Mật tông Phật giáo là một tông phái huyền bí và ẩn chứa nhiều điều bí ẩn nhất của đạo Phật. Và chắc hẳn nếu quan tâm đến Phật giáo, không ít lần bạn tò mò về phái Mật tông và muốn khám phá về nó.
Vậy thì bài viết này là dành cho bạn!
Trong bài viết này, Cao Trang sẽ cung cấp một nguồn thông tin vô cùng hữu ích về bản chất của Mật tông phật giáo, cùng những giá trị vô giá mà tông phái này mang lại cho con người.
Mời bạn theo dõi nhé!
Phật Giáo Mật Tông là gì?
Theo cách hiểu hạn hẹp của chúng tôi, Mật tông là một pháp môn tu tập lâu đời của Phật giáo. Pháp môn này chủ trương sử dụng các câu thần chú, mật chú để trì tụng trong quá trình tu hành, đạt giác ngộ.
Còn theo định nghĩa của chuyên trang uy tín Wikipedia, Mật tông Phật giáo là “thuật ngữ tiếng Hán được sử dụng để chỉ pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, phát triển từ khoảng thế kỷ 5 – 6 tại Ấn Độ. Theo đó, pháp môn này được chia thành hai phái chính là Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna).”
Nguồn gốc ra đời của Phật giáo Mật tông
Sự ra đời, phát triển của Mật tông Phật giáo liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi của nền chính trị và văn hóa Ấn Độ đương thời.
Vào giữa thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, Ấn Độ giáo bắt đầu phục hưng, phát triển các hệ thống học thuyết, bao gồm cả giáo lý Phật giáo, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với Phật giáo hiện tại. Lúc đó, Phật giáo Đại thừa không chỉ bị giới hạn trong phạm vi “kinh viện triết học” mà còn bị ràng buộc bởi những phong trào lý luận học vấn, khép kín với phạm trù triết học biện luận, dẫn đến sự cách biệt với quần chúng.
Để thích ứng với tình hình mới, Phật giáo Đại thừa đã tìm lại sức mạnh của mình, nhanh chóng tiếp cận với Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo.
Ban đầu khi tiếp xúc, phía Phật giáo có những phản ứng mạnh mẽ, thậm chí chỉ trích những quan niệm nghi ngờ về tế tự cầu phước trừ họa và mật chú. Dẫu vậy, phía Phật giáo vẫn tiếp tục thúc đẩy việc hợp lý hóa (hay Phật giáo hóa) theo tinh thần tùy duyên. Cuối cùng, Phật giáo đã hình thành một hệ thống Mật giáo tương đối độc lập.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, nguồn gốc ra đời của Phật giáo Mật giáo là kết quả của sự kết hợp giữa triết lý Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Giáo nghĩa Mật tông Phật giáo
Mandala (Mạn đà la)
Tư tưởng quan trọng của Phật giáo Mật tông xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh, từ đó thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới Mandala và Kim cương giới Mandala.
Khái niệm Mandala có nghĩa là vòng tròn đầy đủ, là biểu tượng của vũ trụ và năng lực trong vũ trụ được trình bày bằng các hình vẽ. Theo triết lý của Mật giáo, Mandala là cơ sở hợp nhất thế giới hiện tượng và thế giới bản thể, đồng thời cũng là đối tượng của thiền quán. Thực tế, Mandala còn là đàn tràng bằng đất để hành giả bày biện các lễ vật hay pháp khí phục vụ cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện.
- Thai tạng giới Mandala (Garbhadhàtu mandala): là yếu tố thụ động tâm linh, thể hiện cho vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tánh. Nó cũng có tác dụng lý tánh như thai mẹ chứa đựng đứa con, từ lý tánh thai tạng mà phát khởi mọi công đức.
- Kim cương giới Mandala (Vajradhatu mandala): là biểu tượng cho trí tuệ viên mãn, được xem là trí thủy giác của Phật. Bản thể của Phật tính được biểu thị qua Thai tạng giới (Garbhadhàtu mandala), trong khi Kim cương giới là yếu tố tác động. Kim cương giới và Thai tạng giới được hợp nhất trong quá trình nhân quả để tạo ra sự chứng ngộ tối thượng.
Trong Phật giáo Mật tông, Đức Phật Đại Nhật (Tỳ Lô Xá Na) được coi là biểu tượng hợp nhất tối thượng, và vũ trụ là sự hợp nhất viên mãn. Cho rằng, vũ trụ thân là pháp thân và pháp thân biểu hiện trong mọi hiện hữu, tuy nhiên, con người không nhận thấy được vì tâm thức mê mờ. Chỉ khi có trí tuệ Kim cương mới có thể phá tan mọi chướng ngại pháp. Con đường trở về hợp nhất với vũ trụ thân, nói cách khác, muốn đi vào quỹ đạo của pháp thân phải có những tác pháp thiêng liêng, thể hiện sự gia trì giúp ta thể nhập một cách sâu xa và phổ quát của pháp giới tính.
Mật giáo xem Kim cương giới Mandala và Thai tạng giới Mandala là hai biểu tượng về vũ trụ và năng lực trong vũ trụ, được trình bày bằng các hình vẽ, và là đối tượng của thiền quán. Mandala không chỉ là đàn tràng để hành giả bày biện các lễ vật hay pháp khí phục vụ cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện, mà còn là cơ sở hợp nhất thế giới hiện tượng và thế giới bản thể.
Có 4 loại Mạn đà la trong Mật giáo:
- Đại Mạn đà la (Maha mandala): biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ.
- Tam muội gia Mạn đà là (Samaya mandala): vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị Phật, Bồ tát.
- Pháp Mạn đà la (Dharma mandala): là Mạn đà la của văn tự lý giải chân lý, bao hàm tất cả những lời dạy của Phật và Bồ tát.
- Yết ma Mạn đà la (Karma mandala): biểu hiện các động tác, các hành trạng độ sanh của Phật và Bồ tát thông qua hình thức điêu khắc, chạm trổ.
Mantra
Mantra là một loại âm thanh đặc biệt được coi là chứa đựng sức mạnh của vũ trụ hoặc biểu hiện khía cạnh nào đó của Phật. Nó chính là thần chú (hay còn được gọi là đà la ni – Dhàrani), được đọc lặp đi lặp lại nhiều lần trong các buổi tu tập hành trì.
Việc đọc mantra được xem là một phương pháp tăng cường sức mạnh tâm linh, giúp cho tu tập có hiệu quả hơn và đạt được sự giải thoát.
Tam mật tương ứng
Tam mật bao gồm thân mật, khẩu mật và ý mật. Đây là những yếu tố cần thiết nhất trong Phật giáo Mật tông để đạt được khả năng như điều động năng lượng vũ trụ hay năng lượng tâm linh.
Để thực hành nghi thức đúng phép, người tu tập Mật giáo cần phải kết hợp cả ba lĩnh vực của thân, khẩu và ý. Thân thể tác động qua điệu bộ, đặc biệt là của hai bàn tay, được thực hiện theo lời thần chú để tạo nên thái độ tâm linh phù hợp theo một điểm.
Việc đọc các thần chú bằng miệng, âm thanh biểu tượng, là một hiện tượng thiêng liêng, giúp rung động nội tâm của người tu tập. Tâm ý của người tu tập cần phải tập trung quán tưởng mandala, tạo thành một thể thống nhất để thể nhập Tam mật của Phật.
Những vị Phật được thờ trong Mật tông Phật giáo
Ngoài Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật giáo Mật tông còn thờ phụng Ngũ Trí Như Lai, hay Ngũ Phương Phật. Đó là các vị:
- Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Vairochana)
- A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya), hay Phật Dược Sư Mật Tông.
- Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava)
- A Di Đà Như Lai (Amitabha) hay Phật A Di Đà Mật Tông
- Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi)
Bên cạnh đó, Mật tông cũng thờ một số vị Bồ tát như:
- Đức Quán Thế Âm Bồ Tát,
- Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
- Đức Phổ Hiền Bồ Tát,
- Đức Địa Tạng Bồ Tát,
- Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay,
- Đạo Sư Liên Hoa Sanh,
- Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara
Chưa hết, Mật tông cũng thờ khá nhiều vị hộ pháp mà trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu ra các vị sau:
- Yama: Dạ Ma hay Thần chết
- Mahakala: Đại Hắc Thiên
- Yamantaka: Hàng Phục Dạ Ma
- Kubera, Vaisravana, Jambhala: Tài Bảo Thiên Vương
- Hayagriva: Mã Đầu Minh Vương
- Palden Lhamo: Vị nữ thần
- Tshangs Pa hay White Brahma: Phạm Thiên Trắng)
- Begtse: Thần Chiến Tranh
Những câu thần chú phổ biến trong Mật tông Phật giáo
Phật, Bồ Tát | Thần Chú |
Phật Thích Ca | Om, Muni Muni Mahamuni sakyamuni Svaha |
Phật Tỳ Lô Giá Na | Om, Vairocana Hùm |
Phật Bảo Sinh | Om, Ratnasambhava Tram |
Phật Bất Không Thành Tựu | Om, Amogasiddhi Ah |
Phật A Di Đà | Om, Amitabha Hrih |
Phật Bất Động | Om, Akshobya Hùm |
Quan Thế Âm Bồ Tát | Om Mani Padme Hùm |
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát | Om Driym |
Chuẩn Đề Bồ Tát | Om Kalê Kulê Kundê Svaha |
Địa Tạng Vương Bồ Tát | Om Chalohê Kara svaha |
Hộ Pháp Kim Cang | Om Vajra Agnipranan Pataya Svaha |
Các bảo vật và pháp khí trong Mật Tông phái
Chày Kim Cang:
Chày Kim Cang là một trong những biểu tượng đặc trưng và quan trọng của dòng Kim Cương Thừa – một trong những trường phái quan trọng nhất trong Mật Tông. Nó được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Chày Kim Cang, Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Kim Cang Chử hoặc Kim Cương Chử.
Nó được coi là biểu tượng của sự tinh khiết và khả năng xuyên tâm, đồng thời cũng thể hiện sự kiên trì và nỗ lực trong việc giải thoát khỏi vòng luân hồi.
Chuông Kim Cang
Chuông Kim Cang là một trong những pháp khí âm nhạc quan trọng nhất trong các nghi lễ của Mật tông Phật giáo, rất dễ thấy khi đến Tây Tạng. Pháp khí này được cho là có khả năng xua tan phiền não và ma quỷ, mỗi khi âm thanh chuông vang lên, nó làm rung động không gian và đem lại sự tĩnh tâm cho các hành giả.
Trong các nghi thức Mật tông, chuông Kim Cang thường được sử dụng kết hợp với Chày Kim Cang để đem lại hiệu quả tối đa trong quá trình tu tập.
Chày Yết Ma (Chày Kim Cang hình chữ thập)
Chày yết ma là một trong những pháp khí quan trọng trong Mật giáo. Nó có nhiều tên gọi như luân hồi thiền trượng (Karma-vajra), yết-ma kim cương, thập tự yết-ma, thập tự kim cương, luân yết-ma.
Chày yết ma được tạo thành từ các chày ba mũi/cạnh đặt giao nhau, tạo thành hình chữ thập, tượng trưng cho chí tác nghiệp vốn có của chư Phật/Tứ diệu đế, thuộc về Luân bảo, tương ứng với Pháp luân.
Loại pháp khí này không chỉ đóng vai trò trong các nghi lễ Mật thừa, mà còn là pháp khí thường sử dụng trong các nghi thức thiền tập, loại bỏ phiền não và tăng cường năng lượng tinh thần cho hành giả.
Ngoài ra còn một số loại pháp khí khác như: Dao phurba (kilaya), Cờ tây tạng, Vật khí dùng cúng dường mandala, Kèn ốc loa, Luân mạn đà la kalachakra, Rìu kim cương, Khăn khata, Tranh thang – kar (thangka), Bánh xe mani (kinh luân)
Mật Tông Phật giáo có những quốc gia nào?
Phật giáo Mật Tông tại Trung Quốc
Mật tông được du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 7 và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 8. Những vị có công phát triển Mật tông tại Trung Hoa phải kể đến ba vị Cao tăng Ấn Độ là Thiện Vô Uý, Kim Cương Trí và Bất Không Kim Cương. Cả ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ và đều được truyền pháp bởi Sư Long Trí – đệ tử của Ngài Long Thọ – tại trung tâm Phật học Na-lan-đà.
Ngài Thiện Vô Uý được coi là tổ sư của Mật tông Trung Hoa, là người có công dịch Đại Nhật kinh, bộ kinh căn bản của Mật tông, ra chữ Hán. Hai dòng Mật tông Ấn Độ Chân Ngôn thừa và Kim Cương thừa được truyền đến đại sư Nhất Hạnh, đệ tử của Thiện Vô Uý, và đã nhập lại làm một ở Trung Quốc.
Vào thời kỳ nhà Đường, Phật giáo Mật tông tại Trung Hoa bước và thời kỳ hưng thịnh. Nhưng sau đó, tông phái này bắt đầu rơi vào thời kỳ suy tàn.
Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng
Mật giáo Tây Tạng ra đời vào thế kỷ 8 sau Công Nguyên. Người có công truyền bá Mật tông từ Ấn Độ sang Tây Tạng là ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) – người được xem là Đức Phật Thích Ca tái thế, có tài chinh phục ma quỷ, thiên tai và các giáo phái.
Trong thời gian tại Tây Tạng, ngài Liên Hoa Sinh đã xây dựng tu viện Tang Duyên (Samye) và sáng tác nhiều tác phẩm quan trọng như bộ Tử thư. Mật giáo Tây Tạng là một trong bốn phái lớn của Phật giáo Tây Tạng, với tên gọi Ninh Mã (Nuyingmapa).
Bên cạnh ngài Liên Hoa Sinh, những vị đại sư có công lớn đối với sự hưng thịnh của Phật giáo Tây Tạng nói chung và Mật tông Tây Tạng nói riêng, như ngài Atisa (A Đề Sa, 982-1054), người Đông Ấn, sống ở Tây Tạng 12 năm và sáng lập trường phái Kadampa (Cam Đan) có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Tây Tạng và Mật giáo Tây Tạng. Đặc biệt, Ngài đã sắp xếp hệ thống kinh sách Phật giáo Tây Tạng và ảnh hưởng đến các hệ tư tưởng Mật giáo Tây Tạng rất lớn.
Ngoài ra còn có ngài Tông Khách Ba (1357-1419), sinh tại Amdo, thuộc vùng Đông bắc Tây Tạng, là người cải cách nổi tiếng của Mật giáo Tây Tạng. Ngài đã sáng lập tông phái Gelugpa (Hoàng Mạo phái), một trong những tông phái quan trọng nhất của Tây Tạng hiện nay. Ngài chủ trương xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành hai tác phẩm chính, trong đó, Ngagrim Chenmo (Chân ngôn đạo thứ đệ) tiêu biểu cho đường lối tu tập của Mật giáo. Phật giáo Tây Tạng được chấn chỉnh và phát triển rực rỡ nhờ Tông Khách Ba. Trước khi mất, Ngài đã phó chúc cho hai đệ tử là Dalai Blama và Panchen Blama, tức Đạt lai Lạt ma và Ban thiền Lạt ma, được dân chúng coi là hai vị Phật sống.
Mật tông được Phật giáo Tây Tạng bảo tồn và phát triển vượt bậc so với những quốc gia khác.
Phật Giáo Mật Tông Việt Nam
Phật giáo Mật tông được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Theo các ghi chép lịch sử, ngay từ thế kỷ thứ 6, Phật giáo Mật tông đã xuất hiện tại Việt Nam rồi.
Người có công đưa Mật tông vào nước ta là ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến từ Ấn Độ. Ngài đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng trì, một bộ kinh của Mật giáo, tại chùa Pháp Vân.
Dưới thời Đinh và Tiền Lê, Phật giáo Mật tông trở nên khá hưng thịnh ở nước ta. Vào năm 1963, 1964 và 1978, tại Hoa Lư, Ninh Bình đã phát hiện một số trụ đá xây dựng từ thời nhà Đinh (937) và thời vua Lê Đại Hành (973) có điêu khắc bản kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà La Ni, một bản kinh rất phổ biến của Mật giáo.
Mật tông không chỉ được truyền bá bởi Tỳ Ni Đa Lưu Chi mà còn từ các Tăng sĩ ngoại quốc và các vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ. Trong số đó, ngài Mahamaya, gốc Chiêm Thành, là đệ tử của ngài Pháp Thuận, một nhà sư nổi tiếng về pháp thuật và được xem là Tổng trì Tam muội. Một thiền sư Việt là ngài Sùng Phạm đã đến Ấn Độ trong chín năm, sau đó mở trường dạy tại chùa Pháp Vân.
Ngoài ra, trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi chép về một vị Tăng sĩ Ấn Độ vào năm 1311. Năm 1318, vua Anh Tông mời một Tăng sĩ Ấn Độ tên Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi đến dịch một bộ kinh Mật giáo tên là Bạch Tán Thần chú kinh.
Phật giáo Mật tông tại Nhật Bản
Mật tông dòng Chân Ngôn đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 8 và đầu thế kỷ 9 thông qua hai vị truyền giáo là Đại Sư (hay Tối Trừng) – sơ tổ của Thai Mật và hoằng pháp bởi Đại Sư Không Hải, người đã sang Trung Quốc để học tập đạo Phật và là môn đệ của Đại sư Huệ Quả – một môn đệ của Bất Không. Sau khi trở về Nhật Bản, Đại Sư Không Hải thành lập trường phái Chân ngôn tông, trở nên rất phổ biến và trở thành một trong những tông phái quan trọng của Phật giáo Nhật Bản.
Mời bạn xem thêm các mẫu tượng phật bằng đá đẹp, giá rẻ
Phật giáo Mật tông có phải mê tín?
Nhiều người cho rằng Phật giáo Mật tông là pháp tu mê tín. Nguyên nhân là do nhiều người tu hành pháp môn Mật tông chỉ chăm chăm trì chú để cầu nguyện những lợi ích cho cá nhân như cầu tiền tài, danh vọng, sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu thật kỹ về Phật giáo Mật tông, trì chú chỉ là một phần nhỏ trong pháp môn tu hành này. Vốn có nguồn gốc từ Phật giáo Đại thừa nên Mật tông lĩnh hội tinh hoa, trí tuệ, hướng thiện của Phật giáo Đại thừa.
Trong đó, mật chú chỉ là một phương tiện tu hành và chỉ dành cho những người nắm vững tôn chỉ của đạo Phật, và chỉ những người có trí tuệ thông tuệ mới đạt được thành tựu khi thực hành phương pháp trì chú Mật tông.
Như vậy, có thể khẳng định, Phật giáo Mật tông không phái mê tín. Nhưng người thực hành phải có trí tuệ nhất định. Bằng không, rất dễ sa đà vào mê tín dị đoán, đi lạc với triết lý nguyên thủy của Mật tông.
>>> Xem thêm:
Tượng Phật Mật Tông đẹp nhất tại Tượng Phật Đá Cao Trang
Tại Tượng Phật Đá Cao Trang, tượng Phật Mật tông là một trong những tôn tượng Phật rất được yêu thích bởi tính thẩm mỹ không thể kể bàn. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng một số mẫu tượng Phật phái Mật tông do Cao Trang chế tác sau đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn