Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni  là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh.

Sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca gắn liền với ý nghĩa giải thoát, là kết quả của quá trình tu tập, không đơn thuần là thay đổi về nhận thức, là những chuyển biến về tư tưởng. Giác ngộ của Đức Phật khác với ý nghĩa ‘ngộ’, ‘giác ngộ’ thông thường của thế gian và các hệ tư tưởng, tôn giáo khác.

Các danh xưng khác của một vị Phật Tử theo sự giác ngộ Đức Phật Thích Ca:

Như Lai, là “Người đã đến như thế” hoặc “Người đến từ cõi Chân như”. Phật giáo Mật Tông còn gọi là “Tỳ Lô Giá Na”, dịch ý nghĩa là “Đại Nhật Như Lai”. Theo tiếng Phạn, “Tỳ Lô Giá Na” là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu “Tỳ Lô Giá Na” có nghĩa coi Tất-đạt-đa Cồ-đàm là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của ông như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.

Ứng Cúng, dịch nghĩa là A La Hán, là “Người đáng được cúng dường”, đáng được tôn kính.

Chính Biến Tri, dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà, là “Người hiểu biết đúng tất cả các pháp”.

Minh Hạnh Túc, nghĩa là “Người có đủ trí huệ và đức hạnh”, tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh).

Thiện Thệ, là “Người đã ra đi một cách tốt đẹp”.

Thế Gian Giải, là “Người đã thấu hiểu thế giới”.

Vô Thượng sĩ, là “Đấng tối cao, không ai hơn”.

Điều Ngự Trượng Phu, nghĩa là “Người chế ngự được bản ngã và nhân loại”. Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là đức Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.

Thiên Nhơn Sư, là “Bậc thầy của cõi người và cõi trời”.

Thế Tôn, là “Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính”.

Đức Phật Thích Ca lấy giác ngộ làm gốc rễ, lấy giải thoát làm hoa trái, lấy từ bi và bình đẳng làm nhựa sống. Bốn yếu tố này rất thiết thân với nhân loại văn minh. Bất cứ nền văn minh chân chính nào đòi hỏi con người phải có đủ trí tuệ sáng suốt, thong thả tự do, tình thương làm vơi cạn đau khổ cho con người, bình đẳng không chấp nhận giai cấp, không kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, màu da.

Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, dù nói văn minh vẫn chưa thực sự văn minh. Ðứng từ góc độ này mà nhìn, chúng ta thấy đức Phật đã quả thực đi trước các nhà khoa học xa; tương lai dù nhân loại văn minh tiến bộ đến đâu cũng khó qua mặt được đạo Phật.

Địa chỉ cung cấp tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá uy tín Tượng Phật Đá Cao Trang với những nghệ nhân lành nghề, dày dặn kinh nghiệm chế tác và điêu khắc tượng đá. Chúng tôi đặt hết tâm huyết và lòng thành kính khi chế tác từng bức tượng Phật đá. Do đó, mỗi tác phẩm của chúng tôi luôn có sự tinh tế, thanh thoát, toát lên vẻ đẹp của lòng từ bi hỷ xả của bức tượng Phật.

Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

 

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: www.tuongphatda.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *