Tại Trung Quốc, những ngôi chùa thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thường viết là Quan Âm Tự (觀音寺) chứ không phải viết đầy đủ là Quan Thế Âm Tự. Một số người cho rằng đây là cách viết tắt, tuy nhiên sự thật không phải vậy.
Trên thực tế, trong tiếng Hán, tên hiệu của Bồ Tát Quan Âm vẫn được gọi đầy đủ là Quan Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩). Tuy nhiên, rất ít khi chúng ta thấy các chùa chiền tại Trung Quốc ghi đầy đủ tên hiệu của Ngài như vậy, mà chỉ ghi ngắn gọn là Quan Âm (觀音).
Lý do xuất phát từ một tục lệ của quốc gia có nền văn hoá lâu đời bậc nhất châu Á này, mà sau đó, tục lệ này cũng được nhiều đời vua chúa Việt Nam áp dụng theo. Đó là huý kỵ.
Vậy huý kỵ là gì?
Huý kỵ hay còn gọi là Kiêng húy, đôi khi gọi là kỵ húy hoặc tỵ húy, là việc tránh sử dụng một số tên gọi để bày tỏ sự tôn trọng, tôn kính trong xã hội tại các nước quân chủ chuyên chế thuộc khu vực văn hóa chữ Hán.
Theo luật của một số nước phong kiến chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc thời xưa, người dân khi đặt tên cho con cái hay đặt tên cho một đồ vật, con vật nào đó, bắt buộc phải kiêng kỵ sử dụng tên húy của vua chúa, thậm chí là quan lại cấp cao.
Ngay cả trong ngôn ngữ dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày cũng tuyệt đối không được nói hay viết trùng với những tên trong danh sách cấm kỵ được nhà vua ban hành.
Nếu một người chẳng may sở hữu tên phạm tên huý của nhà vua, bắt buộc người đó phải đổi tên gọi của mình để tránh phạm thượng, rước họa vào thân. Vào thời Tần ở Trung Quốc, từng có một nho sĩ bị tru di cửu tộc chỉ vì viết chữ Chính trong Doanh Chính, tức tên huý của Tần Thuỷ Hoàng, mà không thay đổi cách viết so với cách viết đúng.
Mặc dù, Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có vị trí cực kỳ quan trọng trong Phật giáo nói chung và Phật giáo tại Trung Quốc nói riêng. Thậm chí, rất nhiều đời vua của Trung Hoa là những bậc quân vương sùng bái Phật giáo. Thế nhưng, tên gọi của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cũng không tránh khỏi việc phải thay đổi do kỵ húy của nhà vua, vốn được coi là Thiên tử (con của trời).
Đó là vua nào?
Đó là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc: Đường Thái Tông – Lý Thế Dân (李世民). Vì chữ “Thế” (世) trong Quan Thế Âm trùng với tên của vua Đường. Nên dù triều đường vốn nổi tiếng sùng bài Phật pháp; mà Đường Thái Tông cũng chính là anh em kết nghĩa với pháp sư Đường Huyền Trang (Đường Tam Tạng) – nhân vật xuất hiện trong bộ tiểu thuyết lừng danh Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân; thì tên của Ngài vẫn phải thay đổi để tránh phạm húy nhà vua.
>>> Có thể bạn đọc quan tâm:
Quan Âm Đại Sĩ Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Cúng Mẹ Quan Âm Trái Cây Gì? 5+ Trái Cây Mang Lại May Mắn
Tham khảo một số mẫu tượng quan âm bằng đá đẹp nhất tại Cao Trang
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn