Trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam, Phật Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ ngài gần cả nghìn năm kể từ thời Lý cho ñến ngày nay. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn nền văn hoá Phật Giáo đại Thừa từ Trung Hoa.
Du nhập vào, do vậy tín ngưỡng và hình tượng thờ Di Lặc tại Việt Nam, chịu ảnh hưởng nền văn hoá phật giáo Trung Quốc, nhất là nền văn hoá Phật Giáo từ thời Minh do các vị tăng người Trung Quốc cuối thời Minh qua truyền ñạo ở Việt Nam.
Phật Di Lặc là ai?
Đó là vị Phật kế thừa nền tảng của Phật giáo và phát triển Phật Giáo lên một tầm cao mới. Nhìn kỹ tướng mạo của ngài thấy sự phúc hậu, tuổi thọ lâu dài, sức khỏe vững vàng, của cải sung túc, hạnh phúc vui vẻ.
Người sẽ dẫn dắt chúng sinh hướng tới một cuộc sống không chiến tranh, bạo lực, sang giàu, văn minh, hạnh phúc đúng như ý nghĩa chiết tự của tên “Di Lặc” – nghĩa là kiến thiết nên sự sung túc, phồn vinh, hạnh phúc. Trong thuyết của người Trung Quốc về Bố Đại Hòa Thượng – Phật Di Lặc thì ông xuất hiện trong thời điểm tình hình chính trị – xã hội Trung Châu rất hỗn loạn, đầy biến động, nước mắt rồi xuất hiện minh quân trị thế đó là Tống Thái Tổ, dẹp yên loạn lạc, mang lại thái bình no ấm cho trăm họ.
Như vậy, dù theo thuyết nào thì hình ảnh của Ông Di Lặc cũng có ý nghĩa về một thời kỳ vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, sang giàu, văn minh. Người còn là biểu tượng của phúc đức, may mắn, gặp dữ hóa lành, biến nguy thành yên, cứu giải tai họa, khổ đau, ưu phiền, sầu não cho con người (vì lẽ đó nên trên cabin – các bác tài xế thường đặt tượng Phật Di Lặc độ mệnh, tượng phật di lặc bằng sứ, tượng phật di lặc bằng đá, tượng gỗ di lặc, … hoặc các bác tài xế mang ngọc bội hình tượng Phật Di Lặc, mặt phật di lặc bọc vàng … rất lớn)
Sự tích Phật Di Lặc
Sau khi Đức Phật Tổ Như Lai sáng lập và truyền bá Phật Giáo thì ngài về cõi Niết Bàn thì Phật Giáo phân chia thành hai bộ phận đó là Thượng Tọa và chúng sinh. Thượng Tọa nghĩa là nghĩa vị cao tăng tu hành trong các ngôi chùa và chúng sinh là những tín đồ Phật Giáo trong quần chúng nhân dân.
Cũng giống như Nho Giáo, sau khi Đức Khổng Tử tiêu diêu miền lạc cảnh thì những học giả thế hệ sau như Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Trình Di, Trình Hiệu, Chu Đôn Di… tiếp tục kế thừa, phát triển sáng tạo thêm học thuyết của ngài. Phật Di Lặc – là người kế thừa Đức Phật Thích Ca truyền bá, thuyết phát, phát triển thêm học thuyết Phật Giáo, dẫn dắt chúng sinh vượt qua bể khổ, bến mê đến với hạnh phúc, sang giàu, thịnh vượng…
Ngài có tên là Từ Thị, “Từ” trong nghĩa từ tâm, từ bi hỷ xả, lương thiện, nhân hậu, bác ái. “Thị” trong nghĩa là họ, tộc, gốc gác, chủng loài. Như vậy, tên của ngài nghĩa là xuất phát từ gốc thiện, từ bi.
Ngài không ăn thịt chúng sinh mà ăn chay trường, giác ngộ hoàn toàn đạt tới cảnh giới cao nhất và thuyết pháp dẫn dắt chúng sinh đến với cõi Niết Bàn, cực lạc. Như vậy, có thể nói rằng Phật Di Lặc là một học trò xuất sắc, kế thừa và phát triển tư tưởng nền móng của Đức Phật Thích Ca lên một tầm cao mới và giảng thuyết cho đông đảo chúng sinh giác ngộ theo.
Địa chỉ cung cấp tượng Phật Di Lặc bằng đá uy tín Tượng Phật Đá Cao Trang với những nghệ nhân lành nghề, dày dặn kinh nghiệm chế tác và điêu khắc tượng đá. Chúng tôi đặt hết tâm huyết và lòng thành kính khi chế tác từng bức tượng Phật đá. Do đó, mỗi tác phẩm của chúng tôi luôn có sự tinh tế, thanh thoát, toát lên vẻ đẹp của lòng từ bi hỷ xả của bức tượng Phật.
>>> Hình tượng và ý nghĩa Phật Di Lặc trong truyền thống Phật giáo Việt Nam
>>> Làm sao để đặt tượng Phật Di Lặc hợp phong thủy gia chủ?
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn