Phật giáo quan niệm nghiệp do thân khẩu ý gây ra là nguyên nhân dẫn đến mọi khổ đau. Trong đó, khẩu nghiệp là nghiệp con người rất dễ phạm phải. Người Việt ta có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” chính là để nhắc nhở người đời sau chớ phạm phải khẩu nghiệp.
Vậy khẩu nghiệp là gì? Phạm khẩu nghiệp sẽ nhận quả báo nặng nề ra sao? Và làm thế nào để tu cho bớt cái nghiệp từ miệng mà ra này? Mời bạn đọc bài viết sau đây.
Phật giáo quan niệm khẩu nghiệp là gì?
Trước khi phân tích khẩu nghiệp là gì trong quan niệm Phật giáo, hãy thử phân tích chữ “Khẩu Nghiệp”. Trong tiếng Hán, chữ “Khẩu” (口) nghĩa là cái miệng. Còn chữ “Nghiệp” (業) trong từ nghề nghiệp hay sự nghiệp, ý chỉ một công việc nào đó của con người. Như vậy “Khẩu nghiệp” (口業) là một việc làm nào đó xuất phát từ miệng hay chính là lời nói của chúng ta.
Theo triết lý Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong ba loại nghiệp con người dễ phạm phải gồm thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong đó, thân nghiệp là nghiệp tạo ra bởi những hành vi ác, khẩu nghiệp sinh ra từ những lời nói không thiện lành và ý nghiệp phát khởi từ những ý nghĩ xấu xa.
Tất cả các nghiệp tựu chung lại đều do ý nghiệp tạo ra. Ý nghĩ xấu dẫn đến lời nói và hành động xấu. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, không hiếm trường hợp dù không có ác ý nhưng con người vẫn buông ra những lời lẽ độc địa, làm tổn thương người khác. Mà người xưa gọi là “khẩu xà tâm phật” vậy. Nói như vậy để khẳng định, khẩu nghiệp rất dễ phạm phải nếu chúng ta không học được cách kiểm soát tốt lời nói của mình.
4 loại khẩu nghiệp nên tránh
Chúng ta thường quen thuộc với khẩu nghiệp nói chung và có thể dễ dàng định nghĩa được “khẩu nghiệp là gì”. Nhưng có lẽ ít người biết, trong khái niệm khẩu nghiệp lại được chia thành 4 loại hết sức nên tránh phạm. Đó là:
1. Vọng ngữ
Trong khái niệm ngũ giới của Phật giáo có một giới là không nói dối. Hành vi nói dối ở đây chính là vọng ngữ. Con người dù ít dù nhiều, dù mục đích là tốt đẹp hay bất lương thì cũng đã từng nói dối. Như vậy ta đã phạm phải loại khẩu nghiệp vọng ngữ này rồi.
Chưa cần đề cập tới Phật giáo (vốn rất coi trọng chánh ngữ), chỉ xét trên phương diện cuộc sống thường nhật, nói dối cũng đã là một hành vi xấu. Hành vi này làm tổn hại đến uy tín, hình ảnh cá nhân. Tuy nhiên nói dối cũng chia thành nhiều loại. Trong đó, nói dối có chủ đích hãm hại, bôi nhọ, phỉ báng người khác là cái “nghiệp” nặng nề nhất của khẩu nghiệp vọng ngữ.
2. Ỷ ngữ
Một loại khẩu nghiệp khác cũng nên tránh là ỷ ngữ, hay còn gọi là xảo ngữ. Đây là hành vi sử dụng lời nói nhằm mục đích xúc phạm, bôi nhọ danh dự, châm chọc, nói lời “có thuốc độc” nhằm hại đối phương.
Những người phạm khẩu nghiệp ỷ ngữ thường hay dùng lời nói để ám chỉ bóng gió, mỉa mai, phê phán một cách tiêu cực, đả kích người khác. Hành vi này tạo ra nghiệp lực tiêu cực cho bản thân họ. Quả báo nhãn tiền! Những người phạm khẩu nghiệp này thường bị người xung quanh xa lánh, ghen ghét, thậm chí bị người khác tìm cách hãm hại ngược lại.
3. Lưỡng thiệt
Lưỡng thiệt là dạng khác của khẩu nghiệp. Nói nôm na, lưỡng thiệt là hành vi sử dụng lời nói để chọc ngoáy, đâm chọt, xỏ xiên, cà khịa người khác. Họ là những người khá khó ưa, thường bị mọi người né tiếp xúc.
Ngoài ra, thuật ngữ “lưỡng thiệt” được sử dụng để chỉ những người nói lời ba phải, lúc thế này lúc thế kia, gió chiều nào theo chiều ấy nhằm hãm hại người khác. Những kẻ ăn nói hai lời như vậy chính là đã phạm phải khẩu nghiệp và sẽ gặp phải quả báo.
4. Ác khẩu
Trong số 4 loại khẩu nghiệp thì ác khẩu là loại khẩu nghiệp nặng nhất. Ác khẩu được hiểu là việc sử dụng lời lẽ thô tục, gay gắt, cay độc để xúc phạm, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tâm lý của người khác. Nặng hơn nữa là dùng lời nói để đẩy người khác vào tử địa.
Đáng chú ý, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất dễ phạm phải loại khẩu nghiệp này. Những lời lẽ thốt ra trong lúc nóng giận, bực tức là một ví dụ. Khi “máu dồn lên não”, chúng ta có xu hướng nói sao cho hả dạ, thỏa mãn cơn giận dữ trong lòng mà ít cân nhắc đến hậu quả là chúng mang lại. Chính vì thế, kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, tâm tính (hay EQ) là cách để tránh phạm ác khẩu.
Tội nặng nhất khi phạm khẩu nghiệp
Đó là ác khẩu. Như đã đề cập ở trên, ác khẩu mang lại nhiều tổn thương cho người khác nhất. Không chỉ tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, giá trị quan của người khác mà thậm chí có thể khiến người ta tìm đến cái chết vì những lời cay độc này. Ác khẩu với những người có ơn, cha mẹ mình thậm chí còn nặng hơn vạn lần.
Quả báo khẩu nghiệp là gì?
Phật giáo xem khẩu nghiệp là một trong ba nghiệp của thân bên cạnh thân nghiệp và ý nghiệp. Khi đã “khoác” lên mình xác phàm phu, không có sự tu tập theo chánh pháp, thì phạm phải khẩu nghiệp là không thể tránh khỏi. Khi đã phạm khẩu nghiệp thì sẽ nhận quả báo tùy vào mức độ nặng nhẹ của khẩu nghiệp.
Những quả báo người phạm khẩu nghiệp có thể nhận gồm có:
- Cuộc sống nghèo khó: Những người liên tục than vãn về cuộc sống khó khăn thường khó có thể tận hưởng cuộc sống bình an và yên ổn.
- Bị mọi người xa lánh: Những người thường xuyên mỉa mai, lăng mạ và sử dụng lời lẽ thô tục ít khi được người khác yêu thương và chia sẻ lúc khó khăn.
- Khó thăng tiến: Những người hay phô trương, giả dối ít khi được tin dùng và thăng tiến trong sự nghiệp khó khăn. Thậm chí nếu họ tiến bộ, thường không duy trì được vị thế và nhanh chóng bị đánh rơi.
- Sự cô đơn trong quan hệ: Những người hay gây chọc tức, xúc phạm khó có thể tạo dựng những mối quan hệ thân thiết. Kết quả cuối cùng là họ sẽ chịu sự cô đơn trên con đường sự nghiệp và cuộc sống, vốn sẽ chẳng hề dễ dàng.
Câu chuyện quả báo khi phạm khẩu nghiệp
Chê bậc chân tu bị đọa làm chó 500 kiếp
Chú tiểu đi ngang một vị Tỳ kheo đang tụng kinh. Vì không thích giọng tụng kinh của vị Tỳ kheo nên chú tiểu ví giọng đó như tiếng chó sủa. Nghe thế, vị Tỳ kheo tiến lại chú tiểu và nói: “Chú hãy sám hối ngay nếu không chú sẽ bị đọa địa ngục 1000 kiếp vì khẩu nghiệp chú vừa phạm phải”.
Chú tiểu hoảng sỡ, lập tức quỳ xuống trước vị Tỳ-kheo để xin lỗi vì đã nói lời bất kính. Sau khi sám hối xong, vị Tỳ-kheo nói: “Nhờ sám hối này, chú sẽ không phải trải qua địa ngục nhưng vẫn phải đối mặt với 500 kiếp làm chó đấy”. Đúng như lời vị Tỳ kheo, chú tiểu nọ thực sự phải trải qua 500 kiếp làm thân chó mới được tái sinh làm người.
Chửi người khác, cô gái phải làm kiếp bán hoa
Một ngày nọ, có 3 cô gái bước vào cổng chùa thì thấy một bãi phân chó rất lớn. Thấy gớm ghiếc quá nên 3 cô mau chóng bước qua. Một cô gái khác bước vào chùa thấy bãi phân thì chửi đổng lên: “Ba con đĩ kia, nhìn thấy bãi phân to tướng như thế này mà không biết hốt à!” Chửi xong cô lấy lá hốt bãi phân đi. Nhờ công đức hốt phân nên cô gái đó tái sinh được diện mạo xinh đẹp nhưng phải làm nghề bán hoa do quả báo chửi người khác là “con dĩ”.
Câu chuyện trên minh chứng nhân quả không chừa một ai. Dù có làm việc công đức nhưng nếu phạm khẩu nghiệp chửi mắng người khác cũng sẽ phải chịu quả báo như thường.
Phạm khẩu nghiệp bị đọa làm khỉ
Thời Phật tại thế có một cặp vợ chồng giàu có nhưng không có con dù đã thử đủ cách. Hai người bèn tới nhờ Đức Phật. Đức Phật bảo hai người sẽ có con trai nhưng khi lên 10 tuổi sẽ xuất gia tu hành. Hai vợ chồng vô cùng vui sướng và làm lễ cúng dường Đức Phật và Chư Tăng.
Sau khi Phật thọ lễ vật xong rời khỏi nhà hai vợ chồng nọ, trên đường đi có một con khỉ bưng bát mật đến cúng dường Phật. Con khỉ được cúng dường Phật thì mừng lắm, nhảy nhót khắp các cành cây nhưng không may trượt tay ngã xuống đất chết. Linh hồn nó đầu thai làm con của hai vợ chồng nọ. Khi sinh đứa bé, thấy các thùng chậu trong nhà đều đầy ắp mật ngọt thì vợ chồng đặt tên cho con là Mật Thắng. Đúng như lời Phật, Mật Thắng lên 10 tuổi đã xuất gia tu hành. Không lâu sau đã chứng được quả A La Hán.
Một hôm khi đang nghỉ chân, Chư Tăng khát nước thì Mật Thắng làm thần thông tạo ra một bát mật chia cho mọi người pha trà uống đỡ khát. Chư Tăng thấy sự lạ bèn hỏi Phật. Phật đáp Mật Thắng chính là con khỉ ngã chết 10 năm trước. Chư Tăng lại thắc mắc vì sao Mật Thắng có công đức lớn như vậy lại phải đầu thai làm khỉ ở đời trước. Phật kể rằng, đời trước của con khỉ ấy là một Tỳ kheo, trong một lần lội suối đã phạm khẩu nghiệp nói sư huynh của anh ta là giống như con khỉ nên mới nhận quả báo ấy.
Cách tu để tránh bớt khẩu nghiệp, tăng phước giảm họa
Tu khẩu nghiệp là cách duy nhất để giảm bớt quả báo do khẩu nghiệp gây ra và tránh phạm thêm khẩu nghiệp chứ không phải việc ăn chay, thắp nhang, niệm Phật. Tu khẩu nghiệp sẽ giúp tăng trưởng công đức, tạo ra phước báu.
Cách tu khẩu nghiệp có thể thực hiện như sau:
- Tôn trọng người khác, không chế nhạo, giễu cợt họ.
- Tránh đánh giá xấu, nói dối hoặc phổ biến thông tin sai về người khác.
- Tránh sử dụng lời nói thô lỗ, xúc phạm người khác.
- Dành sự tôn trọng và tình cảm cho bố mẹ, người thân trong gia đình.
- Giữ niềm tin bằng việc không nói dối, không lừa dối người khác.
- Tránh phỉ báng thần linh và tôn trọng các tín ngưỡng khác.
Bài viết trên đây Tượng Phật Đá Cao Trang đã giải đáp khẩu nghiệp là gì và cách tu giảm bớt họa do khẩu nghiệp. Ngoài ra cũng chia sẻ những câu chuyện quả báo do khẩu nghiệp gây ra. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích trong việc tu khẩu nghiệp và nuôi dưỡng phước báu của bạn.
>>> Xem thêm:
- Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn Có Ý Nghĩa Gì?
- Tỉnh Thức Là Gì? Phương Pháp Thực Hành Sống Tỉnh Thức
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn