Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, lễ Vu Lan Báo Hiếu… các Phật tử đổ xô đến chùa thực hiện nghi lễ phóng sinh. Đây là việc làm vô cùng tốt đẹp, thể hiện sự trân quý mạng sống của mọi chúng sanh. Trong bài viết này, Tượng Phật Đá Cao Trang mời bạn đọc tìm hiểu về việc làm đầy tính nhân văn này của đạo Phật.
Phóng sinh là gì?
Phóng sinh, hay phóng sanh, hiểu đơn giản là hành động chúng ta cứu một con vật đang sắp bị giết hoặc trao trả tự do cho chúng. Ví dụ, khi thấy một con cá sắp bị mang đi giết thịt nấu canh, ta dùng tiền mua con cá đó rồi đem ra sông thả, ấy được gọi là phóng sinh. Hay khi thấy một con voi hoang dã bị nuôi nhốt trong chuồng, ta hành động, kêu gọi để nó được thả về môi trường sống tự nhiên, ấy cũng được gọi là phóng sinh. Hoặc khi ta vô tình thấy một chú heo rừng đạp phải bẫy khi thám hiểm trong rừng, ta giúp nó tháo cái bẫy ra, băng vết thương cho nó, đó cũng gọi là phóng sinh.
Phật giáo quan niệm phóng sinh rất đơn giản. Đó là hành động cứu mạng bất kỳ chúng sinh nào, là một trong những phương tiện để giảm nghiệp sát sinh, gieo hạt giống từ bi, lan tỏa tình thương, tích lũy công đức trên con đường tu tập.
Nguồn gốc của hành động phóng sinh
Phong sanh xuất phát từ tình thương, tâm từ bi không phân biệt. Một giá trị nhân văn, tốt đẹp mà những người theo đạo Phật hướng tới. Việc phóng sinh nên được xuất phát từ lòng xót thương, tôn trọng sinh mạng của mọi giống loài; không nên vì một mục đích tư lợi nào đó như cầu xin thần linh ban phát tiền tài, sức khỏe, tuổi thọ.
Phóng sinh có ý nghĩa quan trọng trong đạo Phật
Phóng sinh có vai trò cực kỳ quan trọng đối với vũ trụ quan Phật giáo. Theo đó, một người tu tập theo giáo lý nhà Phật cần phải giữ 5 giới, trong đó giới sát sinh, tức không giết hại bất kỳ sinh vật nào, dù chỉ là một con kiến nhỏ bé. Tội sát sanh là tội cực kỳ nặng trong đạo Phật, có thể bị đọa vào địa ngục, chịu vô vàng khổ đau.
Ý nghĩa cao đẹp của việc phóng sanh
Không chỉ có đạo Phật, phóng sinh là hành động tốt đẹp, phổ biến ở nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng. Hành động này có những ý nghĩa tốt đẹp như:
- Cứu mạng chúng sinh: Ta thả, cứu mạng cho một con vật tức là ta đã giúp chúng thoát khỏi nguy cơ bị giết hại, cuộc sống bị giam hãm trong chuồng. Có thể khẳng định đây là việc làm vô cùng nhân văn và nên làm bất cứ khi nào có thể. Đây cũng là cách tích lũy công đức và đem lại sự giải thoát cho sinh vật, theo tôn giáo Phật giáo.
- Lòng từ bi và đạo đức: Phóng sinh là hành động thể hiện lòng từ bi và đạo đức của con người, thể hiện lòng yêu thương và tôn trọng mạng sống của muôn loài.
- Giảm bớt tội ác, tăng trưởng phước báu: Việc thả một con vật đang bên cửa tử được xem là một việc làm giúp thanh lọc bớt những tội nghiệp đã phạm phải trong nhiều kiếp sống trước, giảm bớt quả báo, đồng thời giúp tăng trưởng công đức, tích lũy phước báu.
- Kết nối với tự nhiên: Khi chúng ta thả bất kỳ con vật nào về môi trường sống vốn có của chúng, con người hình thành một sợi dây liên kết chặt chẽ với mẹ thiên nhiên, thể hiện sự tôn trọng quy luật tự nhiên, hòa thuận giữa muôn loài.
Lưu ý: Việc phóng sinh cần thực một cách có trí tuệ nhằm bảo vệ môi trường, không vì phóng sinh con vật này lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con vật khác.
Hướng dẫn thực hiện phóng sinh được nhiều công đức
Khi thực hiện phóng sanh, có một số điều bạn cần chú ý để tránh vừa không được phước lại còn có thể phạm thêm tội nghiệp.
Xuất phát từ tình thương chứ không câu nệ hình thức
Phóng sinh cần xuất phát từ tình thương với muôn loài. Ta cứu mạng một con vật vì ta xót thương và trân trọng mạng sống của chúng chứ không phải vì ta mong chúng sẽ trả ơn hay ta sẽ được thần phật nào chứng cho.
Hiện nay có nhiều Phật tử khi thả chim phóng sanh phải chờ làm đủ thứ lễ nghi rườm rà rồi mới thực hiện. Họ cho rằng làm lễ nghi như thế thì sẽ được thần phật chứng giám cho công đức của họ. Thực tế, việc phóng sinh này xuất phát từ tư lợi cá nhân, dù suy cho cùng cứu được mạng sống nào cũng quý giá, nhưng câu nệ hình thức làm mất đi giá trị thuần túy của hành động đẹp và nhân văn này.
Cứu được chúng sinh nào cũng tốt
Không chỉ câu nệ hình thức, làm đủ thứ lễ nghi, một số Phật tử còn cho rằng thả cá, thả chim phóng sanh sẽ được nhiều công đức hơn. Điều này làm lợi cho những kẻ trục lợi từ lễ phóng sinh. Hệ quả là, cứ đến ngày lễ phóng sinh, hàng nghìn chú chim, chú cá bị bắt nhốt, chờ người phóng sinh tới mua.
Phóng sinh là cứu mạng. Cứu con vật nào cũng đều được cả. Miễn bạn thực hiện bằng tình thương thuần túy thì kể cả bạn chỉ cứu một con kiến bé xíu cũng vô cùng đáng quý.
Phóng sanh không sợ người khác bắt lại
Một số Phật tử có suy nghĩ rằng, nếu thả chim, thả cá phóng sinh thì chúng sẽ bị bắt lại rồi đem bán cho người khác. Tuy nhiên, suy nghĩ này chưa thực sự đúng. Cứu được mạng sống nào đều đáng quý, đều là tạo phước. Người khác bắt lại là họ tạo nghiệp ác, họ sẽ phải gánh chịu. Điều quan trọng là chúng ta đừng suy nghĩ quá nhiều, cứ cứu mạng các con vật trước đã.
Phóng sinh phải có hiểu biết về loài vật mình thả đi
Có câu, tình thương mà không có trí tuệ sẽ dễ làm hại người hại mình. Việc phóng sinh không ngoại lệ.
Bạn muốn phóng sinh một con cá, bạn đem ra con sông ô nhiễm gần nhà để thả. Đúng là hành động của bạn dựa trên tâm thiện nhưng bạn thả chú cá kia vào con sông bẩn thỉu thì liệu con cá có sống được không? Nếu chúng chết vậy chúng ta phóng sinh hay đẩy chúng vào tử lộ đây?
Hay khi phóng sinh chim. Một số Phật tử khi phóng sinh chim không xem xét xem gần đó có loài săn mồi nào không. Thường những chú chim được bán để phóng sanh đã bị tỉa bớt lông, bị bỏ đói nên rất yếu. Thả ra chúng không thể bay xa được mà thường đậu gần mặt đất vì kiệt sức, dễ trở thành mục tiêu của mèo và chó.
Chính vì thế, việc phóng sinh cần phải có trí tuệ. Chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về đặc tính về con vật ta sắp thả đi, tìm hiểu môi trường ta chọn để thả có phù hợp với con vật không.
Phóng sinh ngày nào, giờ nào, khắc nào cũng được
Phóng sinh là việc cần làm ngay lập tức. Chớ nên chờ đợi ngày lành tháng tốt, giờ đẹp rồi mới thực hiện. Do đó, thay vì nhất nhất chọn ngày lễ, bạn hãy phóng sinh, cứu vớt bất cứ khi nào thấy một con vật nào đó đang bị đe dọa đến tính mạng.
Nghi thức phóng sinh thực hiện thế sao?
Nghi thức phóng sinh trong Phật giáo thường diễn ra theo trình tự sau:
- Chuẩn bị: Người tham dự nghi lễ chuẩn bị loài vật để phóng thích (thường là cá hoặc chim).
- Lễ trì: Người tham dự nghi lễ, bao gồm Tăng, Ni, Phật tử, người hướng Phật thường dẫn đầu buổi lễ. Họ có thể thực hiện các kinh, giải thích ý nghĩa của nghi thức và hướng dẫn người tham dự cách thực hiện đúng cách.
- Cầu nguyện và tụng kinh: Trong quá trình lễ trì, người tham dự thường cùng nhau cầu nguyện và tụng kinh để tạo tâm niệm và tinh thần tốt trong việc phóng sinh. Các kinh phổ biến như Chú Đại Bi, Bát Nhã Tâm Kinh hoặc Kinh A Di Đà thường được tụng trong nghi lễ này.
- Phóng sanh: Sau khi lễ trì và cầu nguyện đã hoàn thành, người tham dự sẽ thả cá vào môi trường nước tự nhiên, chẳng hạn như sông, hồ, ao, hoặc biển. Việc thả cá thường đi kèm với lời cầu nguyện và tâm niệm, mong muốn rằng các sinh vật sẽ tìm được niềm vui, an lành và giải thoát khỏi kiếp nạn.
- Quy y tam bảo: Sau khi phóng sanh, người tham dự có thể thực hiện quy y tam bảo gồm quy y Phật, Pháp, Tăng. Điều này thể hiện sự kết nối với giáo pháp và nguyện vọng trở thành người có đạo và sống hòa hợp giữa thiên nhiên và đạo pháp.
>>> Xem thêm: Bài Kệ Sám Hối Ngắn Đọc Trước Khi Ngủ Để An Lòng
Văn khấn phóng sinh
Chúng sanh nay có bấy nhiêu
Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn
Các ngươi trước lòng trần tục lắm
Nên đời nay chìm đắm sông mê
Tối tăm chẳng biết làm lành
Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
Do vì đời trước ác tâm
Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng
Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng
Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh
Do vì ghen ghét, tham sân
Do vì lợi dưỡng hại người làm vui
Do vì gây oán chuốc thù
Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng
Do vì chia cách, giam cầm
Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình
Cầu xin Phật lực từ bi
Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương
Nay nhờ Tăng chúng hộ trì
Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau
Hoặc sanh lên các cõi trời
Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
Hoặc sanh lên được làm người
Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..
Chúng sanh Quy y Phật
Chúng sanh Quy y Pháp
Chúng sanh Quy y Tăng…
Om (3 lần)
Một số lưu ý khi phóng sinh
- Phóng sinh là tùy tâm, xuất phát từ tình thương chân thật, không câu nệ hình thức, phong trào hay trao đổi với thần phật.
- Mọi sinh mạng đều quý giá, không cần cân nhắc cứu con này công đức nhiều ít thế nào.
- Phóng sinh số lượng bao nhiêu cũng được, tùy vào khả năng của mỗi người.
- Phóng sanh nên thực hiện bất cứ khi nào thấy một sinh linh sắp bị tước đoạt mạng sống.
- Đọc kinh cầu, khấn nguyện khi phóng sinh là không cần thiết.
Một số câu hỏi liên quan đến việc phóng sinh
Ngày đẹp để phóng sinh là ngày nào?
Ngày nào cũng được. Khi bạn cứu được mạng sống của một chúng sinh, ngày đó là ngày hạnh phúc, tốt lành. Không cần xem ngày giờ đẹp để thực hiện. Quá câu nệ hình thức sẽ không thành tựu được chút công đức nào.
Dù hành động phóng sinh không quan trọng thời điểm, quan trọng tâm tư bi, nhưng trong Phật giáo, có những ngày đặc biệt mà người Phật tử thường chọn để thực hiện nghi thức này như:
- Ngày Rằm, mùng 1.
- Lễ Phật Đản.
- Lễ Vu Lan Báo Hiếu
- Ngày vía của các vị Phật, Bồ Tát.
Phóng sinh con gì có nhiều công đức nhất?
Bất kỳ con vật nào cũng đều tốt cả. Chớ nên xem thường tính mạng của con vật này hơn con vật khác. Mạng sống loài vật nào cũng đều quý giá. Thấy chúng gặp nạn, khởi tâm cứu giúp ngay mới thực sự là đúng với ý nghĩa của nghi thức phóng sanh trong đạo Phật.
Trước khi phóng sinh nên nói gì?
- Cầu nguyện cho con vật được phóng thích có cuộc sống tốt đẹp, không bị bắt lại nữa.
- Đọc kinh Phật.
- Nguyện sám hối tội lỗi.
Như vậy, Tượng Phật Đá Cao Trang đã chia sẻ những thông tin thú vị và hữu ích về nghi lễ phóng sinh trong Phật giáo. Mong rằng bài viết sẽ có ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết dài này.
>>> Xem thêm Sư Vạn Hạnh Là Ai? Vì Sao Ông Có Công Lập Nên Triều Lý?
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn