Các Vị Bồ Tát Trong Phật Giáo (Bạn Biết Bao Nhiêu Vị)

Tìm hiểu về các vị Bồ Tát trong Phật giáo

Dù bạn là Phật tử tinh thông các kinh điển Phật giáo thì có lẽ bạn cũng không thể kể hết các vị Bồ Tát của nhà Phật được. 

Nhưng có thể bạn sẽ biết sơ lược về Bát Đại Bồ Tát hay 8 vị Bồ Tát quan trọng nhất theo quan niệm Phật giáo, và thậm chí bạn cũng có thể kể tên một số vị trong đó.

Vậy trong bài viết này, Cao Trang sẽ chia sẻ đến bạn danh sách đầy đủ tất cả các vị Bồ Tát trong Phật giáo, cũng như danh sách Bát Đại Bồ Tát mà có thể bạn chưa biết. Mời bạn theo dõi.

Tìm hiểu về các vị Bồ Tát trong Phật giáo
Tìm hiểu về các vị Bồ Tát trong Phật giáo

Bồ Tát là gì?

Bồ Tát tiếng Phạn là Bodhisattva, phiên âm là Bồ Đề Tát Đỏa. Tiếng Hán viết là 菩薩 hay đầy đủ là 菩提薩埵, có nghĩa là Giác hữu tình hay Đại sĩ.

Bồ Tát là khái niệm dùng để chỉ những chúng sinh đang bước trên con đường tu tập trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác nhưng lại chưa đắc được quả này.

Để tu tập trở thành Bồ Tát thì dù có theo Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Nam truyền hay Phật giáo Mật tông, thì cũng cần có đại nguyện rộng lớn, tâm lòng tư bi bao dung, phục vụ vì lợi ích của tất thảy chúng sinh mà không có sự phân biệt. 

Đồng thời, Bồ Tát phải là những vị có trí tuệ rất cao, thông suốt các pháp vi diệu của Phật như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Duyên Khởi, Nhân Quả…

Bồ Tát là những chúng sinh tu hành để thành Phật nhưng chưa thành Phật
Bồ Tát là những chúng sinh tu hành để thành Phật nhưng chưa thành Phật

>>> Xem thêm Hình Ảnh Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Có bao nhiêu vị Bồ Tát trong Phật giáo?

Nếu được yêu cầu kể tên một số vị Bồ Tát của nhà Phật, chắc chắn chúng ta sẽ kể ra được một vài danh xưng quan thuộc như Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay Phổ Hiền Bồ Tát…

Tuy nhiên danh sách các vị Bồ Tát của nhà Phật không chỉ dừng lại ở con số ít ỏi như vậy. Theo các kinh điển Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Mật tông Tây Tạng, có rất nhiều vị Bồ Tát khác nhau. Chắc chắn nhiều vị bạn thậm chí chưa bao giờ nghe đến tên.

tuong quan am tai gia 10

Danh sách các vị Bồ Tát trong Phật giáo đầy đủ nhất

Danh sách các vị Bồ Tát trong Phật giáo gồm có 45 vị, cụ thể là:

  • Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
  • Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
  • Đức Phổ Hiền Bồ Tát
  • Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát
  • Đức Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Đức Hư Không Tạng Bồ Tát
  • Đức Di Lặc Bồ Tát
  • Đức Trừ Chướng Cái Bồ Tát
  • Đức Kim Cương Thủ Bồ Tát
  • Đạo Sư Liên Hoa Sanh
  • Bổn Tôn Đức Tara Trắng
  • Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát
  • Ngài Tara Xanh
  • Đức Diệu Âm Thiên Nữ
  • Đức Kurukulle – Tác Minh Phật Mẫu
  • Ngài Guru Bọ Cạp
  • Đức Mahakala Như Ý – Cintamani Mahakala.
  • Đức Kurukulle – Tác Minh Phật Mẫu
  • Dakini Đầu Sư Tử Simha Mukha
  • Đức Mã Đầu Minh Vương – Hayagriva
  • Đức Kim Cương Tát Đỏa – Vajrasattva
  • Đức Kim Cương Heo Nái – Vajravarahi
  • Đức Đại Hắc Kim Cương Sáu Tay – Mahakala Sáu Tay
  • Đức Hô Kim Cương – Hevajra
  • Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani
  • Đức Bất Động Minh Vương Bồ Tát
  • Đức Đại Tùy Cầu Bồ Tát
  • Chuẩn Đề Phật Mẫu
  • Đức Thắng Lạc Luân Kim Cương – Chakrasamvara
  • Đức Kim Cương Phổ Ba – Vajrakilaya
  • Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani
  • Đức Kim Cương Thời Luân
  • Đức Khổng Tước Minh Vương
  • Đức Mahakala Bốn mặt – Chaturmukha Mahakala
  • Cam Lồ Quân Trà Lợi Minh Vương – Amrita Kundali
  • Đức Quan Âm Trắng Ôm Phối Ngẫu
  • Hàng Tam Thế Minh Vương
  • Kim Cương Dạ Xoa Minh Vương
  • Đức Bí Mật Tập Hội Kim Cương
  • Bà Mẹ Một Mắt Ekajati
  • Đức Kim Cương Khủng Bố – Yamantaka
  • Đức Kim Sí Điểu – Garuda
  • Đức Kim Cương Dạ Ma Vương – Yama
  • Đức Bạch Tán Cái Phật Mẫu – Sitatapatra
  • Đức Như Ý Luân Quan Âm – Cintamani Cakra

Bát Đại Bồ Tát là những vị nào?

Khái niệm Bát Đại Bồ Tát

Theo Kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Trà La, khái niệm Bát Đại Bồ Tát bao hàm 8 vị Bồ Tát có vị thế quan trọng nhất và phổ biến nhất của Phật giáo. Trong đó, 8 vị Bồ Tát này bao gồm:

Danh sách Bát Đại Bồ Tát

1. Bồ Tát Quán Thế Âm

Quan Thế Âm Bồ Tát (tiếng Phạn là Avalokitesvara Bodhisattva) là vị Bồ Tát nổi tiếng nhất trong Phật giáo Đại Thừa, được tôn thờ ở gần như tất cả các chùa chiền tại Việt Nam. 

Ngài thường được mô tả trong hình tướng một thiện nữ mặc bạch y, đầu đổi mũ ngọc có hình Phật A Di Đà, tay trái cầm cành dương liễu, tay phải cầm bình nước cam lồ. Ngoài ra, Ngài còn có 33 ứng hóa thân khác, trong đó có một hóa thân chính là Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát.

Trong bộ tượng Tam Thế Phật hay Tây Phương Tam Thánh, tượng Quan Âm Bồ Tát được đặt bên trái tượng Phật A Di Đà.

tuong quan am da

2. Bồ Tát Đại Thế Chí

Bồ Tát Đại Thế Chí (tiếng Phạn là Mahasthamaprapta Bodhisattva) cũng là một trong các vị Bồ Tát quan trọng, nổi tiếng và được tôn kính bậc nhất trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là trường phái Tịnh Độ tông. Ngài thường được miêu tả trong thân tướng người nữ mặc pháp y màu xanh lam, đầu đội mũ ngọc có hình tượng Phật A Di Đà, trên tay cầm một cành hoa sen.

Trong bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Đại Thế Chí Bồ Tát được đặt bên phải tượng Phật A Di Đà.

Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát

3. Bồ Tát Hư Không Tạng

Bồ Tát Hư Không Tạng (Akasagarbha Bodhisattva) là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại các chùa Phật giáo tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tên của Ngài dịch nghĩa là “Kho tàng không gian vô biên” vì trí tuệ của Ngài cũng vô biên như chính không gian ấy. Trong Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện còn chép Ngài là anh trai song sinh của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Hư Không Tạng Bồ Tát
Hư Không Tạng Bồ Tát

4. Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra Bodhisattva) là vị Bồ Tát cực kỳ quan trọng theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa. Ngài được thường được mô tả trong hình tướng một nam nhân, ngồi tự tại trên một con voi trắng có 9 ngà lướt trên đài sen, trên tay cầm một cành hoa và lá sen. Tượng Ngài thường được thờ chung, và đặt bên phải tượng Phật Thích Ca.

Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát

5. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjusri Bodhisattva) thường được mô tả trong hình tướng một nam nhân khôi ngôi tọa thiền trên một con sư tử dũng mãnh, một tay cầm thanh kiếm thần, một tay cầm một cuốn kinh sách. Tượng Ngài thường được thờ chung, và đặt bên trái tượng Phật Thích Ca, gọi là bộ tượng Thích Ca Tam Thánh.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

6. Bồ Tát Kim Cương Thủ

Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajrapani Bodhisattva) có lẽ là vị Bồ Tát có hình tướng kỳ dị, dữ tợn nhất trong số các vị Bồ Tát. Ngài được miêu tả trong hình hài quỷ dạ xoa toàn thân màu xanh lam, sau lưng bao trùm bởi ngọn lửa màu đỏ. Ngài là vị Bồ Tát xuất hiện sớm nhất trong đạo Phật và chính là người “vệ sĩ” thân cận, luôn đi theo bảo hộ Đức Phật, nên cũng có thể xem ngài là một hộ pháp.

Kim Cương Thủ Bồ Tát
Kim Cương Thủ Bồ Tát

7. Bồ Tát Địa Tạng

Địa Tạng Vương Bồ Tát (Ksitigarbha Bodhisattva) còn được gọi là U Minh Giáo Chủ, Bồ Tát cai quản và hóa độ cho chúng sinh tại địa ngục. Ngài nổi tiếng với lời thệ nguyện: “Địa ngục chưa trống rỗng nguyện không thành Phật”. Ngài thường được mô tả trong hình tướng một vị thánh tăng mình khoác áo cà sa, một tay cầm tích trượng, một tay nâng viên ngọc minh châu.

Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát

8. Bồ Tát Trừ Cái Chướng

Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Sarva Nivarana Viskambhin Bodhisattva) cũng là một trong các vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Ngài tượng trưng cho sự vượt qua mọi chướng ngại vật, cạm bẫy trên con đường tu tập thành đạo của chúng sinh.

Ngoài ra, cũng có một số kinh sách ghi chép danh sách Bát Đại Bồ Tát không có Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát mà thay bằng Ngài Di Lặc Bồ Tát. 

Di Lặc Bồ Tát được Đức Phật Thích Ca tiết lộ sẽ là người tu hành đắc thánh quả và trở thành vị Phật tiếp theo trên trái đất, tiếp nối sứ mệnh truyền bá chánh pháp, cứu độ chúng sanh trong thời Mạt Pháp, khi các giáo pháp của Phật Thích Ca đã chìm vào quên lãng, còn người không còn niềm tin vào Phật pháp.

Di Lặc Bồ Tát
Di Lặc Bồ Tát

Lời kết

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tất cả các vị Bồ Tát trong Phật giáo, cũng như biết về 8 vị Bồ Tát quan trọng nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn.

>>> Tham khảo:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *