Ngũ Phương Phật (Ngũ Trí Như Lai) Là Những Vị Phật Nào?

Ngũ Phương Phật là những vị Phật nào?

Khái niệm Ngũ Phương Phật được đề cập tương đối phổ biến trong các kinh sách Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Mặc dù Đức Phật A Di Đà cũng là một trong Ngũ Phương Phật, song phần lớn chúng ta đều không có nhiều hiểu biết về những vị Phật còn lại. Vậy trong bài viết này, mới quý bạn đọc cùng Cao Trang tìm hiểu sâu hơn vì Ngũ Phương Phật. 

Ngũ Phương Phật là những vị Phật nào?
Ngũ Phương Phật là những vị Phật nào?

Khái niệm Ngũ Phương Phật

Ngũ Phương Phật còn nhiều cách gọi khác như Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật, Ngũ Thiền Định Phật, hay gọi tắt là Ngũ Phật. Đây là khái niệm được dùng để chỉ 5 vị Phật tối cao trong quan niệm Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Theo đó, 5 vị Phật tối cao chia 4 vị trụ ở 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc và 1 vị Phật trụ tại vị trí trung tâm.

Ngũ Phương Phật đại diện cho 5 giá trị đạo đức cao đẹp của con người. Mỗi vị Phật khai mở một con đường vi diệu cho người tu học Phật đi đến cảnh giới Niết Bàn và Vô Ngã. Nếu tu hành theo hạnh nguyện của Ngũ Phương Phật sẽ được các Ngài tiếp dẫn đến thế giới của các Ngài.

Theo quang kiến Phật giáo, con người có 5 loại khổ não (hay còn gọi Ngũ độc) là: Vô minh – Sân giận – Kiêu ngạo – Tham ái – Đố kỵ. Đây là những lý do con người cứ mãi chìm đắm trong vòng luân hồi sinh tử, không thể đạt được giác ngộ. Khái niệm Ngũ Trí Như Lai chỉ cho 5 khía cạnh của thực tại hoàn thiện đã được tịnh hóa hoàn toàn của Ngũ độc này.

Ngũ Phương Phật là những vị Phật nào

Trong bài viết bàn về cõi Tây Phương Cực Lạc, Cao Trang đã từng đề cập đến khái niệm Ngũ Phương Phật. Theo ghi chép trong cuốn Tây Tạng sinh tử kỳ thư, Phật giáo quan niệm những thế giới tốt đẹp nhất, lý tưởng nhất để những bậc chân tu, người đức hạnh thiện lành tái sinh về là những cõi Tịnh độ.

Sơ đồ Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật trong Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư
Sơ đồ Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật trong Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư

Có tất thảy 3 cõi Tịnh độ là Thế giới Tịnh độ ánh sáng căn bản, Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật và Thế giới Tịnh độ của năm vị thần Trì Minh. Trong đó Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật chính là nơi 5 vị Phật tối cao hay Ngũ Trí Như Lai trụ. 

Mỗi vị lại trụ tại một cõi Tịnh độ riêng tại 5 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và Trung tâm. Mỗi vị Phật đại diện cho một loại trí tuệ khác nhau, một loại pháp khí linh thiêng khác nhau. 5 vị Phật tối cao này và 5 loại trí tuệ các Ngài đại diện là:

Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana)

Phật Tỳ Lô Giá Na
Phật Tỳ Lô Giá Na

Phật Tỳ Lô Giá Na hay Đại Nhật Như Lai là vị Phật chủ tôn của Ngũ Phương Phật. Ngài trụ ngôi giáo chủ của Nước Phật Mật Nghiêm (Ghanavyuha) nằm ở vị trí trung tâm trong Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật chính là nơi 5 vị Phật tối cao. Ngài đại diện cho trí tuệ Toàn Hảo hay Pháp Giới Thể Tính Trí.

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (ngoài ra Phật Thích Ca còn báo thân và hóa thân). Theo Mạn Đà La của Phật giáo Mật tông, Đức Đại Nhật Như Lai là đại diện của ánh sáng trí tuệ tinh khiết. Ánh sáng Ngài tỏa ra có thể thắp sáng những tối tăm, u mê trong trí tuệ của chúng sanh, cho chúng sanh ánh sáng để tìm đường thoát ra khỏi bóng tối vô minh, thành tựu chánh quả trong việc tu hành.

Trong đàn tràng tượng Ngũ Phương Phật, Phật Tỳ Lô Giá Na luôn được đặt ngay ngắn và trang nghiêm tại vị trí trung tâm. Hình tướng của Ngài được mô tả ngồi tọa thiền, thân tỏa ra ánh sáng màu trắng tinh khiết, tay kết ấn Chuyển Pháp Luân. Ngài ngồi trên tòa sen được đỡ bởi tám con sư tử.

Đức A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya)

A Súc Bệ Như Lai

A Súc Bệ Như Lai hay Bất Động Phật là vị giáo chủ Nước Phật Diệu Lạc (Abhirati) nằm ở phía Đông Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật. 

Khi còn là một vị Bồ Tát, Ngài đã phát nguyện sẽ không nổi tâm sân giận với tất thảy chúng sanh, dù là chúng sanh nhỏ bé như loài côn trùng. Cho nên khi được Đức Phật thọ ký, Ngài được gọi là A Súc mang nghĩa không sân hận. Ngài đại diện cho trí tuệ Đại Viên Cảnh Trí, loại trí tuệ diệt trừ toàn bộ sân hận trong tâm con người.

Hình tướng của Ngài thường có màu xanh dương đậm (khá giống với Phật Dược Sư). Ngài tọa thiền trên bảo tòa được tám con voi nâng đỡ, biểu tượng của Ngài là pháp khí Chày Kim Cương. Tay trái Ngài đặt trong tư thế thiền định, tay phải kết ấn Xúc địa, được trang hoàng bằng trang sức báo thân.

Đức Bảo Sinh Như Lai (Ratnasambhava)

Bảo Sinh Như Lai

Bảo Sinh Như Lai hay Bảo Tướng Như Lai là vị Phật trụ tại Nước Phật giáo Vinh Diệu (Shrimat) nằm tại phương Nam Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật. Ngài đại diện trí tuệ Bình Đẳng Tính Trí. Pháp khí Ngài đại diện là Vòng Nguyệt Luân. Đối với Ngài, chúng sanh không phân biệt giới tính, đẳng cấp, sang hèn đều công bằng về mưu cầu hạnh phúc, đều được trân quý như nhau.

Ngài được miêu tả ngồi thiền trong tư thế kim cương trên tòa sen được nâng đỡ bởi tám con tuấn mã. Toàn thân Ngài tỏa ra ánh sáng vàng và được trang hoàng với các trang sức Báo thân. Tay trái Ngài trong tư thế thiền định, tay phải bắt ấn Thí vô úy.

Đức Phật A Di Đà (Amitabha)

Phật A Di Đà

Là vị Phật quen thuộc nhất trong Ngũ Phương Phật, Phật A Di Đà hay Vô Lượng Thọ Phật hay Vô Lượng Thọ Quang là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc (Sukhavati) là một nơi trang nghiêm, đẹp đẽ mà bất cứ ai tu học Phật đều muốn tái sinh về sau khi rời bỏ thân phàm. Ngài là đại diện có trí tuệ Diệu Quang Sát Trí.

Trong bộ Ngũ Trí Như Lai, Phật A Di Đà thị hiện trong tư thế kim cương, tọa thiền thanh tịnh trên tòa sen được nâng đỡ bởi tám con khổng tước. Toàn thân Ngài có màu đỏ nâu với nhiều trang sức Báo thân. Pháp khí Ngài đại diện là một đóa sen.

Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi)

Bất Không Thành Tựu Phật

Bất Không Thành Tựu Phật hay Bất Không Thành Tựu Như Lai là giáo chủ Nước Phật Diệu Hạnh Thành Tựu (Karmasampat) tại phương Bắc của Thế giới Tịnh độ của năm Đức Phật. Ngài đại diện cho trí tuệ Thành Sở Tác Trí, pháp khí của Ngài là Chày Kim Cương Kép.

Ngài được miêu tả ngồi thiền trong tư thế kim cương trên tòa sen được nâng bởi tám con mệnh lệnh điểu. Toàn thân Ngài tỏa ra ánh sáng màu xanh lục đẹp đẽ biểu tượng cho sự bình an, yên tĩnh không sợ hãi trong tâm và được trang hoàng bởi trang sức Báo thân. Tay trái Ngài trong tư thế thiền định, tay phải kết ấn Xúc địa.

>>> Xem thêm Cõi Niết Bàn Là Gì? Phật Nhập Niết Bàn Là Đi Về Đâu?

Thỉnh, thờ tượng Ngũ Phương Phật (Ngũ Trí Như Lai) có ý nghĩa gì?

Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai mang ý nghĩa sử dụng trí tuệ đập tan vô minh tạo ra do những tham – sân – si trong thân tâm con người khiến con người mãi luẩn quẩn trong vòng luân hồi sinh tử, liên tục tạo ra các nghiệp ác, không thể đạt được giác ngộ, giải thoát. Chính điều này khiến con người mãi đau khổ, phiền não.

Cao Trang – Cơ sở chế tác tượng Phật đá uy tín

Tượng Phật Đá Cao Trang là cơ sở chế tác tượng Phật bằng đá uy tín tại Đà Nẵng. Chúng tôi có đội ngũ nghệ nhân chế tác đá giàu kinh nghiệm nên những tôn tượng Phật, Bồ Tát bằng đá tự nhiên luôn có tính thẩm mỹ đẹp nhất, giữ trọn vẹn vẻ trang nghiêm và thanh tịnh của các vị Phật, Bồ Tát. 

>>> Xem thêm Vị Phật Đầu Tiên Là Ai? Ngài Đã Thành Đạo Khi Nào?

Nếu quý đạo hữu, quý Phật tử, quý bạn đọc có tâm nguyện thỉnh tượng Phật đá để cúng dường hay thờ tại gia, hãy liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983 969 199 – 0989.006.833
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *