Chúng ta đều biết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải vị Phật đầu tiên trên Trái Đất này nói riêng, vũ trụ này nói chung. Ngài chỉ là vị Phật nổi tiếng nhất, cũng là người khai sinh ra Phật giáo. Điều này có nghĩa, trước Phật Thích Ca có những vị Phật khác và chắc chắn sẽ có vị Phật đầu tiên.
Vậy vị Phật đầu tiên là ai và Ngài đã thành đạo từ lúc nào? Cùng Cao Trang tìm hiểm qua bài viết dưới đây nhé.
Vị Phật đầu tiên thành đạo trên trái đất là ai?
Theo ghi chép trong Kinh Phật chủng tính (Buddhavamsa) hay Chánh Giác tông, có tất thảy 28 vị Phật toàn giác nguyên thủy. Theo danh sách này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ đứng thứ 28. Nói cách khác trước Phật Thích Ca còn đến 27 vị Phật khác (danh sách này sẽ được đề cập trong phần sau của bài viết này). Các vị Phật nối tiếp nhau xuất thế từ thời quá khứ đến hiện tại – Phật Thích Ca chính là Phật hiện tại.
Cũng trong Kinh Phật chủng tính, Đức Phật Thích Ca đã giải đáp cho Ngài Xá Lợi Phất cùng các môn đồ rằng, 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất đến thời của Đức Phật Thích Ca, đã có 28 Đức Phật toàn giác xuất hiện trên thế gian để truyền dạy chánh pháp, giáo hóa chúng sinh.
Đáng chú ý, trong giai đoạn này, trái đất chứng kiến có tới 4 vị Phật ra đời trong cùng 1 kiếp. Các Ngài là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Saraṇaṅkara, và Dīpaṅkara. Trong đó, Ngài Dīpaṅkara hay được biết đến là Nhiên Đăng Cổ Phật (hoặc Đính Quang Như Lai), là vị Phật đầu tiên đã thọ ký cho tu sĩ Sumedha hay Thiện Huệ Bồ Tát – chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca, sẽ chứng đắc thành Phật trong tương lai. Chính vì thế, Ngài Nhiên Đăng Cổ Phật được suy tôn là Đức Phật đầu tiên thành đạo trên trái đất.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ có ghi chép lời dạy của Phật Thích Ca với Ngài A Nan rằng: “Về đời quá khứ, thuở xưa cách nay lâu xa vô lượng, chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc được là bao nhiêu kiếp, Đức Đính Quang Như Lai đã xuất hiện ở thế gian để giáo hóa độ thoát vô lượng chúng sinh đắc đạo rồi Ngài mới vào Niết Bàn”.
Theo truyền thuyết Phật giáo, Nhiên Đăng Cổ Phật là con của vua Sudheva và hoàng hậu Samedha. Nơi Ngài hạ sinh là thành Rammavati. Vợ của Ngài là hoàng hậu Paduma Devi, con của Ngài là hoàng tử Usabhakkhandha.
Thân Ngài Nhiên Đăng Phật cao 80 trượng. Khi Ngài hóa độ đã giáo hóa được tất thảy 84.000 vị A-la-hán, tuổi thọ của Ngài đạt 100.000 năm. Bảo tháp chứa đựng xá lợi của Ngài cao đến 36 do-tuần, quy đổi ra đơn vị chiều dài thời nay sẽ tương đương 15 – 20km.
Đức Nhiên Đăng Cổ Phật có 3 ngày vía để Phật tử tưởng nhớ tới là các ngày 6/1, 15/3 và 22/8 âm lịch (ngày Nhiên Đăng Cổ Phật đản sanh). Mặc dù vậy, không nhiều người biết đến những ngày vía của Ngài để thờ cúng.
Vị Phật đầu tiên của Việt Nam là ai?
Bạn có biết, tại Việt Nam chúng ta cũng từng xuất hiện một vị Phật. Mặc nhiên Ngài không phải vị Phật toàn giác được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật Di Lặc. Nhưng Ngài lại có vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng dân tộc Việt. Ngài chính là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm là vị hoàng đế thứ 3 của triều đại nhà Trần trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khi còn tại vị ngôi hoàng đế, Ngài cùng các đại thần Trần triều 2 lần đánh tan mưu đồ xâm lược của đại đế quốc Nguyên – Mông, một kỳ tích vô tiền khoáng hậu.
Bên cạnh là vị vua anh minh, thương dân như con thì vua Trần Nhân Tông còn là một người học Phật, thực hành theo Phật pháp. Tháng 10 năm 1299, nhà vua thoái vị cho hậu thế để rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) chuyên tâm tụ tập. Ngài đã hợp nhất 3 dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Thảo Đường và Vô Ngôn Thông tại Việt Nam lúc bấy giờ thành 1 dòng thiền duy nhất gọi là Thiền phái Trúc Lâm.
Sau khi Ngài viên tịch, vua con Trần Anh Tông suy tôn là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật và cho đắp hai pho tượng vàng của Ngài đặt tại chùa Vân Yên và chùa Báo Ân.
7 vị Phật nguyên thủy bao gồm những vị nào?
Theo Kinh Đại bổn (Mahãpadãnasutta) trong Trường Bộ kinh ghi chép danh hiệu những vị Phật đầu tiên gồm có 3 vị Phật của trang nghiêm kiếp, 3 vị Phật của hiền kiếp cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hợp thành 7 vị Phật quá khứ (Saptatathāgata) – Quá Khứ Thất Phật. Các Ngài là:
- Tỳ Bà Thi Phật
- Thi Khí Phật
- Tỳ Xá Phù Phật
- Câu Lưu Tôn Phật
- Câu Na Hàm Mâu Ni Phật
- Ca Diếp Phật
- Thích Ca Mâu Ni Phật
Trong Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (Cakkavati-Sìhanàda sutta) của Trường bộ kinh, cũng ghi chép thêm danh vị Đức Phật Di Lặc, một vị Phật sẽ xuất hiện ở thời tương lai, tức là vị Phật sẽ xuất hiện sau thời của Phật Thích Ca trên thế gian để giáo hóa chúng sinh.
>>> Xem thêm: Cúng Dường Là Gì? Ý Nghĩa Của Việc Cúng Dường Trong Phật Giáo
Có tất thảy bao nhiêu vị Phật quá khứ?
Danh sách 28 vị Phật toàn giác được nêu danh vị trong Kinh Phật chủng tính bao gồm:
- Đức Phật Taṇhaṅkara
- Đức Phật Medhaṅkara
- Đức Phật Saraṇaṅkara
- Đức Nhiên Đăng Cổ Phật
- Đức Phật Kiều Trần Như
- Đức Phật Man Già La
- Đức Phật Tu Man Na
- Đức Phật Ly Bà Đa
- Đức Phật Tổ Tỳ Đa
- Đức Phật Cao Kiến
- Đức Phật Đại Liên Hoa hay Hồng Liên Hoa
- Đức Phật Na Ra Đa
- Đức Phật Bảo Liên Hoa hay Thắng Liên Hoa
- Đức Phật Thiện Tuệ
- Đức Phật Thiện Sanh
- Đức Phật Hỷ Kiến
- Đức Phật Lợi Kiến
- Đức Phật Pháp Kiến
- Đức Phật Tất Đạt Đa
- Đức Phật Đế Sa
- Đức Phật Phù Sa
- Đức Phật Tỳ Bà Thy
- Đức Phật Thi Khí
- Đức Phật Tỳ Xá Phù
- Đức Phật Câu Lưu Tôn
- Đức Phật Câu Hàm Mâu Ni
- Đức Phật Ca Diếp
- Đức Phật Thích Ca
>>> Tham khảo Cõi Niết Bàn Là Gì? Phật Nhập Niết Bàn Là Đi Về Đâu?
Lời kết
Trên đây, Tượng Phật Đá Cao Trang đã giải đáp câu hỏi vị Phật đầu tiên là ai được nhiều người quan tâm. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này hữu ích với quý bạn đọc.
Tượng Phật Đá Cao Trang là cơ sở chuyên chế tác tượng phật bằng đá uy tín tại Đà Nẵng. Những tôn tượng phật bằng đá do Cao Trang chế tác được Phật tử khắp nơi tin tưởng thỉnh về cúng dường cho chùa chiền, hay thờ tại gia. Nếu bạn phát nguyện cúng dường cho chùa hay thỉnh tượng Phật để thờ tại cư gia, hãy liên hệ với Tượng Phật Đá Cao Trang theo địa chỉ:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn