Lộc La Hán](https://tuongphatda.vn/wp-content/uploads/2020/04/tuong-thap-bat-la-han-15.jpg)
2. Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Khánh Hỷ La Hán
Già La Già Phạt Tha Tôn Giả (Kanakavatsa) là vị La Hán thường được Đức Phật khen ngợi vì có khả năng phân biệt rạch ròi đúng sai, chính tà, thị phi tốt nhất trong các đệ tử. Từ trước khi xuất gia tu hành, Ngài đã nghiêm túc tuân theo giới luật, giữ gìn khuôn phép nên khi theo Phật tu hành, Ngài rất nhanh chứng được quả A-la-hán. Ngài thường đi du hóa khắp nơi với gương mặt tươi vui và dùng biện tài thuyết pháp để chiêu phục chúng sanh.
![Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp [Duy Nhất Tại Cao Trang] 5 Khánh Hỷ La Hán](https://tuongphatda.vn/wp-content/uploads/2020/04/tuong-thap-bat-la-han-18.jpg)
3. Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán
Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả (Kanakabharadvaja) là đệ tử được Đức Phật giao nhiệm vụ đi giáo hóa thế gian tại vùng Đông Thắng Thần Châu. Tại đây, Ngài đã hóa duyên được cho nhà vua nước Tăng-già-la ở biển Nam Hải nhờ dùng phép thần thông hóa thân thành Bạch Y đại sĩ xuất hiện trong chiếc gương của nhà vua. Biết là phép lạ của Ngài, nhà vua từ đó hết lòng tin tưởng Phật pháp. Điểm đặc biệt là khi đi hóa duyên, Ngài thường mang theo một cái bình bát để khất thực nên được gọi là Cử Bát La Hán.
4. Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán
Tô Tần Đà Tôn Giả (Subinda) là vị La Hán siêng năng tu tập, thường xuyên giúp người nhưng lại vô cùng kiệm lời, chỉ thích những nơi vắng vẻ, thanh tịnh để ngồi thiền hay đọc sách. Nhờ sự nỗ lực tu tập nên Ngài đắc quả A-la-hán rất sớm. Truyền thuyết kể rằng, 500 năm ngày Phật nhập Niết bàn, Ngài nhiều lần hiện thân để giáo hóa chúng sanh tại nước Kiệt-đà-la. Hình tượng của Ngài dễ nhận ra khi cưỡi trên một con trâu, trên tay nâng bảo tháp chứa Xá Lợi của Đức Phật nên được gọi là Thác Tháp La Hán.
5. Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán
Nặc Cự La Tôn Giả (Nakula) là vị La Hán thuộc hàng trâm anh thế phiệt. Tương truyền, Ngài thuộc gia cấp Sát-đế-lợi (Kshastriya) sở hữu sức mạnh hủy diệt và chỉ biết đến việc chém diệt, tàn hại. Sau khi xuất gia theo Đức Phật, vì muốn đoạn tuyệt tính cách hung bạo, lỗ mãng của mình nên Ngài chuyên tâm ngồi tĩnh tọa và đắc đạo cũng trong tư thế này nên được gọi là Tĩnh Tọa La Hán.
6. Bạt Đà La Tôn Giả – Quá Giang La Hán
Bạt Đà La Tôn Giả (Bhadra) là vị La Hán rất thích tắm rửa, có thể tắm đến 10 lần một ngày. Sở thích này tiêu tốn nhiều thời gian và cũng khiến công việc tu tập của Ngài trễ nải nên Đức Phật đã chỉ dạy Ngài cách tắm rửa chân thực, không chỉ gột rửa thân thể mà còn phải thanh sạch tâm hồn. Nhờ lời dạy của Phật, Ngài đã đắc quả A-la-hán. Vì hay đi thuyền để vượt biển truyền bá Phật giáo nên Ngài còn được gọi là Quá Giang La Hán.
![Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp [Duy Nhất Tại Cao Trang] 6 Quá Giang La Hán](https://tuongphatda.vn/wp-content/uploads/2020/04/tuong-thap-bat-la-han-14.jpg)
7. Ca Lý Ca Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán
Ca Lý Ca Tôn Giả (Kalika) xuất thân làm nghề chăm nom, huấn luyện voi tại nước Tích Lan. Khi Ngài chứng quả A-la-hán, Đức Phật khuyên Ngài hồi hương để truyền dạy Phật pháp. Vì thường cưỡi voi nên Ngài được gọi là Kỵ Tượng La Hán.
8. Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán
Đốc La Phật Đa La Tôn Giả (Vajraputra) trước khi xuất gia từng hành nghề thợ săn. Ngài sở hữu thân thể “hộ pháp”, rắn rỏi đến nỗi chỉ cần một tay có thể nâng cả một con voi hay quăng con sư tử đi xa hơn 10m. Nhưng sau khi theo Phật, Ngài đoạn tuyệt việc sát sanh để chuyên tâm tu hành. Vì xung quanh thường có hai con mãnh sư nên Ngài được gọi là Tiếu Sư La Hán.
9. Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán
Tuất Bác Già Tôn Giả (Jivaka) vốn là một tín đồ Bà-la-môn có tiếng tăm và là Thái tử Trung Thiên Trúc. Trước khi gặp Phật, Ngài tuyệt đối không tin vào Phật. Sau khi được Phật giáo hóa, Ngài nhất tâm theo Phật xuất gia tu hành. Khi em Ngài tranh giành đoạt vị, Ngài đã mở bụng cho người em xem để chứng minh tâm Ngài chỉ có Phật chứ không màng danh lợi. Cũng vì thế mà Ngài được gọi là Khai Tâm La Hán.
![Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp [Duy Nhất Tại Cao Trang] 7 Khai Tâm La Hán](https://tuongphatda.vn/wp-content/uploads/2020/05/18-vi-la-han-cao-trang.jpg)
10. Bán Thác Già Tôn Giả – Thám Thủ La Hán
Bán Thác Già Tôn Giả (Panthaka) được biết đến là anh trai của Châu Lợi Bàn Đặc (Cullapatka), cũng là một vị La Hán khác có danh hiệu Kháng Môn La Hán. Ngài vốn thuộc tầng lớp trí thức nên khi đi theo Phật tu hành, Ngài rất mau đắc quả A-la-hán. Ngài thường được mô tả trong hình tượng đưa hai tay lên với sự sảng khoái và hạnh phúc đích thực sau khi ra khỏi trạng thái thiền định nên được gọi là Thám Thủ La Hán.
11. La Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán
La Hầu La Tôn Giả (Rahula) chính là con trai của Đức Phật, còn nổi tiếng với danh xưng Mật Hạnh Đệ Nhất. Sau khi theo Đức Phật, Ngài đã buông bỏ nếp sống vương giả, những thói hư tật xấu Ngài có khi còn làm thái tử để tôi luyện đức hạnh cao quý. Cứ thế, Ngài lặng lẽ tu tập cho đến khi đắc được thánh quả. Cũng vì sự tu tập trong im lặng nên Ngài được tặng danh hiệu Trầm Tư La Hán.
12. Na Già Tê Na Tôn Giả – Khoái Nhĩ La Hán
Na Già Tê Na Tôn Giả (Nagasena) hay còn có tên khác là Na Tiên. Tên của Ngài trong tiếng Phạn có nghĩa là quân đội của loài rồng, sở hữu sức mạnh uy vũ của thiên nhiên, vũ trụ. Ngài có tài hùng biện đến nỗi nhà vua Hy Lạp cổ phải trầm trồ nể phục và mời chỉ dạy. Ngài cũng chính là tác giả của tác phẩm bất hủ “Kinh Na Tiên Tỳ kheo” được cả Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền lưu giữ tới tận ngày nay. Hình tượng Ngài thường được miêu tả là đang ngoáy tai nên còn gọi là Khoái Nhĩ La Hán.
13. Nhân Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán
Nhân Yết Đà Tôn Giả (Angada) vốn là một người hành nghề bắt rắn tại Ấn Độ, vùng đất nổi tiếng với rất nhiều loài rắn nguy hiểm. Khi bắt được những con rắn độc, Ngài chỉ bẻ răng nanh độc để chúng không hại người được rồi thả chúng đi. Vì thân tướng của Ngài có phần phúc hậu, lại thương mang theo cái túi lớn bên mình nên được gọi là Bố Đại La Hán.
![Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp [Duy Nhất Tại Cao Trang] 8 Bố Đại La Hán](https://tuongphatda.vn/wp-content/uploads/2020/04/tuong-thap-bat-la-han-16.jpg)
14. Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán
Phạt Na Bà Tư Tôn Giả (Vanavàsin) vốn rất thích vào rừng sâu và ngồi trên những phiến đá lớn cạnh những đầm nước để ngồi thiền, tu tập. Đặc biệt, Ngài thường thích đứng dưới tán lá của các cây chuối nên được tặng danh xưng Ba Tiêu La Hán.
15. A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán
A Thị Đa Tôn Giả (Ajita) là người nước Xá-vệ theo đạo Bà-la-môn. Truyền thuyết kể rằng, ngay từ khi sinh ra, Ngài đã sở hữu cặp lông mày dài rủ xuống mặt. Tương truyền đây là tín hiệu cho biết, tiền kiếp của Ngài là một nhà sư, đã đi vào con đường tu hành. Vì thế, sau khi theo Phật, Ngài nhanh chóng đắc quả A-la-hán. Vì có đặc điểm độc đáo là cặp lông mày dài nên Ngài được gọi là Trường Mi La Hán.
16. Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán
Chú Đồ Thác Già Tôn Giả (Cullapatka) là em trai của Ngài Bán Thác Già Tôn Giả (Panthaka) – Thám Thủ La Hán. Ngài nổi tiếng trong kinh điển Phật giáo nhờ đức siêng năng, chăm chỉ trên bước đường tu tập. Do không sở hữu sự sáng trí như anh mình nên khi nghe Phật dạy pháp, Ngài không lĩnh hội được, ngồi thiền cũng khó khăn. Nhưng nghe theo lời dạy của Phật, kiên trì tập “quét rác”, Ngài đã chứng quả A-la-hán, cũng vì thế Ngài có danh hiệu Kháng Môn La Hán.
17. Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán
Già Diệp Tôn Giả có tên là Nan-đề-mật-đà-la (Nandimitra). Ngài không sống cùng thời với Đức Phật mà sinh ra sau Phật 800 năm, nên Ngài không được nghe Thế Tôn giáo pháp. Tuy nhiên, Ngài sở hữu tư chất thông minh, đạo hạnh nghiêm trang, tinh tấn tu tập. Một lần, nước của Ngài là Na Kiệt bị Long Vương dâng nước toan nhấn chìm nhưng Ngài dùng thần thông để hàng phục Long Vương nên được gọi là Hàng Long La Hán.
18. Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán
Di Lặc Tôn Giả (Dharmatrata) theo kinh điển Phật giáo là người sống tại khu vực núi Hạ Lan, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Sau khi đắc quả A-la-hán, thành tựu thần thông, Ngài thường ngao du để hóa duyên, giúp đỡ người gặp nạn. Một lần, ngôi chùa Ngài ở xuất hiện một con hổ hung dữ, Ngài cảm thương con hổ đói nên cho nó ăn rồi dần dần thuần phục nó. Từ đó Ngài được gọi là Phục Hổ La Hán.
Nguồn gốc, sự tích 18 vị La Hán trong Phật giáo
Theo kinh điển Phật giáo, các vị La Hán thực chất là những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta đều biết, Đức Phật chỉ có 10 đại đệ tử, vậy tại sao lại có tới 18 vị La Hán? Chuyện gì cũng có nguyên do của nó.
Trong kinh điển Phật giáo Ấn Độ có chép, dù Đức Phật thu nạp rất nhiều đệ tử nhưng có 4 vị là chủ chốt là các Ngài: Pindola, Kundadhana, Panthaka và Nakula. Bốn vị La Hán này được Đức Phật di chúc truyền bá Phật pháp tới thế gian cho đến khi Đức Phật vị lai, Ngài Di Lặc chuyển sinh hạ thế. Tuy nhiên, khi khái niệm về các vị La Hán xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, chỉ nhắc đến Ngài Pindola, phiên âm tiếng Hán là Thỉnh Tân-đầu-lư pháp.
Trải qua các thời kỳ, số lượng các vị La Hán tăng lên thành 16 vị, bao gồm cả nhân vật có thật và nhân vật dân gian hư cấu nên. Tên của 16 vị La Hán được nhắc đến trong Pháp trụ ký, một tác phẩm Phật giáo của Đại sư Nandimitra (cũng chính là Ngài Hàng Long La Hán) sáng tác và được pháp sư Huyền Trang thời nhà Đường dịch sang tiếng Hán. Điểm đáng chú ý là, trong bản dịch của pháp sư Huyền Trang, Ngài Kundadhana không còn được nhắc đến.
Vào thời kỳ suy tàn của nhà Đường và đầu thời Ngũ Đại Thập quốc, có 2 vị La Hán được thêm vào danh sách La Hán của pháp sư Huyền Trang để có tất thảy 18 vị La Hán như chúng ta biết hiện nay. Tất nhiên, chỉ ở Trung Quốc và Việt Nam mới có 18 La Hán; còn ở Nhật Bản và Tây Tạng, 2 quốc gia cũng tôn sùng Phật giáo không kém, lại chỉ tôn thờ 16 vị La Hán mà thôi.
Về 2 vị La Hán thứ 17 và 18 có nhiều phiên bản khác nhau. Có phiên bản cho rằng, Hàng Long và Phục Hổ La Hán là Ngài Tôn giả Ca-Diếp (Kasyapa) và Ngài Quân-đồ-bát-thán (Kundapadhaịiyaka).Phiên bản khác lại nói đó là 2 tôn giả Ca-sa-nha-ba (thường được biết với danh hiệu Ca-diếp) và Nạp-đáp-mật-đáp-lạp (hay Di-lặc).
Bộ sưu tập tượng 18 vị La Hán bằng đá
Ý nghĩa bộ tượng Thập Bát La Hán trong Phật giáo
Trong Phật giáo, hình tượng Thập Bát La Hán mỗi vị có thần thông và hình tướng khác nhau được thờ phụng với mục đích cầu an, hoá giải những nghiệp xấu, tiêu trừ phiền não, nhất tâm tu sửa thân tâm, tránh làm điều ác.
Thỉnh tượng 18 vị La Hán bằng đá đẹp nhất ở đâu?
Tượng phật bằng đá Cao Trang là cơ sở chế tác tượng Phật đá được Phật tử tứ phương, cả các Phật tử đang ở hải ngoại, đổ về để thỉnh những tôn tượng Phật đá tuyệt mỹ với mục đích cúng dường cho chùa, hoặc thờ tại cư gia.
Cách sắp xếp tượng 18 vị La Hán
Không có một cách sắp xếp bộ tượng Thập Bát La Hán cụ thể. Tuỳ vào diện tích khuôn viên chùa mà quyết định sắp xếp tượng ra sao. Thông thường tượng các vị La Hán được xếp thành 2 hàng dọc theo lối đi vào chùa hoặc xếp dàn hàng ngang đều hai bên điện thờ.
Những ngôi chùa có bộ tượng 18 vị La Hán nổi tiếng tại Việt Nam
- Chùa Tây Phương, Sơn Tây
- Chùa Gò Kén tại núi Bà Đen, Tây Ninh
- Chùa La Hán, Sóc Trăng
- Chùa Ông Núi, Bình Định
- …
Trong Thập Bát La Hán ai dũng mãnh nhất
Đó chính là Hàng Long La Hán. Bởi vì nhờ có Ngài mà hậu thế mới biết được danh tánh và trú xứ của 16 vị La Hán lưu lại nhân gian. Người đời vì thương nhớ ngài nên đưa Ngài vào hàng 18 vị La Hán. Ngài là biểu tượng của sự dũng mãnh, không sợ gian khó, sẵn sàng đối diện với mọi thử thách để vươn đến thành công.
![Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Tuyệt Đẹp [Duy Nhất Tại Cao Trang] 27 Thập bát la hán 16](https://tuongphatda.vn/wp-content/uploads/2018/09/Thập-bát-la-hán-16-768x1024.jpg)
Lời kết
Qua nội dung về Thập Bát La Hán trên đây, Cao Trang hy vọng quý bạn đọc đã hiểu tường tận về sự tích, danh tánh cũng như ý nghĩa của 18 vị La Hán rồi nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến tận cuối bài viết khá dài này!
>>> Xem thêm:
- Thỉnh Tượng Tiêu Diện Hộ Pháp Bằng Đá Ở Đâu?
- Thỉnh Tượng Thập Bát La Hán bằng đá ở đâu?
Nếu quý Phật tử, quý trụ trì có nguyện thỉnh bộ 18 tượng La Hán về an vị tại chùa, cư gia, xin hoan hỷ liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn