Phật Quan Âm Bồ Tát là một trong 4 vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Đại Thừa. Ngài là vị bồ tát đại diện cho sự từ bi, xuất hiện bên phải Đức A Di Đà, còn bên trái là Đại Thế Chí Bồ Tát, đại diện cho Trí Tuệ thường đứng bên trái Đức Phật A Di Đà, 3 vị Đại Bồ Tát còn lại là Địa Tạng Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
Ngài được biết đến nhiều vì đức hạnh lắng nghe. Ngài là vị Bồ Tát có thể nhìn rõ mọi sự bất hạnh, khổ đau, ai oán ở trần thế, luôn sẵn sàng cứu giúp chúng sinh. Vì vậy, từ xưa đến nay, Ngài luôn nhận được lòng sùng kính vô bờ bến từ những người tu hành theo đạo Phật.
Nên nếu đã là người theo đạo Phật và có ý định thờ tượng Phật Quan Âm Bồ Tát, Cao Trang hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về xuất thân, ý nghĩa, hạnh nguyện của Ngài và làm sao có thể học cách tu tập theo con đường của Phật Quan Âm Bồ Tát nhé.
Xuất thân của Phật Quan Âm Bồ Tát
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng Bồ Tát khác và Phật A Di Đà, trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Di Đà.
Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Xem thêm nhiều mẫu tượng Phật Quan Âm Bồ Tát bằng đá cẩm thạch tại đây
Ý nghĩa tên gọi của Phật Quan Âm Bồ Tát
Phật Quan Âm Bồ Tát Tên nguyên bản tiếng Phạn của vị bồ tát này là Avalokiteśvara. Phiên âm Hán Việt là Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát, với ý nghĩa “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”, hiện thân cho lòng từ bi của chư Phật.
- Đại bi nghĩa là lòng thương người bao la, rộng lớn.
- Quán có nghĩa là xem xét, quán xét
- Thế có nghĩa là Thế gian
- Âm là lời cầu nguyện
Danh hiệu Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát (Quan Âm Bồ Tát) thể hiện đức hạnh luôn yêu thương và luôn lắng nghe lời cầu cứu giúp đỡ của chúng sinh của Bồ tát Quan Thế Âm. Đến nay, Người dân Việt thường xưng danh hiệu Ngài dưới cái tên thân thuộc là Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Phật Bà Quan Âm, Phật Quan Âm Bồ Tát.
Những Câu chuyện truyền thuyết về Phật Quan Âm Bồ Tát
Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh Phật Quan Âm Bồ Tát, từ truyền thuyết về quá trình tu hành của Ngài, truyền thuyết về những thử thách Ngài trải qua, cho đến truyền thuyết về xuất thân của Ngài. Thậm chí, mỗi truyền thuyết lại có nhiều dị bản khác nhau.
Truyền thuyết Quan Âm Thị Kính:
Phật Quan Âm Bồ Tát trải qua nhiều kiếp để cứu độ chúng sinh, trong đó có kiếp hóa thân thành Thị Kính, một phụ nữ tài sắc và hiếu thuận. Sau khi kết hôn với Thiện Sĩ, Thị Kính bị chồng hiểu lầm khi nàng định nhổ sợi râu trên cằm chồng.
Bị đuổi ra khỏi nhà, Thị Kính cải trang thành nam và vào chùa tu hành với pháp danh Kính Tâm. Thị Mầu, một cô gái phóng khoáng, tìm cách tiếp cận Kính Tâm nhưng bị từ chối, sau đó vu oan Kính Tâm là cha của đứa con mình.
Dù kêu oan nhưng không thể lộ thân phận, Kính Tâm chấp nhận nuôi đứa trẻ. Khi đứa bé lên 3 tuổi, Kính Tâm lâm bệnh và để lại thư kể lại sự thật. Sau khi Kính Tâm qua đời, dân làng nhận ra nỗi oan và lập đàn cầu đảo cho nàng. Từ đó người dân gọi Ngài là Quan Âm Thị Kính.
Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện:
Công chúa Diệu Thiện là con gái thứ ba của vua Diệu Trang thời Nam Bắc Triều, nổi tiếng với nhan sắc, trí thông minh, và lòng nhân hậu.
Khi đến tuổi lập gia đình, nàng từ chối lời đề nghị kết hôn của vua cha, khiến vua tức giận và thách thức nàng trồng hoa nở trên đỉnh núi vào tháng Chạp lạnh giá.
Công chúa lên núi, thành tâm niệm Phật và trồng hoa trong điều kiện khắc nghiệt. Với lòng chân thành, Phật đã giúp hoa nở rộ trên đỉnh núi, cho phép nàng tự do tu hành tại chùa Bạch Tước.
Sau này, nàng tu thành chánh quả trong một hang đá ở Đại Hương Sơn và bắt đầu hành trình cứu độ chúng sinh. Ngọn núi nơi công chúa tu hành được đặt tên là Tháp Hoa Lĩnh. Dân gian tương gọi nàng là Quan Âm Diệu Thiện.
5 Pháp quán của Phật Quan Âm Bồ Tát.
Trong kinh Phổ Môn có viết, Phật Quan Âm Bồ Tát có 5 Pháp quán: Đó là:
- Chân quán: Quán sát mọi sự thật, quán sát mọi sự vật sự việc như nó đang là. Chính nhờ pháp quán này mà Ngài thấy ra sự thật chân đế của vạn Pháp là khổ, vô thường vô ngã.
- Thanh tịnh quán: Khả năng giữ gìn sự thanh tịnh là một trong những sức mạnh quan trọng của Ngài. Thanh tịnh quán giúp Phật Quan Âm Bồ Tát duy trì sự trong sáng và thuần khiết trong tâm trí và hành động. Chính nhờ vào sự thanh tịnh này mà Ngài có thể loại bỏ sự ô nhiễm của cả năng lực và vật chất, tạo điều kiện cho sự cứu độ và an lạc cho chúng sinh.
- Từ quán: Từ quán thể hiện khả năng siêu độ chúng sinh khỏi khổ đau để đưa họ đến sự hạnh phúc và vui vẻ. Đây là lòng từ bi sâu sắc của Ngài, giúp Ngài mang lại niềm vui và sự an lạc cho mọi chúng sinh, xoa dịu nỗi khổ và nâng đỡ tinh thần của những ai đang gặp khó khăn.
- Bi quán: Bi quán đại diện cho lòng từ bi vô điều kiện và không giới hạn của Phật Quan Âm Bồ Tát. Ngài không chỉ cứu giúp chúng sinh khỏi đau khổ mà còn giúp họ vượt qua cái tôi ích kỷ và giải thoát khỏi các ràng buộc của năng lực và vật chất. Bi quán mang đến sự hòa hợp và bình yên cho những ai tìm đến Ngài.
- Quảng đại trí huệ quán: Quảng đại trí huệ quán biểu thị trí tuệ siêu việt của Ngài, với ánh sáng trí tuệ chiếu sáng để xua tan sự mông muội và ngu dốt của nhân gian. Trí huệ này không chỉ giúp Ngài nhận thức rõ ràng về thực tại mà còn dẫn dắt chúng sinh tới sự hiểu biết và sự khai sáng, mở rộng tâm trí và tầm nhìn của họ.
Phật Quan Âm Bồ Tát là nam nhân hay nữ nhân?
Phật Quan Âm Bồ Tát không có giới tính nhất định, có thể tùy vào mỗi cá nhân để hóa thân khác nhau để hóa độ. Nhưng vì Phật Quan Âm Bồ Tát thể hiện cho lòng từ bi vô tận nên ở khu vực Đông Nam Á đúc tượng là người phụ nữ
Kinh Phổ Môn viết rằng, Bồ tát không phải nam, cũng không phải nữ. Ngài hiện thân tùy theo nhu cầu thiết yếu của chúng sinh muốn được cứu độ, nếu là đồng nam cầu cứu thì Quán Thế Âm Bồ tát hiện thân đồng nam, nếu là đồng nữ cầu cứu thì ngài hiện thân đồng nữ. Và ngài còn nhiều hiện thân khác, tùy duyên thị hiện để cứu độ tất cả.
Nhưng với mục đích tu tâm tích đức, tránh xa xa hoa trụy lạc, Quan Âm Bồ Tát thường được nhắc đến với nhân dạng nữ giới. Hơn nữa, với hạnh nguyện từ bi quảng đại của Ngài, diện mạo nữ giới sẽ thể hiện được tốt hơn so với diện mạo nam giới.
Ngoài ra, Phật Quan Âm Bồ Tát còn được xem là người mẹ của toàn cõi nhân gian. Vì Ngài luôn có mặt mỗi khi chúng sinh cần cứu độ, lại có tình thương và lòng từ bi vô bờ bến như mẹ hiền. Nên Ngài càng phù hợp hơn với hình tượng nữ nhân hiền hậu, từ bi.
Ý nghĩa 3 ngày lễ vía Phật Quan Âm Bồ Tát người thờ Ngài cần biết
Khi thờ Phật Quan Âm Bồ Tát, người thờ Phật Bà cần biết rõ những ngày vía của Ngài. Đó là các ngày:
- 19/2 âm lịch: Đản Sanh
- 19/6 âm lịch:Thành Đạo
- 19/9 âm lịch: Xuất gia
3 ngày lễ này tương ứng với 3 mốc quan trọng của Ngài, cần phải làm lễ để luôn ghi nhớ hành trình tu hành của Phật Quan Âm Bồ Tát. Người thờ Phật Quan Âm thường lên chùa làm tụng kinh và tụng chú Đại Bi, ăn chay, tích đức và hành thiện theo hạnh nguyện của Ngài vào ngày này. Với lòng thành kính tỏ sự biết ơn và luôn thầm tri ân những công đức hạnh nguyện của Ngài.
12 Đại Hạnh Nguyện của Phật Quan Âm Bồ Tát
Nguyện thứ nhất: Khi thành Bồ Tát ( Phật Quan Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện):
Danh hiệu tôi tự tại quán âm
Viên thông thanh tịnh căn trần
Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện):
Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh
Luôn luôn thị hiện biển đông
Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện):
Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau
Oan gia tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện):
Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê
Độ cho chúng hết u mê
Dứt trừ nguy hiểm không hề nhiễu nhương
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện):
Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
Chúng sanh điên đảo đảo điên
An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện):
Lòng từ bi thương xót chúng sanh
Hỉ xả tất cả lỗi lầm
Không còn phân biệt sơ thân mọi loài
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện):
Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh
Cọp beo thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ tám: Giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện):
Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra
Thành tâm lễ bái thiết tha
Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện):
Giúp cho người vượt khúc lênh đênh
Bốn bề biển khổ chông chênh
Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện):
Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng
Tràng phan, bảo cái trang hoàng
Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhất nguyện)”
Cảnh tây phương tuổi thọ không lường
Chúng sanh muốn sống miên trường
Quán âm nhớ niệm tây phương mau về
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguyện thứ mười hai: Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện):
Dù thân này tan nát cũng đành
Thành tâm nỗ lực thực hành
Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Lời kết
Qua bài viết trên, Cao Trang mong rằng mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho quý vị, và tin tưởng rằng chúng ta có lòng tin kính và mến mộ và thờ Phật Bà Quan Âm Bồ Tát là để noi theo hạnh nguyện giác ngộ, giải thoát, trở thành con người từ bi hỷ xả, nuôi dưỡng tình thương rộng lớn như Ngài từ đó giải thoát khỏi luân hồi, khổ đau.
Chúng ta mong muốn được nương tựa vào con đường tu tập mà Ngài đã nỗ lực rèn luyện từ những tích điển, từ đó chúng ta soi xét bản thân hằng ngày. Mau chóng nuôi dưỡng tâm Từ tâm Bi, luôn mở lòng an vui giữa cuộc đời.
Nguyện cho quý vị được an vui và hạnh phúc hoà hợp trong đời sống này từ những điều nhỏ bé đến vĩ đại.
Nếu quý vị đang cần tìm một pho tượng Mẹ Quan Âm, hay tượng Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Di Đà, Địa Tạng Bồ Tát, hay bất cứ tượng Phật, Bồ Tát, chú tiểu, các bia chú, bàn đá, bệ đá, hay các vật phẩm phong thủy nào, Cao Trang luôn cam kết mang lại sự hoan hỉ, niềm an vui khi thỉnh tượng. Tất cả bằng tình yêu với nghệ thuật điêu khắc và tinh thần biết ơn Phật Pháp của từng nghệ nhân nơi đây, chắc chắn quý vị sẽ hài lòng.
Quý vị hoan hỉ thỉnh tượng qua hotline zalo qua số 0983969199 hoặc 0917969199 để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất.
Xem thêm nhiều mẫu tượng Mẹ tại tại đây:
- 190 mẫu tượng Mẹ Quan Âm bằng đá cẩm thạch trắng
- 100+ mẫu tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá cẩm thạch
- Các mẫu tượng Phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch đẹp
- 33 Mẫu tượng Quán Tự Tại đẹp bằng đá cẩm thạch