Nếu đem câu hỏi này đi hỏi các Phật tử, có lẽ câu trả lời tương đối giống nhau rằng:
Phật Di Lặc giống một vị hòa thượng thân thể phúc hậu, miệng luôn mỉm cười tươi rói và hiền từ. (Như hình bên dưới)
Nhưng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản nói về Phật Di Lặc, bạn sẽ phát hiện, những gì mình biết về Ngài còn quá ít và còn khá phiến diện.
Cụ thể, Đức Phật Di Lặc không thật sự là vị hòa thượng phúc hậu nọ. Mà đó chỉ là một hình tướng của Ngài theo một quan niệm nào đó mà thôi.
Với tâm nguyện cung cấp cho bạn đọc những điều mới mẻ (có thể bạn chưa từng nghe tới) về Đức Phật Di Lặc, Cao Trang đã nghiên cứu nhiều tài liệu và tổng hợp để viết thành bài viết dưới đây.
Mời bạn đọc hoan hỉ theo dõi.
Phật Di Lặc là ai
Phật Di Lặc (tiếng Phạn là Maitreya Buddha) là vị Phật vị lai, là đấng giác ngộ vĩ đại sẽ xuất hiện trên thế gian này để thay thế Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền bá Phật pháp, cứu độ chúng sinh trong thời kỳ Mạt Pháp – giai đoạn mà giáo pháp của Phật Thích Ca hoàn toàn bị lãng quên, đạo đức con người suy đồi.
Phật Di Lặc cũng đượcTheo kinh điển Phật giáo, hiện tại Phật Di Lặc (hay chính xác hơn là Bồ Tát Di Lặc) đang ngự tại cõi trời Đâu Suất (Tusita) để chờ đến thời điểm giáng thế cứu độ chúng sinh. tiên tri sẽ là vị Phật ra đời cuối cùng, cũng là vị Phật thứ năm trong lịch sử. Sau khi Ngài ra đời, sẽ không có thêm vị Phật nào xuất hiện nữa.
Theo một số kinh sách Phật giáo như Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc là A Dật Đà, một trong các đệ tử của Phật Thích Ca. Nhưng một số kinh sách khác như Trung A hàm, Kinh Xuất Diệu… lại nói Di Lặc và A Dật Đà là hai vị khác nhau.
Hình tướng Phật Di Lặc thật sự không như chúng ta vẫn biết
Chúng ta vẫn quen thuộc ngài Di Lặc trong hình tướng một vị nam hòa thượng thân hình mập mạp, phúc hậu với nụ cười hiền từ luôn nở.
Tuy nhiên, đây chỉ là hình tướng Di Lặc theo quan niệm của văn hóa Phật giáo Trung Hoa và các nước bị ảnh hưởng như Việt Nam; còn tại một số quốc gia khác, Phật Di Lặc trông rất khác biệt.
Các mẫu tượng Phật Di Lặc bằng đá bạn nên tham khảo
Trong bài viết có nhan đề: “Khác biệt hình tượng Phật Di Lặc của Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Hoa” Cao Trang đã đăng có phân tích về hình tượng ngài Di Lặc theo quan niệm của những quốc gia thờ đạo Bụt trên thế giới.
Thực ra, hình tượng Phật Di Lặc chúng ta đã quen thuộc là hình ảnh của Bố Đại Hòa Thượng, người được xem là hóa thân của ngài Di Lặc theo quan niệm của Phật giáo Trung Quốc từ thế kỷ thứ 10.
Trong khi đó, hình ảnh Di Lặc trong quan niệm của Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng lại có sự khác biệt rõ nét. Tiêu biểu, ngài Di Lặc được mô tả trong thân tướng một nam nhân cường tráng, mặt mũi khôi ngô, cơ bắp rắn rỏi.
Chẳng hạn như bức tượng Di Lặc Nghệ thuật Gandhara thế kỷ thứ 2 (trước cả khi sự tích về Bố Đại Hòa Thượng xuất hiện tại Trung Quốc) tại vùng Tây Bắc Ấn Độ xưa, hay tượng Di Lặc ở Tây Tạng từ thế kỷ thứ 10 dưới đây là tiêu biểu cho sự khác biệt giữa hình ảnh Di Lặc trong quan niệm Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông.
Khi nào Đức Phật Di Lặc ra đời
Theo Kinh điển Phật giáo, Đức Phật Di Lặc sẽ xuất thế vào thời Mạt Pháp, khi nhân thọ là 80.000 năm trở đi vào 5 đại kiếp về sau, tương đương 5 tỷ năm nữa theo năm trên Trái Đất. Dấu hiệu nhận biết là hoa ưu đàm sẽ nở.
Đây được cho là giai đoạn vô cùng đen tối khi những giáo pháp mà Phật Thích Ca thuyết giảng đã hoàn toàn bị quên lãng, đạo đức của con người suy đồi không còn biết yêu thương lẫn nhau mà lầm lạc, tạo vô số ác nghiệp, thiện nghiệp thì như “mò kim đáy bể”. Giai đoạn này chúng sinh thế giới sẽ sống cùng đầy rẫy khổ đau, dịch bệnh, thiên tai liên tiếp xảy ra.
Những tiên tri trùng hợp lạ thường về sự xuất thế của Phật Di Lặc ở Đông và Tây phương
Trong các văn bản cổ của Tây phương và Đông phương đều có đề cập đến một giai đoạn mà đạo đức con người suy đồi, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai liên tiếp xảy ra. Khi đó một vị thánh nhân sẽ xuất hiện ở phương Đông để cứu vớt nhân loại khỏi thảm cảnh.
Trong Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh ghi chép những câu nói cuối cùng của Phật Thích Ca với Tôn giả A Nan, Phật đã khai thị để tiên tri về thời kỳ Mạt Pháp. Khi đó Di Lặc sẽ xuất hiện cứu thế, thiên hạ hưởng thái bình.
Nostradamus (14/2/1503 – 2/7/1566) là nhà tiên tri lỗi lạc người Pháp sống tại thế kỷ 16. Ông đã để lại rất nhiều bài thơ tiên tri đã ứng nghiệm. Trong đó có tiên tri về một vị thánh nhân phương Đông sẽ xuất hiện cứu độ toàn nhân loại. Cụ thể, trong bài thơ thứ 29 của kỷ thứ 2 trong cuốn Các Thế Kỷ, ông viết:
“Một người phương Đông rời quê hương của mình, xuyên qua khắp dãy núi Apennines đến nước Pháp. Người ấy sẽ băng qua bầu trời, đại dương và băng tuyết, sử dụng thần trượng của mình để thức tỉnh thế nhân”.
Jane Dixon là nữ tiên tri lỗi lạc của Mỹ thế kỷ 20. Bà đã có nhiều tiên tri ứng nghiệm cho những người nổi tiếng thế giới, trong đó có tổng thống Mỹ Roosevelt và thủ tướng Anh Churchill. Khi tiên tri về đấng cứu thế phương Đông, bà nói:
“Hy vọng của nhân loại nằm ở phương Đông. Từ Đông chiếu sáng sang Tây, thần sẽ lại đến. Hậu duệ của sứ giả nhân loại được sinh ra ở phương Đông. Ngài sẽ thành lập tín ngưỡng mới đoàn kết toàn nhân loại trên tinh thần yêu thương lẫn nhau…”
Một điều trùng hợp là, ngày lễ Phục sinh, ngày lễ quan trọng của phương Tây để tưởng nhớ sự phục sinh của chúa Giêsu trong tiếng Anh là Easter, có thể dịch là Người Đến Từ Phương Đông.
Trong tác phẩm tiên tri Cách Am Di Lục của Hàn Quốc chép: “Vào thời Mạt Pháp, khi đạo đức xã hội của con người suy thoái, Thánh nhân ở phương Đông sẽ xuất hiện để truyền dạy chính Pháp. Ngài không chỉ cứu độ người phương Đông, mà còn phổ độ chúng sinh của cả phương Đông và phương Tây.”
Trong Chiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn có chép về màn vấn đáp giữa Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn như sau.
Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền đạo?”; Ôn đáp: “Có thơ làm chứng, không tướng Tăng cũng chẳng tướng Đạo, đội mũ lông dê bốn lạng, Phật thật không ở trong chùa, ông cai quản Di Lặc nguyên đồ giáo.”
Chúng ta đang hiểu sai về ý nghĩa tượng Phật Di Lặc
Không ít người cho rằng, thỉnh thờ tượng Phật Di Lặc với quan niệm cầu tài lộc cho gia thất, cầu vận may cho con đường công danh sự nghiệp. Đây thật chất chỉ là quan niệm mà người Trung Hoa xưa đã gán ghép cho tôn tượng Phật Di Lặc mà thôi. Còn bản chất ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc cao đẹp hơn thế.
Xét về hình tượng Di Lặc trong thân tướng Bố Đại Hòa Thượng thì, nụ cười Di Lặc tượng trưng cho hoan hỷ bất diệt, tâm lòng hiền từ và bao dung vô lương tất thảy chúng sinh. Nhìn vào bức tượng Phật Di Lặc với nụ cười hoan hỷ có ý nghĩa mang đến sự bình an, nhẹ nhõm chân thật trong tâm can. Chứ hoàn toàn không mang ý nghĩa cầu đường tài lộc như bạn vẫn nghĩ.
Thần chú Phật Di Lặc
Thần chú Phật Di Lặc phiên bản đầy đủ:
Namo Ratna Trayaya
Namo Bhagavate Shakyamuni Yay
Tathagataya Arhate Samyak Sambuddhaya Tadyatha
Om Ajitay Ajitay Aparajita Ajitanchaya
Hara Hara Maitri Avalokite
Kara Kara Maha Samaya Siddhi
Bara Bara Maha Bodhi Menda Bidza
Mara Mara Ayma Kam Samaya
Bodhi Bodhi Maha Bodhi Soha
Thần chú Phật Di Lặc phiên bản rút gọn:
Om maitri maitreya maha karuna ye
Oṃ maitri mahāmaitri maitriye svāhā
Video tụng thần chú Phật Di Lặc
Những lưu ý khi thỉnh thờ tượng Phật Di Lặc trong nhà
- Không đặt tượng Phật Di Lặc tại nơi ô uế, bụi bẩn làm mất sự trang nghiêm của tôn tượng Phật.
- Thường xuyên lau chùi tượng Phật Di Lặc cẩn thận.
- Trước khi thỉnh tượng Phật Di Lặc nên hỏi ý kiến sư thầy uy tín trong chùa, mời sư thầy về tụng kinh để thỉnh tượng.
- Thỉnh thờ tượng Phật Di Lặc phải xuất phát từ tâm thanh tịnh, an lành không lên chỉ thỉnh tượng về để cầu tài lộc.
>>> Mời bạn xem thêm Hình tượng và ý nghĩa thờ tượng Phật Di Lặc tại Việt Nam
Thỉnh tượng Phật Di Lặc bằng đá tự nhiên ở đâu?
Tượng Phật Đá Cao Trang là cơ sở chế tác tượng phật đá uy tín nhất tại Đà Nẵng. Các tôn tượng Phật bằng đá do Cao Trang chế tác đã được thỉnh và an vị tại nhiều chùa chiền, gia thất trên khắp cả nước và cả ở hải ngoại.
Các mẫu tượng Phật Di Lặc bằng đá bạn nên tham khảo
Quý Phật tử, đạo hữu phát nguyện thỉnh tượng Phật Di Lặc bằng đá để thờ tại gia hay cúng dường cho chùa hãy liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ dưới đây.
>>> Tham khảo Cách thờ cúng tượng Phật Di Lặc sau thỉnh về cúng dường cho chùa
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn
Vĩ thanh
Trên đây là những thông tin mới mẻ về Phật Di Lặc mà Cao Trang muốn chia sẻ đến bạn. Sau bài viết này, mong rằng bạn đã nắm rõ Phật Di Lặc là ai và hình tượng của Ngài có ý nghĩa sâu xa nào. Cảm ơn bạn đã hoan hỷ đọc đến hết bài viết này.