Thờ Tượng Phật Quan Âm Tự Tại bằng đá đứng là một khía cạnh quan trọng của Phật giáo. Quán Tự Tại Bồ Tát thường được xem như một người bảo vệ và hướng dẫn, đưa người tu tâm vượt qua khó khăn và nguy hiểm trong hành trình tu học. Việc thờ Phật tượng có thể mang lại cảm giác an ninh và sự tin tưởng trong hành trình tu đạo.
Thông tin tượng quán tự tại
– Màu sắc tượng phật: Trắng
– Chất liệu tượng phật: Đá
– Kích thước tượng phật: Theo yêu cầu
– Tư thế tượng phật: Đứng
Tượng Quan Âm tự tại được ngự tại Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Giác
Truyền thuyết về thân thế của Quan Âm bồ tát
Trong Kinh điển Phệ Đà của Bà La Môn giáo cổ Ấn Độ chép: Có một đôi song mã đồng thần, thần thông quảng đại, hay làm cho người mù được sáng, người không nghén chửa sanh con, bò đực ra sữa, cây mục ra hoa, tượng trưng cho tinh thần từ bi được tôn là song mã đồng thần.
Sau khi Phật giáo được thành lập, đặc biệt nhất là đại thừa Phật giáo hưng khởi, Thần mã dần dần trở thành một vị Bồ Tát hiền từ, gọi là Mã Đầu Quan Âm, đến ngày nay bên Mật Tông vẫn phụng thờ Mã Đầu Quan Âm, lại gọi là Mã Đầu Minh Vương, đây là tiền thân của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Theo Kinh Hoa Nghiêm chép: “Vô lượng kiếp về trước lúc Quan Thế Âm còn là một vị thái tử của Chuyển Luân Thánh Vương Vô Tránh Niệm, với tên gọi là Bất Hú, từng cùng với phụ thân xuất gia tu tập theo Đức Bảo Tạng Như Lai, phát thệ nguyện đoạn trừ tất cả khổ não chúng sanh, khiến cho chúng sanh thường được an lạc, chỉ cần niệm tụng danh hiệu, thì Ngài dùng thiên nhĩ để nghe, dùng thiên nhãn để thấy, nhất định sẽ đến cứu hộ, khiến cho chúng sanh thoát khỏi biển khổ, nếu nguyện không thành tựu thì Ngài không thành Phật. Đức Bảo Tạng Như Lai vì sự phát nguyện quyết tâm của Bất Hú nên thọ ký với danh hiệu là Quan Thế Âm”.
Đại Bi Chú Kinh chép: “Bồ Tát Quan Thế Âm trong vô lượng kiếp về trước đã thành Phật, danh hiệu Ngài là Chánh Pháp Minh Như Lai, vì muốn phát khởi tất cả Bồ Tát thành tựu sự an lạc cho chúng sinh, cho nên mới hiện thân Bồ Tát. Cũng ý nói Bồ Tát Quan Thế Âm vốn đã thành Phật, chỉ vì phương tiện độ thoát chúng sinh, nên mới thị hiện làm Bồ Tát, đến cõi Ta Bà để trợ giúp Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng dương Phật pháp, sau này kế vị Phật A Di Đà thành Phật, tên gọi là Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai. Cõi nước tên là Nhất Thiến Trân Bảo Sở Thành Tựu Thế Giới”. Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, Bồ Tát Quan Thế Âm trở thành một vị tiêu biểu cho tinh thần từ bi, có cầu ắt sẽ ứng hiện, đồng với người dân Trung Quốc.
Đến đời Bắc Tống, người Trung Quốc lại sáng tạo ra những câu chuyện về cuộc đời của Bồ Tát Quan Thế Âm, nói rằng có vị vua Diệu Trang Nghiêm sanh ra ba người con gái, tên là Diệu Nhân, Diệu Duyên, Diệu Thiện. Ba cô công chúa này đều đến tuổi kén chọn phò mã, cô công chúa lớn và công chúa thứ hai đều tìm được đức lang quân như ý, chỉ có cô công chúa thứ ba Diệu Thiện không chịu lấy chồng, muốn đi xuất gia.
Vua Trang Vương nổi giận, đem Diệu Thiện nhốt vào lãnh cung, Diệu Thiện vào núi sâu tu hành. Sau vua Diệu Trang Nghiêm bị bệnh nặng, cần phải có một ngón tay một con mắt của người thân để làm thuốc. Cô công chúa lớn và công chúa thứ hai đều không chịu hi sinh, nên đặt chuyện nói là mạng sống của phụ thân chỉ có mắt và tay của một người con xuất gia tu hành, thì mới cứu được. Phật Tổ vì lòng hiếu tâm nên cảm động thưởng cho cô công chúa thứ ba này 1000 tay 1000 mắt, từ đó thành Quan Âm ngàn mắt ngàn tay. Đây là câu chuyện thể hiện tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo, đồng thời cũng nói lên tinh thần từ bi của Bồ Tát Quan Âm.
33 ứng hóa thân của Quan Âm bồ tát
Bồ Tát Quan Thế Âm thường dùng nhiều phương tiện khéo léo để độ thoát chúng sinh. Phẩm Phổ Môn, Kinh Pháp Hoa chép: “Bồ Tát Quan Thế Âm vì thích ứng với căn tánh không giống nhau của chúng sinh, nên Ngài hóa hiện ra 32 tướng loại thân hình để thuyết pháp giáo hóa.
Trong Kinh Lăng Nghiêm nói 32 thân, thật ra thì Bồ Tát Quan Thế Âm tùy loại ứng hóa, không có loài nào mà không hiện, nên tùy theo thời đại bất đồng mà Ngài thị hiện ra muôn ngàn thân tướng sai khác để cứu độ chúng sinh.
Bồ Tát Quan Thế Âm biến hóa tất cả cứu độ bình đẳng vì thế không thể dùng thân hình hữu hạn mà thị hiện. Ngoài 33 (hoặc 32) ứng thân ra còn có những hình tượng Quan Âm như: Tự Tại Quan Âm, Vượt Biển Quan Âm, Tống Tử Quan Âm, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm, Bạch Y Quan Âm,…
Một số hình ảnh khác về Quán tự tại bồ tát
Thỉnh mua tượng Quan Âm tự tại bằng đá ở đâu?
Đại đa số các trụ trì của các chùa lớn tại Đà Nẵng cũng như các khu vực toàn quốc điều tin tưởng và lựa chọn cơ sở chúng tôi làm đối tác cho những thiết kế và điêu khắc các sản phẩm tượng Quan Âm Tự Tại bằng đá lớn, nhỏ khác nhau để đặt trong chùa.
Phật tử cũng có thể chọn thỉnh tượng Quan Âm tự tại về để cúng dường cho đền chùa để tích công đức.
- Cao Trang cung cấp rất nhiều loại tượng quán tự tại bồ tát bằng đá với giá tốt nhất thị trường.
- Tất cả các tượng phật đá đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp.
- Tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng phật bằng đá
- Hỗ trợ vận chuyển tượng phật đá tận nơi. Ngoài ra, Cao Trang còn có dịch vụ hỗ trợ ship quốc tế.
- Chi phí phù hợp với ngân sách của bạn.
Tượng Phật Đá Cao Trang luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc mỗi sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi. Không có giới hạn thời gian khi làm việc, vì chúng tôi với đội ngũ nhân sự trẻ đầy năng lượng và nhiệt huyết, từng cá nhân luôn tập trung và có trách nhiệm với công việc để mang lại những sản phẩm tốt nhất. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.